Hải quân Mỹ bị cấm sử dụng sóng thủy âm có hại cho cá voi
Một tòa án liên bang Mỹ ra phán quyết rằng việc hải quân Mỹ sử dụng sóng thủy âm khi tập trận có thể gây hại cho cá voi và nhiều sinh vật biển khác.
Sóng sonar của hải quân Mỹ có thể gây hại cho cá voi và các sinh vật biển khác. Ảnh: Marine
Tòa Phúc thẩm địa hạt 9 của Mỹ hôm 15/7 đã hủy bỏ quyết định của một tòa án cấp dưới cho phép hải quân nước này tiếp tục sử dụng sóng thủy âm (sonar) tần số thấp trong các cuộc huấn luyện, kiểm tra cũng như các hoạt động thường ngày, theo New York Daily News.
Sóng sonar vốn được hải quân Mỹ sử dụng để dò tìm tàu ngầm có thể gây tổn thương cho cá voi, cá heo, hải cẩu, sư tử biển, cản trở quá trình săn tìm thức ăn và sinh sản của chúng, phán quyết của tòa nhấn mạnh.
Cơ quan Dịch vụ thủy sản quốc gia Mỹ (NMFS) năm 2012 đã cho phép hải quân Mỹ sử dụng sóng sonar, và từ đó tới nay, việc dùng sóng sonar được cho là đã gây tổn thương cho 30 con cá voi và hơn 20 động vật thuộc các loài hải cẩu, sư tử biển mỗi năm.
Các tổ chức bảo vệ môi trường đã nộp hồ sơ kiện lên tòa án San Francisco vào năm 2012, cáo buộc việc cho phép hải quân dùng sonar là vi luật bảo vệ động vật có vú sống ở biển.
Theo phán quyết, hải quân được yêu cầu phải tắt hoặc tạm ngừng việc dùng sóng sonar, nếu một loài động vật có vú sống ở biển xuất hiện gần tàu. Các tín hiệu sonar phát âm thanh lớn cũng bị cấm ở gần đường bờ biển và một số vùng biển được bảo vệ.
Video đang HOT
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
"Thủy quái" liên tiếp dạt bờ: Điềm báo gì?
Sự xuất hiện của những sinh vật sống sâu dưới đáy đại dương có thể là tín hiệu của một trái đất đang "rối loạn chức năng" gửi đến con người.
Xác một con cá voi mõm khoằm chết đói trên bờ biển Úc ngày 16.5
Mùa xuân năm 2016 có vẻ là một mùa xuân đặc biệt trên thế giới khi có rất nhiều "thủy quái" xuất hiện bên bờ biển. Số lần xuất hiện của chúng đã vượt quá sự mong đợi của con người.
Ngày 27.4, xác của một con kỳ lân biển đang phân hủy, có ngà như một "quái vật" thời trung cổ, dạt vào cửa sông ở Hà Lan. Các nhà khoa học cho rằng nó chết đói và có vấn đề về tim mạch. Một con cá voi mõm khoằm, loài vật sống ở rất sâu dưới đại dương, dạt vào bờ biển Úc ngày 16.5.
Kì lạ là nó có thêm một chiếc răng nanh "như một thông điệp từ thời tiền sử", báo Úc nhận định. Cùng ngày, một con cá voi đầu cong, loài động vật có thể sống đến 300 năm tuổi, đã nổi lên ngoài khơi Cornwall nước Anh, cách khu vực sinh sống của nó 1.600 km.
Chiếc răng nanh kì lạ của con cá voi, "như một thông điệp từ thời tiền sử"
Vậy chuyện gì đang xảy ra? Sự xuất hiện của những loại vật ở sâu dưới đáy đại dương có ý nghĩa gì? Có vẻ như đây là những lời cảnh báo về những gì mà chúng ta đã biết: nước biển bị axit hóa và ấm lên, biến đổi khí hậu. Con người đang can thiệp quá sâu vào thiên nhiên.
Ngoài ra, việc "thủy quái" dạt bờ cũng thể hiện mối quan hệ huyền thoại của con người với thiên nhiên. Cũng như thời trung cổ có quái vật Kraken, thế kỉ trước chúng ta có quái vật hồ Loch Ness, thì thế giới hiện đại dường như đang có những quái vật của riêng mình khi Trái Đất đang bị "rối loạn chức năng".
Thông điệp "Lỗi của loài người" được xịt lên xác cá nhà táng
Việc 29 con cá nhà táng mắc cạn được coi là một điềm báo của sự thay đổi của loài người
Làm thế nào để loài người có thể khẳng định quyền thống trị trên toàn thế giới trong khi những sinh vật lớn vẫn trốn tránh chúng ta? Đặc biệt, đại dương chứa tới 90% sinh khối (tất cả các sinh thể trên trái đất). Có vẻ như chúng ta vẫn không biết gì về những loài cá voi lớn: chúng sống như thế nào, chết ra sao.
Tháng 1.2016, việc 29 con cá nhà táng mắc cạn ở Biển Bắc được coi là một điềm báo của sự thay đổi của loài người. Nhiều con trong số đó đã ăn phải một lượng nhựa lớn. Những người muốn bảo vệ thiên nhiên đã xịt khẩu hiệu trên xác của những con cá. Họ đang gửi gắm một thông điệp về sự tách biệt giữa loài người và phần còn lại của thế giới sinh vật.
Đua nhau trèo lên xác cá voi khổng lồ để chụp ảnh ở Indonesia
Ngay cả khi chúng ta chứng kiến cái chết của "thủy quái", chúng ta cũng không để chúng yên. Cho dù chúng còn sống hay đã chết, con người cũng chụp ảnh, quay phim chúng vì mục đích riêng.
Chúng ta cho rằng đó là những hành động của sự đồng cảm và đầy nhân văn, thế nhưng động vật hoang dã thực sự chỉ muốn ở một mình. Điều này thậm chí còn đúng với loài chó: một nghiên cứu gần đây cho biết những chú chó rất ghét ôm ấp.
Tháng 4, xác của một con kỳ lân biển với ngà như một "quái vật" thời trung cổ, dạt vào cửa sông ở Hà Lan
Chúng ta nên nhận ra rằng những gì con người muốn từ loài động vật không phải là những gì chúng cần từ loài người. Khi chúng ta nhìn vào mắt của một con khỉ đột bị nhốt trong lồng hoặc mắt của một con cá voi đã chết, điều mà chúng ta nhìn thấy chính là sự tiếc nuối của chính mình.
Theo Danviet
Mỹ: Cá voi khổng lồ mắc lưới đánh cua Một con cá voi lưng gù khổng lồ đã bị mắc vào lưới đánh cua của ngư dân ở ngoài khơi bang California, Mỹ. Cá voi khổng lồ vùng vẫy sau khi mắc lưới của ngư dân. Ngư dân Calder Deyerle và cậu con trai 5 tuổi đã phát hiện một con cá voi lưng gù khổng lồ bị mắc vào lưới đánh...