Hai quận mới sẽ có 23 phường
Chiều 28-11, trả lời câu hỏi của phóng viên Báo An ninh Thủ đô, ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội cho biết, Chính phủ vừa đồng ý chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính (ĐGHC) huyện Từ Liêm thành 2 quận với 23 phường.
- Thưa ông, tại kỳ họp thứ 8, HĐND TP Hà Nội sẽ bàn về chủ trương chia tách huyện Từ Liêm thành 2 quận mới?
- Ngày 26-11, Thường trực Chính phủ đã thống nhất chủ trương cho phép điều chỉnh ĐGHC huyện Từ Liêm, đồng thời yêu cầu TP thực hiện các trình tự, thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ tại kỳ họp thường kỳ tháng 12-2013. Do đó, HĐND TP kỳ này sẽ một có một phiên họp để bàn và thông qua Nghị quyết về vấn đề này.
- Ông có thể cung cấp một số thông tin cơ bản về đề án điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm?
- Trước mắt, Chính phủ đồng ý thành lập 2 quận, điều chỉnh ĐGHC các xã, thị trấn thuộc huyện Từ Liêm để thành lập 23 phường mới. Hiện nay, các xã và HĐND huyện Từ Liêm đang triển khai các bước theo luật định. Sau khi hoàn tất các bước và UBND TP có tờ trình thì HĐND TP sẽ xem xét. Trách nhiệm của Ban Pháp chế là thẩm tra, báo cáo HĐND TP về nội dung này.
- Vì sao Hà Nội lại đưa vấn đề chia tách huyện Từ Liêm ra bàn vào thời điểm này?
- Vấn đề này đã được TP Hà Nội chuẩn bị từ lâu, nhưng bây giờ mới được Chính phủ phê duyệt chủ trương. Từ chủ trương đó, quy trình thực hiện việc này sẽ theo đúng Nghị định 62/NĐ-CP của Chính phủ.
- Hiện tại, Từ Liêm đang có 15 xã và 1 thị trấn, vậy các xã này sẽ phải điều chỉnh lại thì mới thành lập được 23 phường?
- Thông tin chắc chắn tới thời điểm này là sẽ thành lập 2 quận và 23 phường. Có người hỏi tại sao có 15 xã, 1 thị trấn mà lại hình thành 23 phường? Việc này cũng phụ thuộc vào đề án điều chỉnh ĐGHC huyện Từ Liêm. Có xã do điều kiện về mật độ, quy mô dân số hay quá trình đô thị hóa… nên cần điều chỉnh lại. Nội dung điều chỉnh thế nào rất cụ thể trong đề án và còn đang được lấy ý kiến.
Video đang HOT
- Dư luận có thông tin 2 quận mới sẽ mang tên Mỹ Đình và Từ Liêm, ông có bình luận gì?
- Tên của đơn vị hành chính mới hoàn toàn do người dân quyết định. Hiện nay, chúng ta đang lấy ý kiến nhân dân và HĐND các xã đang họp triển khai việc này. Có nhiều phương án tên nhưng hiện nay chưa rõ chọn phương án nào. Chính phủ sẽ chốt việc này, song tất cả còn đang trong quá trình lấy ý kiến.
Chính Trung (Thực hiện)
Theo ANTD
Nhiều nhà ngoại cảm lợi dụng hài cốt liệt sỹ để kiếm lợi phi nhân tính
"Thực tế, nhiều trường hợp tìm kiếm hài cốt liệt sỹ bằng ngoại cảm, gia đình đưa về quê, yêu cầu đưa vào nghĩa trang liệt sỹ địa phương nhưng sau đó một thời gian bằng con đường chính thức, cơ quan chức năng lại tìm được hài cốt liệt sĩ đó ở nơi khác"...
Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng trao đổi xung quanh việc những ngày qua, dư luận, báo chí liên tiếp phơi bày thông tin về sự thật nhiều cuộc tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sỹ bằng cách nhờ "nhà ngoại cảm".
Được biết, không phải đến bây giờ mới có những phàn nàn về việc thiếu cơ sở, không chính xác của cách thức này. Phụ trách về vấn đề chính sách đối với người có công tại UB Các vấn đề xã hội, ông có nhận định gì về vấn đề này?
Trong các công việc của UB Các vấn đề xã hội có nhiệm vụ phụ trách chính sách với người có công. Việc tìm kiếm cất bốc hài cốt liệt sỹ là vấn đề dư luận, xã hội đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, việc thực hiện rất khó khăn vì điều kiện chiến tranh ác liệt, hệ thống lưu giữ thông tin liệt sỹ không đảm bảo đầy đủ. Nhiều liệt sỹ hi sinh còn trên biển hay trong những trận oanh tạc bằng máy bay, bom đạn của địch nên rất khó để tìm kiếm hài cốt. Nhà nước chủ trương cố gắng thực hiện việc này với mức cao nhất.
Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng: "Bộ LĐ-TB&XH có chủ trương không công nhận những hài cốt tìm được bằng con đường ngoại cảm".
Trong quá trình đó cũng có hiện tượng lợi dụng khả năng đặc biệt hay gọi là ngoại cảm để tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Chúng tôi cũng được báo cáo nhiều trường hợp tìm kiếm hài cốt liệt sỹ bằng ngoại cảm, gia đình có tổ chức đưa về quê nhà và yêu cầu chính quyền địa phương tổ chức nghi lễ làm địa phương cũng lúng túng. Một số trường hợp địa phương đã đồng ý với gia đình, đứng ra làm nghi lễ để đưa hài cốt vào nghĩa trang liệt sỹ nhưng sau đó một thời gian bằng con đường chính thức của chúng ta lại tìm được hài cốt liệt sỹ đó ở nơi khác với đầy đủ căn cứ xác minh. Trong những trường hợp này rất khó xử với chính quyền địa phương.
Tóm lại, có thể khẳng định có việc lợi dụng hoạt động tìm kiếm hài cốt liệt sỹ bằng ngoại cảm, thậm chí có trường hợp có tính chất lừa đảo.
Theo con số báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH thì hiện còn khoảng 300.000 liệt sỹ chưa tìm thấy hài cốt và hơn 200.000 liệt sỹ tuy đã có mộ trong nghĩa trang nhưng chưa xác định được danh tính, cộng lại là trên 500.000 người, chiếm gần số liệt sỹ của ta qua 2 cuộc kháng chiến. UB Thường vụ QH đã giao Chính phủ triển khai thực hiện 2 đề án, tìm kiếm quy tập mộ hài cốt liệt sỹ và xác định danh tính liệt sỹ vô danh. 2 đề án được Bộ Quốc phòng và Bộ LĐ,TB&XH triển khai thực hiện. Việc này thể hiện quan điểm đúng đắn của nhà nước về ưu đãi người có công.
Như ông nói, các cơ quan đã nắm được vấn đề này từ lâu vậy sao hiện tượng đó vẫn ngày một phổ biến đến độ rất nhiều người tin tưởng, nhà nhà tìm đến nhà ngoại cảm để giúp tìm mộ người thân của mình?
Chính vì hiện tượng đó, Bộ LĐ-TB&XH có chủ trương không công nhận những hài cốt tìm được bằng con đường như vậy. Để đảm bảo tính pháp lý, có mở ra khả năng gia đình và cơ quan chức năng phối hợp để làm giám định ADN, nếu chính xác thì sẽ tổ chức nghi lễ chu đáo để quy tập hài cốt vào nghĩa trang liệt sỹ.
Theo tôi các cơ quan chức năng cần làm rõ tính chất mức độ vi phạm của từng trường hợp này và có hướng xử lý nghiêm minh. Mặt khác cũng phải thông tin tuyên truyền đầy đủ để dư luận xã hội có thể hiểu được.
Ai cũng chia sẻ với những gia đình có sự mất mát hi sinh trong kháng chiến và cũng đều mong muốn thân nhân liệt sỹ tìm được người thân của mình hoặc ít nhất có thông tin về việc con em hi sinh như nào. Tuy nhiên cũng phải cảnh báo hiện tượng những người lợi dụng việc đó để kiếm lợi một cách phi pháp và phi nhân tính.
Bộ LĐ-TB&XH hay UB Các vấn đề xã hội có con số thống kê bao nhiêu % tỷ lệ tìm hài cốt liệt sỹ qua kênh này chính xác hay không chính xác?
Nhà nước đã có chủ trương không thừa nhận việc tìm hài cốt liệt sỹ bằng con đường này nên chúng tôi chưa có con số thống kê.
Việc các gia đình nhờ đến hoạt động ngoại cảm để đi tìm mộ con em thực sự rất phổ biến. Nếu cơ quan chức năng chỉ dừng lại ở việc không công nhận, xác nhận mà không quản lý thì có khả năng dẫn đến việc sẽ thêm nhiều gia đình nữa uổng công, tốn sức, tiêu hao tiền bạc rất lớn cho việc này chỉ để thu về sự giả dối?
Trên thực tế nhiều địa phương cũng rất lúng túng vì việc mỗi gia đình đi tìm kiếm hài cốt người thân hi sinh trong cuộc chiến đều xuất phát từ tình cảm, yêu cầu rất chính đáng. Nhưng về cách làm, nhiều gia đình tự phát, khi đến quy tập tại các địa phương mà có thông tin là người thân của mình đã chiến đấu và hi sinh thì cũng tạo một sức ép cho địa phương. Nhiều địa phương nói từ chối thì khó nhưng hỗ trợ giúp đỡ cũng thiếu cơ sở, thôi thì cứ vì tình người để các gia đình làm cho đạt nguyện vọng.
Tôi nghĩ thời gian tới phải có quy định chặt chẽ hơn về việc này.
Thực tế, có những nhà ngoại cảm được cho là có tiếng tăm, tên tuổi thì ngay cả những cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ hay nhiều DNNN bỏ tiền ra tổ chức việc này như một hoạt động xã hội, tri ân thì cũng đều thực hiện "quy trình" mời nhà ngoại cảm. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Bây giờ mà nói đánh giá một cách đầy đủ thì cũng khó và tôi nghĩ các cơ quan chức năng cũng cần có sự vào cuộc để trên cơ sở thực tế, cơ sở khoa học có thông tin chính xác về vấn đề. Theo tôi đã có hiện tượng lợi dụng để kiếm lời phi pháp, phi đạo đức mà đã xác định được việc này có tính chất không thật, thậm chí dàn dựng, lừa đảo thì phải nghiêm trị.
Rõ ràng những hoạt động này diễn ra rất công khai, có hẳn những tổ chức tập hợp các nhà ngoại cảm, thông tin rộng rãi về việc này khiến người dân càng tin, trông đợi. Việc này có gì bất ổn?
Tôi cho rằng ngay lập tức các cơ quan chức năng phải vào cuộc để xác minh làm rõ xem quá trình cấp phép, kiểm tra thanh tra, kết quả hoạt động thực sự của những tổ chức này như nào thì mới kết luận được.
Xin cảm ơn ông!
P.Thảo (thực hiện)
Theo Dantri
"141" Công an Hà Nội hoạt động rất hiệu quả An ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô luôn được giữ vững và kết quả này có phần đóng góp rất lớn của lực lượng "141" CATP Hà Nội. Bà Trương Thị Ánh, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Chủ tịch HĐND TP Hồ Chí Minh đánh giá. Mô hình 141 của CATP Hà Nội đạt hiệu quả...