Hải quân Malaysia bất ngờ hắt hủi “sát thủ diệt hạm” Exocet
Hải quân Malaysia muốn lựa chọn tên lửa diệt hạm NSM, thay vì Exocet cho các tàu SGPV-LCS của nước này. Theo Navy Recognition, đây là một lựa chọn bất ngờ.
Tên lửa chống hạm Exocet Block 3
Tạp chí quốc phòng IHS Jane’s dẫn một số nguồn tin từ Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) cho biết:
Tên lửa chống hạm Kongsberg NSM và hệ thống phòng không tầm ngắn MBDA VL Mica sẽ được trang bị lên các tàu tuần tra thế hệ 2 – tàu tác chiến cận bờ (SGPV-LCS) của Malaysia, dù việc lựa chọn cả 2 hệ thống này vẫn cần được Chính phủ Malaysia thông qua.
Các tàu SGPV-LCS dựa trên thiết kế tàu hộ tống Gowind 2500 của DCNS nhưng có kích cỡ lớn hơn một chút.
Chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này dự kiến được hạ thủy vào tháng 12-2018.
Thông số của mô hình tàu SGPV-LCS được trưng bày ở triển lãm LIMA 2015:
- Chiều dài tổng thể: 111m
- Chiều rộng lớn nhất: 16m
- Chiều cao mạn: 8,3m
- Mớn nước: 3,85m
Video đang HOT
- Động cơ đẩy: CODAD
- Tốc độ tối đa: 28 hải lý/giờ
- Khả năng chịu sóng: cấp 9
Jane’s cho biết, trong khi phần lớn các thiết bị của hệ thống tác chiến trên tàu đã được lựa chọn xong thì quyết định cuối cùng về tên lửa chống hạm và phòng không vẫn bị trì hoãn do hải quân và chính phủ Malaysia chưa thể thống nhất.
RMN trước đó có ý định lựa chọn tên lửa phòng không RIM-162 Evolved Seasparrow (ESSM) và tên lửa chống hạm NSM.
Những lựa chọn này được đưa ra sau khi RMN có những đánh giá bác bỏ hệ thống phòng không tầm ngắn MBDA VL Mica và tên lửa chống hạm MM40 Block 3 Exocet.
Tuy nhiên, chính phủ Malaysia cho rằng nên chọn VL Mica để đơn giản hóa công đoạn tích hợp trên thiết kế của Gowind. Bên cạnh đó, lựa chọn tên lửa Exocet sẽ giúp đơn giản hóa khâu hậu cần.
Song RMN tranh cãi rằng, ESSM và NSM có hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, họ lựa chọn tên lửa NSM vì không muốn quá phụ thuộc vào tên lửa Exocet.
RMN cho rằng, tên lửa Exocet từ lâu đã phổ biến ở nhiều nước và như vậy, khả năng mà nó mang lại cho RMN sẽ chỉ tương tự như rất nhiều các lực lượng hải quân khác trong khu vực.
Trong khi đó, hôm 18/3, trang mạng Navy Recognition dẫn lời ông Anuar Murad, Giám đốc bộ phận Quốc phòng & An ninh của Tập đoàn BHIC (nơi nhận được hợp đồng trị giá 2,4 tỷ USD để thiết kế và đóng 6 tàu cho chương trình SGPV-LCS), cho hay:
BHIC đã hoàn tất thỏa thuận với phía công ty Kongsberg Defense Aerospace và sẽ sớm ký hợp đồng mua các tên lửa chống hạm NSM để trang bị cho tàu SGPV-LCS.
Ông Anuar lưu ý rằng: “Đây là thiết bị (nói tới các tên lửa chống hạm) đã được thay đổi như Chính phủ Malayia quyết định”.
Mô hình khinh hạm Gowind với tên lửa chống hạm NSM.
Theo Navy Recognition, việc Hải quân Malaysia lựa chọn tên lửa NSM là vũ khí chống hạm chính trên các tàu SGPV-LCS gây bất ngờ, mặc dù trước đó đã có nhiều suy đoán theo hướng này.
Hải quân Hoàng gia Malaysia vốn là khách hàng lâu năm của dòng tên lửa Exocet. Navy Recognition nhận định, thay đổi này cho thấy mong muốn đa dạng hóa các hệ thống vũ khí của Hải quân Hoàng gia Malaysia.
Mô hình tên lửa NSM tại triển lãm LIMA-2015.
NSM là loại tên lửa chống hạm có tầm bắn xa, chính xác, được thiết kế để đánh trúng các mục tiêu có giá trị cao, được bảo vệ chặt chẽ cả ở trên biển hoặc đất liền.
Theo Kongsberg, NSM là loại tên lửa tầm xa thế hệ 5 duy nhất hiện nay.
Tên lửa có khả năng vượt qua lớp phòng thủ nhờ thiết kế tàng hình, khả năng bay cực thấp, khả năng bay tốt, có đầu dò hồng ngoại hình ảnh thông minh I3R, cùng chương trình tự động nhận dạng mục tiêu.
Theo Trí Thức Trẻ
Pháo hạm Malaysia mất tích bí ẩn trên biển
Pháo hạm CB204 đột nhiên mất liên lạc với tàu hộ tống khi đang đi qua một vùng biển động.
Ngày 6/10, Hải quân Hoàng gia Malaysia cho hay họ đang điều lực lượng khẩn cấp để tìm kiếm một pháo hạm của họ mất tích bí ẩn ngoài khơi bờ biển Samah trong thời tiết biển động.
Một tàu chiến của hải quân Malaysia
Sáu tàu hải quân và nhiều máy bay của hải quân Malaysia đã được huy động vào chiến dịch tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn sau khi pháo hạm CB204 của nước này mất liên lạc với đài chỉ huy.
Tuy nhiên, thời tiết xấu và biển động dữ dội ở ngoài khơi Sabah đã khiến nỗ lực tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn.
Tư lệnh Hải quân Malaysia Aziz Jaafar cho biết ông nhận được thông tin từ một giàn khoan dầu gần đảo Mengalum cho biết nhân viên trên giàn khoan đã nhìn thấy chiếc pháo hạm đang trôi dạt ở gần đó. Hải quân Malaysia đã điều tàu Lekiu tới khu vực trên để xác minh thông tin.
Đến 11 giờ sáng nay, hải quân Malaysia đã quyết định chia khu vực tìm kiếm làm 4 vùng để nhanh chóng tìm ra tung tích của chiếc pháo hạm.
Pháo hạm CB204 mất liên lạc với tàu hộ tống vào sáng Chủ nhật khi đang trên đường trở về cảng Layang sau khi thực hiện một nhiệm vụ của hải quân. Vị trí cuối cùng của chiếc tàu với 7 sĩ quan hải quân này nằm cách bờ biển đảo Mengalum khoảng 20 hải lý.
Tư lệnh Hải quân Malaysia Aziz Jaafar
Phó Đô đốc hải quân Malaysia Ahmad Badaruddin cho biết pháo hạm CB204 là một con tàu lớn từng tham gia nhiều nhiệm vụ bảo vệ an ninh trên biển.
Sau khi biết tin, người dân Malaysia đã đồng loạt bày tỏ lo ngại trên mạng xã hội Twitter rằng một thảm kịch nữa có thể xảy ra sau khi nước này chứng kiến hai thảm họa hàng không liên tiếp mang tên MH370 và MH17.
Maira Nari, con gái của tiếp viên trưởng trên chuyến bay MH370 viết trên Twitter: "Lạy Chúa, không! Tại sao điều này lại xảy ra. Tôi hy vọng họ đều bình an và sớm được tìm thấy".
Tư lệnh hải quân Malaysia Aziz đã cảm ơn cộng đồng mạng nước này về những tình cảm và lời cầu nguyện mà họ đã dành cho thủy thủ đoàn của pháo hạm CH204, đồng thời khẳng định hải quân và không quân nước này sẽ dốc hết sức để tìm kiếm con tàu mất tích.
Theo Khampha
Báo Mỹ: Malaysia nâng cấp căn cứ tàu ngầm gần Biển Đông Tuần báo quốc phòng của Mỹ IHS Jane's dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Tun Hussein nói với báo chí ngày 26/1 cho biết, Malaysia đang xem xét trang bị một hệ thống phòng không cho căn cứ hải quân RMN Kota Kinabalu ở Teluk Sepanggar và coi đây là cách ngăn chặn trước những mối đe dọa có thể xảy...