Hải quân Hàn Quốc sẽ trở thành “ngoáo ộp” ở châu Á
Tàu hộ vệ tên lửa “ Incheon” đã được đưa vào phục vụ trong lực lượng hải quân Hàn Quốc.
Tàu hộ vệ tên lửa “Incheon” là chiếc đầu tiên trong loạt thứ nhất bao gồm 6 – 7 tàu hộ vệ tên lửa trên 3000 tấn mà Hàn Quốc dự định chế tạo. Đây là loạt tàu quốc nội, hoàn toàn do các viện nghiên cứu và nhà máy đóng tàu Hàn Quốc tự lực thiết kế và chế tạo trên cơ sở nòng cốt là hệ thống vũ khí của nước ngoài, có thiết kế tàng hình tối ưu và trang bị hệ thống hỏa lực mạnh nhất kiểu Mỹ.
Lớp tàu này được Hàn Quốc gọi là “Incheon” và theo thông lệ, chiếc đầu tiên sẽ mang tên của lớp tàu đó. “Incheon” có chiều dài 114,3m, lượng giãn nước 3250 tấn, được chế tạo để thay thế cho 9 tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp “Ulsan” và lớp “Pohang”, hải quân Hàn Quốc dự định đến giữa năm nay sẽ triển khai “Incheon” về khu vực tác chiến mà nó đảm nhiệm.
“Incheon” được chế tạo trên cơ sở tàu hộ vệ lớp “Ulsan” và được nâng cấp cực mạnh về khả năng phòng không và tác chiến chống ngầm. “Incheon” và 2 tàu đóng kế tiếp nó đều được triển khai chế tạo tại nhà máy đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai, chiếc thứ 4 và thứ 5 được đóng tại nhà máy đóng tàu STX, còn lại chiếc thứ 6 và thứ 7 chưa phân bổ cho nhà máy đóng tàu nào.
Video đang HOT
“Incheon” có khả năng tàng hình tối ưu và hệ thống vũ khí rất mạnh
Hệ thống vũ khí trên lớp tàu này bao gồm: pháo hạm 127mm kiểu Mk 45 Mod 4, hệ thống tên lửa Mk 49 RIM-116 của hãng Raytheon, hệ thống pháo phòng không tầm gần Phalanx Block 1B, 2 hệ thống phóng tên lửa chống hạm tầm trung SSM-700K, 2 hệ thống phóng ngư lôi hạng nhẹ K745 “Blue Shark”, hệ thống phóng này còn có khả năng phóng cả tên lửa tấn công đối đất “Dragon”.
Hệ thống thiết bị cảm biến bao gồm: hệ thống radar đối không tầm trung 3D của công ty LIG Nex1, hệ thống dẫn đường và điều khiển hỏa lực; thiết bị theo dõi điện tử – quang học do Hàn Quốc tự sản xuất; hệ thống phân biệt mục tiêu giả và hệ thống nhận biết địch – ta TSB 3250 của hãng Thales; hệ thống tác chiến điện tử Sonata và hệ thống sonar chống ngầm của công ty Thales.
Hàn Quốc dự định chế tạo 20 tàu thuộc lớp này làm lực lượng nòng cốt trong lực lượng tàu hộ vệ tên lửa Hàn Quốc. 13 hoặc 14 chiếc sau sẽ được chia làm 2 loạt, triển khai đóng liên tiếp cho đến năm 2020 thì hoàn tất. Với 20 tàu hộ vệ tên lửa trên 3000 tấn, trang bị hỏa lực cực mạnh của Mỹ, Pháp… hải quân Hàn Quốc sẽ trở thành “ngáo ộp” ở châu Á trong tương lai.
Theo ANTD
Hàn Quốc gạt trực thăng Seahawk của Mỹ, mua Wildcats của Anh
Vừa qua, công ty AgustaWestland của Anh đã đánh bại hãng Sikorsky Aircraft Corporation của Mỹ trong gói thầu mua sắm máy bay trực thăng trên hạm của hải quân Hàn Quốc
Hải quân Hàn Quốc đã quyết định mua loại máy bay trực thăng đa dụng có tính năng chống ngầm rất tốt AW-159 "Wildcats" của Anh. Mới đầu tháng này, rất nhiều công ty công nghiệp quốc phòng và hải quân các nước đều chắc mẩm là loại máy bay MH-60R "Seahawk" của hãng Sikorsky Aircraft Corporation - Mỹ sẽ được hải quân Hàn Quốc lựa chọn.
Trực thăng đa nhiệm MH-60R "Seahawk" của Mỹ
Thế nhưng, ngày 15/01 vừa qua, người phát ngôn của Cục quản lý dự án mua sắm quốc phòng Hàn Quốc đã thông báo: "sau khi đánh giá và chấm điểm MH-60R "Seahawk" của Mỹ và AW-159 "Wildcats" của Anh trên các tiêu chí như: giá cả, khả năng phù hợp tác chiến, phân lượng hợp đồng..., mặc dù "Seahawk" cũng có nhiều ưu điểm nhưng "Wildcats" của Anh lại là loại máy bay phù hợp hơn với hải quân Hàn Quốc, vì vậy Hàn Quốc quyết định sẽ mua AW-159 của công ty Agusta Westland".
AW-159 "Wildcats" của công ty Agusta Westland đã được lựa chọn
Tuy Hàn Quốc không công bố giá trị hợp đồng nhưng trước đây họ đã từng tiết lộ đến năm 2016 sẽ đầu tư 589 tỷ Won (tương đương 530 triệu USD) để mua 8 chiếc máy bay trực thăng trên hạm, trang bị cho lớp tàu hộ vệ tên lửa thế hệ mới nhất. Theo tin cho biết, khi tiến hành so sánh và chấm điểm 2 loại máy bay này, Cục quản lý dự án mua sắm quốc phòng Hàn Quốc đã dựa trên các tiêu chí sau: giá cả 30%, tính năng 35,2%, khả năng phù hợp tác chiến 24,3%, các điều khoản và điều kiện khác chiếm 10,4%.
Theo ANTD
Hàn Quốc mua 8 trực thăng đa nhiệm Seahawk của Mỹ Hải quân Hàn Quốc vừa thông báo kế hoạch mua tám trực thăngđa nhiệm hiện đại của Mỹ MH-60R Seahawk, với tổng trị giá khoảng 554 triệu USD. Loại trực thăng nói trên có thể đạt tốc độ 267 km/giờ và được dùng cho nhiều mục đích khác nhau từ chiến đấu đến công tác cứu hộ. Đài truyền hình Arirang của Hàn...