Hải quân EU sẽ phá hủy tàu buôn người để ngăn di dân ở Địa Trung Hải
Các thành viên của Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.9 đã đồng ý sử dụng quân đội để trấn áp nạn buôn người như một biện pháp ngăn chặn làn sóng di dân vào khối này.
Cảnh sát biển Libya hộ tống tàu di dân ở ngoài khơi châu Âu – Ảnh: AFP
AFP cho hay bên cạnh mở cửa đón nhận di dân, các nước EU sẽ sử dụng biện pháp quân sự không chỉ ngăn chặn mà còn bắt giữ, thậm chỉ phá hủy tàu của những nhóm đưa người vượt biên trái phép vào EU.
“Việc sử dụng biện pháp quan trọng này sẽ cho phép hải quân EU ngăn chặn nạn buôn người ở biển Địa Trung Hải, bắt tàu, tìm kiếm và cả chuyển hướng tàu đến vùng biển khác”, Hội đồng các bộ trưởng EU nói trong thông cáo được AFP dẫn lại.
Quyết định này được đưa ra trong buổi họp các bộ trưởng nội vụ EU ở Brussels để phân hạn mức tiếp nhận di dân của các thành viên EU nhằm chia sẻ gành nặng của các nước trong khối trước khủng hoảng di dân. EU cho rằng cần phải sử dụng biện pháp cứng rắn để ngăn dòng người tị nạn, nhất là sau khi xảy ra sự cố 700 người chết đuối ở ngoài khơi nước Ý hồi tháng 4.2015.
Tuy nhiên, theo AFP, nhiều nước thành viên lo ngại áp dụng biện pháp cứng rắn này sẽ đẩy những kẻ buôn người về phía lực lượng chống đối ở Libya. Áp dụng biện pháp quân sự còn nhiều tranh cãi và châu Âu lo ngại rủi ro có thể xảy ra vì cần sự hỗ trợ từ Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc và chính phủ Libya.
Hơn 350.000 người đã liều mạng vượt qua biển Địa Trung Hải từ đầu năm đến nay để đến châu Âu, theo Tổ chức di dân quốc tế, Trong số này, 3.000 người đã bỏ mạng trên biển.
Video đang HOT
Hiện lực lượng hải quân của EU ở vùng Địa Trung Hải, hay còn gọi là EU NaFor Med, huy động được 4 tàu, trong đó 1 tàu của Ý, 1 của Anh và 2 của Đức để tuần tra ở vùng biển có nhiều chuyến tàu di dân. EU cho biết EU NaFor Med cần thêm tàu để vào đầu tháng 10.2015 bắt đầu nhiệm vụ mới đã được khối thông qua hôm nay 14.9.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Quân đội Hungary tập trận chặn di dân
Quân đội Hungary vừa bắt đầu các bài tập trận để chuẩn bị cho vai trò có thể của họ trong tương lai, là bảo vệ biên giới phía nam trước khủng hoảng di dân.
Budapest dự kiến sẽ triển khai binh sĩ tới trợ giúp cảnh sát ở biên giới, nơi có hàng nghìn người di cư từ Serbia kéo sang mỗi ngày.
Các nhà chức trách được thông báo sẽ có thêm 40.000 người di cư nữa tới Hungary vào tuần tới. Nhiều người trong số họ chạy trốn khỏi xung đột ở các nước như Syria và Libya, tìm đường qua Hungary tới Đức, Áo và Thụy Điển - các quốc gia giàu hơn và có luật tị nạn dễ dàng hơn.
LHQ khuyến cáo sẽ có khoảng 40.000 người di cư tới Hungary trong 10 ngày tới. (Ảnh: Reuters)
BBC đưa tin, cuộc tập trận Hành động Kiên quyết của quân đội Hungary bắt đầu từ ngày 9/9 để chuẩn bị cho một vai trò mới có thể của họ, trong lúc chờ đợi một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội. "Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo Hungary được bảo vệ", Tướng Tibor Benko khẳng định.
Hungary hiện đã xây xong một rào dây thép gai dài 175km dọc đường biên với Serbia. Nước này sẽ xây thêm một hàng rào nữa.
Trong tuần, Thủ tướng Viktor Orban cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng hàng rào mới. "Mọi người phải sẵn sàng để làm việc gấp rút trong những tuần tới", ông hối thúc.
Tuy vậy, các biện pháp kể trên đến nay vẫn chưa ngăn được hàng nghìn người tiếp tục kéo đến Hungary từ Serbia.
Vào cuối tháng này, các nghị sĩ Hungary dự kiến sẽ bỏ phiếu về các quy định kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn.
Hungary trở thành trọng điểm trong hành trình hướng lên phía bắc của người di cư, với hơn 150.000 người đã đến đây trong năm nay. Vài tuần trở lại đây chứng kiến làn sóng này trào dâng đỉnh điểm.
Hôm 9/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker công bố các kế hoạch về một phản ứng "nhanh chóng, kiên quyết và toàn diện" thông qua một hệ thống tiêu chuẩn. Ông nhấn mạnh, việc giải quyết khủng hoảng di dân "là vấn đề mang tính nhân đạo và phẩm giá con người".
Ủy ban châu Âu sẽ đưa ra một danh sách "các quốc gia an toàn" mà những di dân nào xuất phát từ đó sẽ phải quay trở về.
Bước tiếp theo các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU):
14/9: Các bộ trưởng nội vụ EU có cuộc họp đặc biệt về khủng hoảng di cư, với các đề xuất của Chủ tịch Juncker được đưa vào nghị trình.
15-16/10: Hội nghị thượng đỉnh EU được tổ chức, với chủ đề di dân là trọng tâm trong nghị trình. Quốc hội châu Âu sau đó sẽ quyết định về bất cứ biện pháp tị nạn mới nào với các chính phủ thành viên.
Các diễn biến khác:
- Sớm nay, 2.500 di dân đã lên phà do Chính phủ Hy Lạp thuê để rời đảo Lesbos vào đất liền.
- Đan Mạch dừng toàn bộ các tuyến đường sắt với Đức và tạm thời đóng cửa một xa lộ sau khi cảnh sát chặn hàng trăm người tại biên giới đang tìm cách tới Thụy Điển. Các chuyến tàu sẽ được nối lại sau khi một số đồng ý đăng ký tại Đan Mạch và một số khác được đưa đi bằng ôtô.
Ủy ban châu Âu đưa ra đề xuất rằng, 28 thành viên EU cần chia nhau tiếp nhận 120.000 người mới xin tị nạn.
Thanh Hảo
Theo VNN
Đường sắt Đan Mạch - Đức tê liệt vì di dân Đan Mạch vừa tuyên bố tạm dừng toàn bộ các tuyến đường sắt từ nước này sang Đức sau khi cảnh sát chặn hàng trăm di dân tại biên giới. Cảnh sát Đan Mạch cũng đóng cửa một xa lộ giữa hai nước, trong bối cảnh một số người di cư đang đi bộ lên phía bắc sau khi bị giải tán khỏi...