Hải quân Ecuador theo dõi hàng trăm tàu cá Trung Quốc
Hải quân Ecuador đang giám sát đội tàu đánh cá khổng lồ của Trung Quốc hoạt động gần vùng biển được bảo vệ của quần đảo Galapagos.
Máy bay trinh sát và tàu tuần tra của hải quân Ecuador từ hôm 7/8 theo dõi đội tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động gần quần đảo Galapagos, ngoài khơi phía tây bờ biển Ecuador. Hải quân Ecuador cho biết 340 tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trong khu vực, tăng so với 260 chiếc được báo cáo hồi tháng 7.
Ảnh chụp từ máy bay tuần tra cho thấy ít nhất một tàu cá Trung Quốc hiện diện trong khu vực đã rất cũ kỹ và cần được bảo dưỡng.
Chuẩn đô đốc Darwin Jarrin, tư lệnh hải quân Ecuador, nói lực lượng này đã liên hệ với Colombia cùng Peru để chia sẻ thông tin và tìm kiếm phản ứng cấp khu vực đối với đội tàu cá hàng trăm chiếc của Trung Quốc. Nhiều tàu trong số này có thể chứa tới 1.000 tấn hải sản. Chúng thường đánh bắt vài tuần ngoài khơi bờ biển Peru trước khi tiếp cận quần đảo Galapagos của Ecuador.
Tàu tuần tra và xuồng cao tốc của hải quân Ecuador tiếp cận một tàu đánh cá Trung Quốc gần vùng lãnh hải của quần đảo Galapagos, ngày 7/8. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Đội tàu cá của Trung Quốc tới đánh bắt ngay ngoài vùng lãnh hải của quần đảo Galapagos từ năm 2017, nơi thu hút nhiều sinh vật biển như cá mập đầu búa có nguy cơ tuyệt chủng. Hoạt động đánh bắt của đội tàu cá Trung Quốc không phạm pháp bởi nó diễn ra trên vùng biển quốc tế.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động môi trường nói đội tàu Trung Quốc “đón lõng” luồng di chuyển của nhiều loài sinh vật biển từ quần đảo Galapagos ra vùng biển không được bảo vệ xung quanh.
“Đây không phải điều sẽ thay đổi một sớm một chiều”, Ngoại trưởng Ecuador Luis Gallegos nói trên truyền hình ngày 9/8. “Cần phải tạo ra các thỏa thuận song phương cùng các quốc gia khác liên quan đến đánh bắt bất hợp pháp để giám sát mọi con tàu ở khu vực nam Thái Bình Dương”.
Quần đảo Galapagos (hình chữ nhật đỏ) của Ecuador. Đồ họa: Britanica.
Ecuador năm 2017 bắt một tàu cá Trung Quốc chở 300 tấn động vật biển trong khu bảo tồn Galapagos. Trung Quốc đã hứa sẽ xử lý “không khoan nhượng” hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và đề xuất hoãn khai thác hải sản trong khu vực trong tháng 9-11. Các đội tàu đánh cá Trung Quốc thường rời khu vực quanh quần đảo Galapagos trước thời điểm này.
Quần đảo Galapagos cách bờ biển Ecuador khoảng 1.000 km, là nơi cư trú của nhiều sinh vật biển độc đáo. Trong số này có loài rùa khổng lồ được Charles Darwin lấy làm cảm hứng cho thuyết tiến hóa.
Tàu Trung Quốc rút khỏi đảo tranh chấp với Nhật sau 111 ngày
Tàu hải cảnh Trung Quốc rút khỏi nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư để tránh bão, kết thúc 111 ngày hiện diện liên tục ở khu vực.
Các tàu hải cảnh Trung Quốc ngày 3/8 không còn xuất hiện tại vùng biển quanh nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, kết thúc thời gian dài liên tục áp sát. Các quan chức cảnh sát biển Nhật Bản (JCG) cho biết 4 tàu hải cảnh Trung Quốc rời vùng biển quanh nhóm đảo tranh chấp một ngày trước đó để tránh bão Hagupit.
Các tàu Trung Quốc bắt đầu hiện diện gần nhóm đảo tranh chấp với Nhật Bản từ ngày 14/4. Đây là đợt áp sát liên tục lâu nhất từ khi Tokyo quốc hữu hóa một số đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư từ tháng 9/2012, khiến căng thẳng gia tăng với Trung Quốc.
Một tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần nhóm đảo Sekaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản. Ảnh: JCG.
JCG cho biết một số tàu Trung Quốc theo dõi hoặc truy đuổi tàu đánh cá của Nhật Bản hoạt động gần nhóm đảo tranh chấp hồi tháng 5. JCG đã triển khai tàu tuần tra tới hiện trường để buộc tàu hải cảnh Trung Quốc rời khỏi khu vực.
Hồi đầu tháng 7, tàu Trung Quốc tiến vào vùng 12 hải lý quanh các đảo thuộc nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, ở lại trong khu vực trong 39 tiếng trước khi rút đi. JCG cho biết đây là vụ tàu Trung Quốc áp sát lâu nhất trong khu vực Nhật coi là lãnh hải tính từ năm 2012.
Nhật Bản đang kiểm soát và tuyên bố chủ quyền với nhóm đảo họ gọi là Senkaku. Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền với nhóm đảo này và gọi là Điếu Ngư. Trung Quốc thường xuyên điều tàu tới khu vực quanh nhóm đảo tranh chấp để thách thức tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản.
Vị trí nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Đồ họa: Reuters
Những chiến tích đi vào lịch sử của hải quân Nga Trước những thách thức lớn, đôi khi "cầm chắc cái chết", hải quân Nga vẫn không lùi bước, như trong trận đánh của chiến thuyền Mercury hay tàu Varyag. Theo nhà sử học người Nga Boris Egorov, dấu ấn đáng ghi nhớ đầu tiên của hải quân nước này là trận chiến của thuyền buồm Mercury. Không có nhiều người lính đủ can...