‘Hải quân các nước ASEAN phải đoàn kết, không để chia rẽ’
Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam cho rằng, cần phải tiếp tục duy trì và phát triển các biện pháp xây dựng lòng tin để tạo ra được mối đoàn kết cao, bền chặt giữa Hải quân các nước ASEAN…
Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN thể hiện sự đoàn kết
“Cần phải tiếp tục duy trì và phát triển các biện pháp xây dựng lòng tin để tạo ra được mối đoàn kết cao, bền chặt giữa Hải quân các nước ASEAN; không bị chia rẽ bởi các nhân tố khác vì mục đích riêng”, Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam, Ủy viên TƯ Đảng, Tư lệnh Hải quân VN đã nhấn mạnh như vậy tại hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN 10 (ANCM-10) tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 22-25.8.
Tàu 381 thuộc Bộ tư lệnh vùng 4 Hải quân lên đường tham gia diễn tập an ninh hàng hải và chống khủng bố trong khuôn khổ ADMM
Với chủ đề “Tăng cường khả năng phối hợp hoạt động”, Tư lệnh Hải quân các nước đã thảo luận một số nội dung cùng quan tâm như: Phương thức triển khai nhóm quân đội thường trực ASEAN để hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ; thoả thuận tuần tra 3 bên INDOMALPHI tại eo biển Malacca; chương trình chuyển đổi sang hạm đội của Hải quân Malaysia; kinh nghiệm của Hải quân Malaysia đối phó với các mối đe dọa của tổ chức Nhà nước hồi giáo tự xưng; các hoạt động trong khuôn khổ ANCM trong tương lai; chương trình huấn luyện học viên ASEAN thực hành trên biển; diễn tập chia sẻ thông tin hàng hải ASEAN năm 2017…
Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam, Tư lệnh Hải quân VN (người đầu tiên, bên trái ở hàng ghế đầu) cùng các đại biểu tham dự hội nghị
Tại hội nghị, tham luận của Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam được đánh giá cao bởi nhấn mạnh đến việc “cần tăng cường hơn nữa khả năng phối hợp với nhau để đối phó hiệu quả với những thách thức an ninh, an toàn hàng hải, hàng không đang nổi lên” Cụ thể bằng các biện pháp như: Xây dựng lòng tin để tạo ra mối đoàn kết cao, bền chặt giữa Hải quân các nước ASEAN, không bị chia rẽ bởi các nhân tố khác vì mục đích riêng…
Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN trao đổi trong khuôn khổ hội nghị
Tư lệnh Hải quân VN đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của Hải quân các nước ASEAN trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động đa phương như: diễn tập KOMODO 2016; duyệt binh tàu Hải quân quốc tế; hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước Tây Thái Bình Dương lần thứ 15; diễn tập An ninh hàng hải và Chống khủng bố trong khuôn khổ ADMM do Hải quân Singapore và Hải quân Brunei đồng tổ chức…
Video đang HOT
“Thời gian tới, Hải quân VN sẽ tích cực ủng hộ các hoạt động do Hải quân các nước ASEAN tổ chức”, Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam khẳng định.
Theo Thanh Niên
Đại sứ Việt Nam nói về khả năng Philippines và Trung Quốc 'đi đêm' ở Biển Đông
Bên lề Hội nghị Ngoại giao 29, sáng 23.8, Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương phân tích về tình hình Philippines sau khi có Tổng thống mới và những động thái sắp tới ở Biển Đông.
Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương
Khả năng Philippines đàm phán với Trung Quốc là rất có thể xảy ra
Ông có nhận định gì về tình hình Philippines sau khi ông Rodrigo Duterte nhậm chức Tổng thống?
Đại sứ Trương Triều Dương: Tình hình Philippines sau khi ông Rodrigo Duterte nhậm chức có một số điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, về cơ bản người dân Philippines rất phấn khởi lần đầu tiên có một tổng thống xuất phát bình dân, nói tiếng nói của người bình dân, thể hiện được nguyện vọng của người dân, nên ông ấy trở thành một người rất nổi tiếng và được sự ủng hộ rất cao của dân chúng.
Thứ hai là ông Duterte có hai mũi nhọn đang được giương cao là phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm buôn bán, sử dụng ma túy và chống tham nhũng được tiến hành mạnh mẽ.
Người dân Philippines về cơ bản rất phấn khởi, tệ nạn ma túy giảm hẳn và đã có hơn 500 nghìn người ra đầu thú là đã sử dụng hoặc liên quan đến mua bán ma túy. Các nhà tù của Philippines bây giờ chật hơn rất nhiều.
Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng thống Duterte cũng được tiến hành rất mạnh mẽ. Rất nhiều người thuộc giới chức cao cấp đang nằm trong tầm ngắm và người dân Philippines cũng đang rất thích điều này.
Tất nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó. Hoạt động chống ma túy với việc cho phép lực lượng cảnh sát có thể ở mức độ nào đó bắn hạ các nghi phạm không cần xét xử đã gây ra những lo ngại. Một số nghị sĩ lo lắng hành động như vậy là bị lạm dụng dẫn tới người dân có thể bị giết nhầm. Cũng có những ý kiến e ngại về việc vi phạm nhân quyền.
Những động thái của Tổng thống Duterte còn đi đến đâu thì hiện tại chúng tôi chưa dám có sự bình luận gì. Chúng còn phải đợi thêm một thời gian nữa.
Ông đánh giá như thế nào về những động thái của tân Tổng thống Rodrigo Duterte sau khi có phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Biển Đông?
Đại sứ Trương Triều Dương: Phải nói ông Rodrigo Duterte là một tổng thống rất bộc trực. Trong phát ngôn, ông ấy luôn nói thẳng những suy nghĩ của mình. Suy cho cùng, ông ấy là người khôn ngoan.
Tới lúc này, có cảm giác ông Duterte đang lựa chọn một giải pháp mang tính chất hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc. Dù sao điều quan trọng nhất là ông ấy vẫn coi phán quyết của Tòa trọng tài là cơ sở để đàm phán với Trung Quốc trong thời gian tới. Tôi nghĩ rằng đây là một điều rất khôn ngoan.
Ông Duterte mặt khác cũng vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với Mỹ. Với chính sách tương đối cân bằng như vậy, trong tương lai, khả năng Philippines đàm phán với Trung Quốc là rất có thể xảy ra. Nhưng về lĩnh vực gì, mức độ đến đâu chúng ta còn phải chờ đợi. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng Philippines và Trung Quốc có thể xuất phát bằng đàm phán hợp tác đánh bắt cá. Đó là điều rất quan trọng.
Ngoài ra, ông Duterte cũng có những phát biểu liên quan đến Liên hợp quốc, quan hệ với Mỹ. Nhưng với tất cả những gì ông Duterte phát ngôn thì chúng ta còn phải chờ đợi xem xét tiếp đằng sau đó là gì.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dọa rút khỏi Liên Hiệp Quốc
Có đi đêm hay không, cuối cùng mọi thứ cũng phải lộ rõ hết
Theo ông, Việt Nam có thể học được kinh nghiệm gì từ vụ kiện của Philippines với Trung Quốc?
Đại sứ Trương Triều Dương: Điều đầu tiên có thể nói là chính nghĩa luôn thắng mà chúng ta có chính nghĩa, vì thế hiện giờ chúng ta vẫn bảo lưu quyền của mình để xử lý những tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Về cơ bản, Việt Nam và Philippines có phương cách ứng xử tương đối giống nhau. Chỉ có một điểm khác là Việt Nam chưa mang những tranh chấp với Trung Quốc ra Tòa Trọng tài quốc tế. Nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam từ bỏ quyền đó của mình. Cũng như Philippines không từ bỏ quyền đó của mình.
Tôi cho rằng, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, vì điều quan trọng nhất mà Việt Nam theo đuổi từ trước đến nay đó là kiên quyết, kiên trì tìm cách giải quyết những bất đồng trong quan hệ với các nước kể cả tranh chấp ở Biển Đông bằng những biện pháp hòa bình. Việc đưa những tranh chấp ra tòa quốc tế cũng chính là một biện pháp hòa bình.
Ông đã gặp Tổng thống Rodrigo Duterte chưa?
Tôi đã gặp Tổng thống Rodrigo Duterte và ông ấy có nói một câu mà tôi ghi nhớ mãi. Đó là ông ấy rất khâm phục và kính trọng nhân dân Việt Nam và sẽ cố gắng học tập phương cách của người Việt Nam trong xử lý nhiều vấn đề quốc tế.
Có nhiều ý kiến cho rằng sau Hội nghị thượng đỉnh G20 (diễn ra ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc từ 4 - 5.9), Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành động cứng rắn gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông?
Đại sứ Trương Triều Dương: Nhận định đó rất có thể là đúng. Điều đáng lo ngại là những hành động quân sự hóa, bồi đắp tôn tạo ở Biển Đông của Trung Quốc đang làm ảnh hưởng đến môi trường biển rất nặng nề. Philippines đã có những thống kê rất rõ ràng đầy đủ về vấn đề này. Nếu những hành động đó tiếp tục xảy ra thì môi trường sống ở Biển Đông sẽ còn tiếp tục bị phá hủy một cách nghiêm trọng.
Việc Philippines sau phán quyết của Tòa Trọng tài lại có những động thái "xuống nước" kêu gọi đàm phán với Trung Quốc theo ông sẽ tạo ra những hệ quả gì? Quan điểm Việt Nam về vấn đề đó như thế nào?
Đại sứ Trương Triều Dương: Chúng ta không bao giờ phản đối các nước khác sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp, trong đó có việc đàm phán thương lượng. Đó cũng chính là những gì chúng ta đang làm. Những xung đột, tranh chấp mang tính chất song phương thì giải quyết song phương. Những vấn đề đa phương thì giải quyết bằng biện pháp đa phương.
Những gì Philippines đang làm cũng không đi ngược lại chủ trương mà Việt Nam đã và đang theo đuổi, do vậy chúng ta không thể dùng tiêu chuẩn kép (double standard) được. Tôi nghĩ rằng, đàm phán để giải quyết các xung đột, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là điều nên được khuyến khích.
Nhưng hành động của Philippines có làm cho Trung Quốc tiếp tục những hành động leo thang ở Biển Đông hay không, khi họ thấy nước này tuy thắng kiện nhưng vẫn phải xuống nước?
Đại sứ Trương Triều Dương: Với tư cách một quốc gia lớn và có trách nhiệm, Trung Quốc không thể và không nên làm những việc như vậy. Một khi đã có phán quyết của Tòa thì với tư cách một quốc gia tham gia vào Công ước Liên hiệp ước về luật Biển (UNCLOS), Trung Quốc phải tuân thủ.
Có thể trước mắt Trung Quốc phải tỏ thái độ cứng rắn, nhưng về lâu dài, theo kinh nghiệm của chúng tôi, có tới 95% phán quyết của Tòa án công lý quốc tế (ICJ) được chấp hành. Ví dụ như vụ kiện Nicaragua - Mỹ năm 1984 - 1986, mặc dù như Mỹ từ chối chấp hành phán quyết nhưng sau đó 5 năm, họ lại tiến hành bồi thường cho Nicaragua, và nhiều vụ việc khác cũng vậy. Tôi mong rằng Trung Quốc với tư cách một nước lớn, thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, thành viên UNCLOS, sẽ phải ứng xử một cách đúng mực.
Nhiều chuyên gia cho rằng Philippines và Trung Quốc có thể "đi đêm" với nhau về vấn đề Biên Đông. Ông có đánh giá như thế nào về nhận định đó?
Đại sứ Trương Triều Dương: Tôi không bình luận về vấn đề này, vì tất cả những điều đó chỉ có tính chất ước đoán. Tôi nghĩ rằng, có đi đêm hay không thì cuối cùng mọi thứ cũng sẽ phải lộ rõ hết.
Theo ông Việt Nam cần chuẩn bị điều gì cho khả năng trên?
Đại sứ Trương Triều Dương: Việt Nam luôn phải chuẩn bị và cảnh giác với tất cả các khả năng có thể xảy ra, và Việt Nam có thể làm được điều đó.
Theo Thanh Niên
Giáo sư Carl Thayer: 'Nhiều nước được lợi từ phán quyết của Tòa Trọng tài' Chuyên gia đến từ Học viện Quốc phòng Australia cho rằng tòa Trọng tài đã bác bỏ sự mở rộng của "đường lưỡi bò" vào trong 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia ven biển như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei. "Phán quyết của Tòa trọng tài đã chỉ ra yêu sách của Trung Quốc về...