Hải quân ‘Bộ Tứ’ sẽ diễn tập ngoài khơi Ấn Độ
Hải quân Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia sẽ diễn tập quy mô lớn trên Vịnh Bengal và Biển Arab tháng tới, khi lo ngại với Trung Quốc gia tăng.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds hôm 19/10 cho biết hải quân nước này sẽ lần đầu tiên kể từ năm 2007 tham gia Malabar, đợt diễn tập hải quân quy mô lớn với ba nước Mỹ, Nhật và Ấn Độ.
Đợt diễn tập Malabar được tổ chức vào tháng 11 nhằm “thể hiện quyết tâm chung của chúng tôi nhằm hỗ trợ một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng mở và thịnh vượng”, Bộ trưởng Reynolds cho hay.
Australia lần cuối cùng tham gia diễn tập Malabar là vào tháng 9/2007, trùng với thời điểm nhóm “Bộ Tứ” gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia nhóm họp lần đầu. Tuy nhiên, Canberra quyết định rút khỏi hoạt động này khi vấp phải sự phản đối của Bắc Kinh.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết Malabar năm nay sẽ diễn ra trên Biển Arab và Vịnh Bengal, nơi từng là điểm nóng cạnh tranh chiến lược Ấn Độ – Trung Quốc. Trong vài thập kỷ qua, Bắc Kinh đã cố gia tăng ảnh hưởng đáng kể ở Myanmar, Sri Lanka, Pakistan và Bangladesh, khiến New Delhi lo ngại.
Video đang HOT
Chiến đấu cơ Mỹ chuẩn bị cất cánh trong cuộc diễn tập Malabar năm 2017. Ảnh: Reuters.
Cuộc diễn tập diễn ra trong lúc quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng vì Covid-19, chiến tranh thương mại, vấn đề Hong Kong và Đài Loan. Quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản cũng suy giảm vì tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, gần đây tiếp tục nghiêm trọng khi Tokyo coi hoạt động quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh là một mối “đe dọa an ninh”.
Quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc cũng căng thẳng vì tranh chấp biên giới trên dãy Himalaya. Trong khi đó, Canberra và Bắc Kinh cũng nảy sinh nhiều vấn đề ngoại giao phức tạp trong những tháng gần đây.
“Bộ Tứ” được quảng bá như một phương thức chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, nước tăng cường đầu tư hàng thập kỷ vào hiện đại hóa quân đội. Tuy nhiên, nhóm thường xuyên gặp bất đồng về mức độ đối đầu, kiềm chế hoặc gần gũi với Bắc Kinh.
Trong một nỗ lực mới để phát triển “Bộ Tứ” thành đối trọng chính thức với Trung Quốc, ngoại trưởng 4 nước đã họp bàn tại Tokyo đầu tháng này. Tại cuộc họp, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo kêu gọi các đồng minh châu Á đoàn kết chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sau đó cáo buộc Mỹ đang nỗ lực xây dựng “một NATO ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” khi thúc đẩy nhóm “Bộ Tứ” trong khu vực. Ông Vương cho rằng chiến lược này tiềm ẩn “rủi ro an ninh nghiêm trọng với khu vực”.
Quân đội Nhật cảnh báo về hành động của Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật lo ngại các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, cho rằng cần theo dõi ý định của Bắc Kinh.
"Trung Quốc đang cố gắng đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, biển Hoa Đông, biên giới với Ấn Độ cũng như vấn đề Hong Kong. Có thể dễ dàng liên kết những vấn đề này", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono phát biểu tại cuộc họp báo với Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài ở Tokyo hôm 25/6.
Bộ trưởng Kono nói rằng tiêm kích Nhật phải xuất phát khẩn cấp để giám sát các máy bay Trung Quốc trên biển Hoa Đông gần như hàng ngày, thậm chí đến vài lần mỗi ngày.
"Các tàu vũ trang của họ đang cố xâm phạm lãnh hải của chúng ta. Tôi nghĩ chúng ta cần nâng cao nhận thức về những gì đang diễn ra trên khắp Nhật Bản. Chúng tôi cần theo dõi cẩn thận ý định của Trung Quốc, không phải chỉ năng lực của họ", ông Kono cho hay.
Trong cuộc họp báo, quan chức Nhật Bản thừa nhận mối đe dọa dai dẳng từ Trung Quốc và Triều Tiên, không chỉ trong lĩnh vực quyền lực cứng mà còn trong không gian mạng. Bộ Quốc phòng Nhật tuần trước tuyên bố sẽ mở rộng Đơn vị Phòng thủ Không gian mạng lên 300 người vào đầu năm tới.
Bộ trưởng Kono tại cuộc họp báo ở Tokyo hôm 25/6. Ảnh: AFP.
"Bây giờ chúng tôi mới chỉ bắt đầu với những bước đi nhỏ và sẽ mất thời gian để bắt kịp năng lực của Mỹ và Trung Quốc", Kono nói, thêm rằng ngân sách quốc phòng bị đình trệ trong hai thập kỷ qua sẽ cản trở kế hoạch này. "Nếu nhìn vào tình hình thâm hụt ngân sách, tôi không nghĩ ai đó sẽ kỳ vọng ngân sách quốc phòng tăng mạnh trong vài năm tới, bởi vậy ưu tiên hóa sẽ là chìa khóa thành công".
Quan hệ Nhật - Trung gần đây căng thẳng vì sự hiện diện của hải cảnh cùng các tàu cá Trung Quốc quanh quần đào Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, điểm nóng tranh chấp giữa hai bên.
Một hội đồng thành phố ở tỉnh Okinawa của Nhật hôm 22/6 thông qua dự luật thay đổi tình trạng của quần đảo, chèn tên Senkaku vào tên mới của khu vực hành chính quản lý quần đảo này, gọi là Tonoshiro Senkaku. Trung Quốc gọi đây là hành động khiêu khích nghiêm trọng đối với chủ quyền lãnh thổ của nước này.
Một ngày sau đó, Trung Quốc công bố tọa độ và tên tiếng Trung cho 50 thực thể dưới biển Hoa Đông, tất cả đều ở gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản bác bỏ động thái, tuyên bố chủ quyền với quần đảo không bị ảnh hưởng.
Tân Thủ tướng Nhật đáp trả rắn phép thử của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh bẽ mặt Nhật Bản vừa mạnh mẽ lên tiếng yêu cầu hai tàu Trung Quốc rút khỏi lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc gần đây được cho là đã điều tàu tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư để thử phản ứng của chính phủ mới của Nhật Bản. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato tuyên...