Hải quân Australia diễn tập đổ bộ khi Biển Đông “tăng nhiệt”
Australia vừa kết thúc cuộc diễn tập đổ bộ Sea Explorer2016 (từ 25/5 – 5/6/2016) với sự tham gia của tàu đổ bộ lớp Canberra cùng nhiều phương tiện hiện đại khác.
Cuộc diễn tập Sea Explorer 2016 được tổ chức ngoài khơi bờ biển Bắc Queensland như một phần của quá trình tiếp nhận vào đội ngũ lực lượng Hải quân Australia (RAN), khẳng định sự sẵn sàng thực hiện các chiến dịch đổ bộ.
Tàu đổ bộ trực thăng HMAS Adelaide lần đầu tiên được triển khai thực hiện nhiệm vụ với lực lượng kết hợp nhằm tiếp tục tiến trình hội nhập vào nhóm các phương tiện đổ bộ Amphibious Ready Element (ARE). Tàu đổ bộ tham gia cuộc diễn tập này với lực lượng Tiểu đoàn 2 từ căn cứ Townsville, các đơn vị thuộc Trung đoàn Hoàng gia Australia (2RAR), Không quân Hoàng gia Australia (RAAF).
Diễn tập Sea Explorer 2016 cho thấy tàu đổ bộ trực thăng HMAS Adelaide cung cấp một căn cứ quân sự nổi quan trọng nhằm tiến hành các cuộc đổ bộ bằng máy bay trực thăng và tàu đổ bộ bờ biển (LHD Landing Craft), kiểm trả khả năng sẵn sàng chiến đấu và liên kết phối hợp giữa các lực lượng.
Ngoài ra, Sea Explorer 2016 cũng là cơ hội để đánh giá HMAS Adelaide trong việc sử dụng LHD Landing Craft đổ bộ các xe thiết giáp trên biển. Trong tương lai tàu đổ bộ trực thăng HMAS Canberra và HMAS Adelaide là phương tiện đổ bộ then chốt trong lực lượng Đổ bộ đường biển (Amphibious Force) của Australia.
Video đang HOT
Sự lớn mạnh của RAN với cặp tàu đổ bộ trực thăng lớp Canberra đang khiến Trung Quốc đặc biệt quan tâm và lo ngại. Theo báo chí Trung Quốc, Australia được xem là quốc gia sẽ có những sự ảnh hưởng nhất tại khu vực Biển Đông, khu vực biển mà Trung Quốc đang thể hiện tham vọng rất lớn của mình.
Trong một bài phân tích về sức mạnh Hải quân Australia được đăng tải trên trang quân sự chinamil, tiến sĩ khoa học Hùng Chí Vĩnh, viện nghiên cứu Nam Hải cho biết: “Không phải sự lớn mạnh của các quốc gia ASEAN khiến Bắc Kinh lo ngại mà sự ảnh hưởng của một quốc gia có tiềm lực như Australia mới khiến chúng ta phải tính tới những phương án dự phòng tối ưu nhất, đặc biệt trong số đó là cặp tàu đổ bộ trực thăng lớp Canberra”.
Theo Hùng Chí Vĩnh, khi cả hai chiếc tàu đổ bộ chiến đấu Canberra của Hải quân Australia đi vào hoạt động nó sẽ trở thành mối đe dọa lớn nhất đến chiến lược của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Hùng Chí Vĩnh cho biết thêm, khả năng cơ bắp của cặp tàu lớp Canberra khó một chiếc tàu nào của Trung Quốc có thể sánh kịp. Tàu lớp Canberra có chiều dài 230m, nặng 27.000 tấn, HMAS Canberra có khả năng vận chuyển được khoảng 100 phương tiện bọc thép, 1.100 binh sĩ và có thể chở được 24 trực thăng đa nhiệm MH-60R Seahawk hay “sát thủ diệt ngầm” NH90.
Ngoài ra, cặp tàu này còn được trang bị 4 pháo cỡ nòng 25 mm, hệ thống điều khiển chiến đấu Saab 9LV và hệ thống radar Giraffe AMB.
Trong vòng 1 thập kỷ tới, sức mạnh Hải quân của Australia vốn đã có tiềm lực sẽ càng được củng cố thêm nữa trong bối cảnh mới với nhiều biến động của thế giới. Vì thế ngoài Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia sẽ là một ẩn số Bắc Kinh cần tính đến, tờ chinamil nhận định.
Theo_Báo Đất Việt
Nga tiến hành hàng loạt cuộc diễn tập tên lửa vào mùa Hè
Lực lượng tên lửa chiến lược Nga sẽ tổ chức hơn 50 cuộc diễn tập trong thời gian huấn luyện mùa Hè năm 2016, và 30% trong số các cuộc tập trận diễn ra đột xuất.
Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Trang tin quân sự Vpk ngày 2/6 dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết thông tin trên.
Theo đó, giai đoạn huấn luyện mùa Hè của các lực lượng vũ trang Nga bắt đầu vào ngày 1 tháng 6.
"Trong giai đoạn huấn luyện mùa Hè, Lực lượng Tên lửa chiến lược sẽ tổ chức hơn 30 cuộc tập trận chiến thuật cấp trung đoàn tên lửa và hơn 20 bài tập chiến thuật đặc biệt dành cho các bộ phận đảm bảo. Hơn 30% trong số các cuộc tập trận sẽ diễn ra đột xuất", thông báo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ.
Theo kế hoạch năm 2016, Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga sẽ tiến hành khoảng 100 cuộc tập trận với sự tham gia của hầu hết cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng.
Ngoài ra, các đơn vị trực thuộc Lực lượng Tên lửa chiến lược năm 2016 cũng sẽ tăng gấp đôi số vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa so với năm 2015.
Đại tá Dmitry Andreev, phát ngôn viên Lực lượng cho biết: "Năm 2016, dự kiến có 16 vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa, liên quan đến các thử nghiệm mẫu vũ khí tiên tiến vào mùa hè và kiểm soát sự sẵn sàng kỹ thuật của các hệ thống tên lửa trong biên chế".
Trong 16 đợt phóng này, 14 đợt nằm trong chiến lược phát triển tên lửa và đầu đạn mới.
Hai đợt còn lại nằm trong chương trình nâng thời gian biên chế của hệ thống hiện có.
Năm 2015, Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga đã thực hiện 8 vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Theotienphong.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Quân của 47 quốc gia đổ bộ xuống Mông Cổ tập trận chung Ngày 22-5, cuộc tập trận đa quốc gia "Khan Quest-2016" khai mạc tại Mông Cổ với sự tham gia của hơn 2.000 quân của 47 quốc gia. Thành viên thuộc Lục quân, Lính thủy đánh bộ và Vệ binh quốc gia Alaska tham gia tập trận cùng quân đội Mông Cổ trong cuộc tập trận đa quốc gia Khan Quest 2014. Tham dự...