Hải quân ASEAN cùng liên thủ chiến đấu trên biển Đông?
Tình hình biển Đông đang ngày càng trở nên bất ổn. Dưới sự trợ giúp của Mỹ, Philippines và một số quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực đối phó với những hành động gây căng thẳng trên biển Đông.
Trang mạng “Valuewalk” của Mỹ ngày 08/08 đã có bài phân tích cho biết, cách thức tốt nhất để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông, là dùng chính phương pháp “Ngoại giao pháo hạm” của Bắc Kinh, các quốc gia ASEAN có tranh chấp trên biển với Trung Quốc, nên trợ giúp Indonesia tăng cường sức mạnh hòng ngăn chặn sự hung hăng của hải quân nước này trên biển Đông.
Bài viết cho biết, chính sách “Ngoại giao pháo hạm” hay tế nhị hơn thì gọi là “Ngoại giao hải quân” đã được Anh, Mỹ và một số cường quốc hải quân trên thế giới sử dụng để nâng cao địa vị và sự ảnh hưởng trên trường quốc tế. Trên biển Đông hiện nay, trước sự chèn ép của Trung Quốc, các quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á không đủ tiềm lực để một chọi một với Trung Quốc
Trong khi đó, nguy cơ tiềm ẩn về cuộc đối đầu Trung – Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương đang ngày càng lớn lên. Trong tình hình này, các nước Đông Nam Á sử dụng chính sách “ngoại giao pháo hạm” là rất phù hợp. Hải quân các nước ASEAN hợp tác chặt chẽ, xây dựng cơ chế tổ chức Hội nghị tư lệnh hải quân các nước ASEAN, thì sẽ nâng cao được sức mạnh nội khối trên biển Đông, để đối phó với Trung Quốc.
Tàu tên lửa tàng hình KRI Klewang 625 của Hải quân Indonesia
Bài viết phân tích, hiện nay môi trường chiến lược phức tạp ở khu vực này khiến các nước Đông Nam Á chuyển từ chỉ đối thoại đơn thuần, sang hợp tác toàn diện có tính thực chất. Trước khi tổ chức Hội nghị Tư lệnh hải quân các nước ASEAN, Tổng tư lệnh của Quân đội Quốc gia Indonesia – Thượng tướng Agus Suharto đã đề xuất ý kiến, trong năm 2013, Indonesia sẽ đứng ra tổ chức cuộc diễn tập quân sự liên hợp đầu tiên trong lịch sử khối ASEAN.
Video đang HOT
Theo tuyên bố, cuộc diễn tập này nhằm mục đích tăng cường hợp tác hải quân các nước trong khu vực, để nâng cao khả năng đối phó với những thách thức và đe dọa, nhưng trên thực chất nó còn bao hàm nhiều yếu tố chính trị. Cuộc diễn tập quân sự này cũng nhằm nâng cao khả năng phối hợp đồng bộ cho hải quân các nước Đông Nam Á, bảo vệ an ninh hàng hải ở khu vực biển Đông.
Bài viết cho biết, đầu tiên, hải quân Indonesia sẽ tiến hành thương nghị với Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng về những vấn đề cốt lõi, sau đó mới bàn đến tưởng định, phương án và địa điểm tổ chức diễn tập. Như vậy, có thể nhận thấy cuộc diễn tập này không chỉ đơn thuần là liên quan đến quân sự, mà còn liên quan đến chính trị và ngoại giao, không chỉ giới hạn trong phạm vi 1 nước Indonesia mà còn liên quan đến cả khối ASEAN.
Tàu ngầm Type 206 KRI Cakra của Hải quân Indonesia
Là người đề xướng và đứng ra tổ chức cuộc diễn tập quân sự này, Indonesia cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng vấn đề lợi ích của quốc gia mình. Trong tình huống này, phương án tổ chức diễn tập tối ưu là các “hoạt động quân sự phi chiến tranh”. Điều này sẽ tránh được những ngộ nhận là tổ chức diễn tập với mục đích “nhằm vào một quốc gia nào đó”.
Bài viết phân tích tiếp, đối với các quốc gia ASEAN, một cuộc diễn tập quân sự tầm cỡ khu vực sẽ đặt nền móng bền vững cho hợp tác an ninh giữa các quốc gia Đông Nam Á, tuyên cáo với thế giới là ASEAN không chỉ biết tiến hành thảo luận lĩnh vực hợp tác quân sự trong phòng họp, mà còn có thể đoàn kết nội khối, chung tay đối phó với những mối đe dọa trên biển.
Còn về phần Indonesia, tổ chức cuộc diễn tập này vừa giúp họ nâng cao địa vị trong khối, vừa có thể thu được những lợi ích kinh tế trong đó. Khởi xướng cuộc diễn tập quân sự liên hợp này là bước đi đầu tiên trong chính sách “Ngoại giao hải quân” của Jakarta. Và bây giờ, điều đầu tiên Indonesia phải tiến hành là làm tốt công tác chuẩn bị cho cuộc diễn tập, sau đó thuyết phục các nước thành viên ASEAN tham gia đầy đủ vào cuộc diễn tập này.
Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô
Cuộc chạy đua tàu ngầm ở eo biển Malacca
Trang mạng "The Diplomat" mới đây đã đăng tải bài bình luận về một cuộc chạy đua tàu ngầm tại eo biển Malacca của Đông Nam Á. Theo đó, cùng với eo biển Hormuz ở vịnh Persia, eo Malacca là điểm giao thương hàng hải quan trọng nhất của thế giới.
Kết nối Ấn Độ Dương với Biển Đông và Thái Bình Dương, eo biển Malacca là tuyến hàng hải ngắn nhất gắn kết các nhà khai thác nhiên liệu ở vịnh Persia với các nhà tiêu thụ lớn nhất ở những nước như Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc.
Tàu ngầm lớp Challenger của Xinhgapo.
Eo biển Malacca nằm giữa ba nước Xinhgapo, Malaixia và Inđônêxia, với chỗ hẹp nhất chỉ cách nhau 2,7 km. Hiện hải quân Mỹ thường xuyên hoạt động tại đây trong khi hải quân Trung Quốc cũng đang thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa lực lượng hải quân Xinhgapo, Malaixia và Inđônêxia bị đánh giá thấp.
Với vị trí chiến lược của eo biển Malacca, cả ba nước đều muốn có hạm đội tàu ngầm mạnh. Hải quân Xinhgapo hiện sở hữu một trong những hạm đội tàu ngầm tốt nhất trong khu vực, khi vừa phiên chế tàu ngầm thứ sáu hồi tháng 5 vừa qua. Toàn bộ 6 tàu này đều được mua từ Thụy Điển. Bốn tàu ngầm biến thể lớp Challenger của Xinhgapo được mua trong thập niên 1990. Tàu lớp Challenger có lượng rẽ nước 1.200 tấn khi nổi và có thể di chuyển khoảng 20 hải lý/h. Mỗi tàu có 6 ống phóng ngư lôi có thể mang 10 ngư lôi Type 613 và 4 ngư lôi Type 431 của Thụy Điển.
Năm 2005, Xinhgapo một lần nữa mua 2 tàu ngầm lớp Archer. Đó là phiên bản nâng cấp của tàu chạy diesel - điện lớp Vstergtland mà Thụy Điển vận hành lâu nay. Đáng chú ý tàu ngầm lớp Archer có hệ thống động lực không cần không khí (AIP) giúp chúng có thể hoạt động yên lặng và ở dưới nước trong nhiều tuần. Nó cũng được trang bị 9 ống phóng ngư lôi và mang được 12 ngư lôi hạng nặng Black Shark, 6 ngư lôi hạng nhẹ Type 431/451 và mìn.
Năm 2002, hải quân Hoàng gia Malaixia đã khẳng định quyết tâm rằng họ cần một hạm đội tàu ngầm cỡ nhỏ để tuần tra vùng biển của mình. Bộ trưởng Quốc phòng Malaixia Najib Razak khi đó giải thích: "Chúng ta có một vùng biển lớn để kiểm soát. Chúng ta cần tàu ngầm bởi tính đa tác dụng của nó. Nó có thể xuất hiện ở bất kì đâu. Nó có thể tàng hình và rất khó bị phát hiện. Điều đó khiến khả năng răn đe của chúng ta trở nên lớn hơn".
Để đáp ứng nhu cầu này, Malaixia đã mua của Pháp 2 tàu ngầm lớp Scorpene (giống loại Ấn Độ đang mua của Pháp) và một tàu ngầm được cải tạo lại cho mục đích huấn luyện. Tổng giá trị thương vụ này khi đó là 1,035 tỷ euro. Cả hai tàu này đều đã được phiên chế năm 2009. Phiên bản tàu của Malaixia không có hệ thống AIP song chúng có khả năng phóng tên lửa chống hạm EXOCET SM39 với tầm bắn 50 km khi đang lặn.
Quyết định mua tàu lớp Scorpene của Malaixia khiến Inđônêxia phải đánh giá lại lực lượng tàu ngầm của mình.
Là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, Inđônêxia có vùng duyên hải trải dài tới 108.000 km và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) khoảng 5,8 triệu km2. Inđônêxia có tới ít nhất 3 tuyến giao thương hàng hải lớn là Malacca, Sunda và Lombok. Vì thế, không mấy ngạc nhiên khi Hải quân Inđônêxia TNI-AL coi trọng hạm đội tàu ngầm. Từ đầu thập niên 1980, TNI-AL đã vận hành 2 tàu ngầm KRI Cakra và KRI Nenggala, vốn là các tàu U-209/1300 của Đức. Cả hai tàu này đều được một công ty Hàn Quốc sửa chữa lại trong thập niên vừa qua.
Quan trọng hơn, Inđônêxia đã phát đi tín hiệu rằng họ có kế hoạch đầy tham vọng để mở rộng lực lượng tàu
ngầm của mình. Hải quân Inđônêxia nhiều lần khẳng định Jakarta muốn có từ 14 đến 18 tàu ngầm. Kế hoạch Chiến lược Quốc phòng năm 2024 của Inđônêxia kêu gọi TNI-AL phiên chế ít nhất 10 tàu ngầm vào thời điểm đó, dù nhiều người cho rằng khó khăn tài chính sẽ khiến mục tiêu này khó đạt được. Tháng 11/2011, Inđônêxia quyết định mua 3 tàu ngầm mới từ công ty đóng tàu và kĩ thuật hàng hải Daewoo của Hàn Quốc - công ty đã hoán cải biên đội tàu ngầm hiện nay của TNI-AL. Những tàu ngầm mới được cho thuộc loại chạy diesel - điện Type - 209/1400, và được giới chức Inđônêxia miêu tả là giống như tàu lớp Scorpene của Malaixia. Hợp đồng này trị giá 1,1 tỷ USD và tàu sẽ được chuyển giao trong giai đoạn 2015 - 2018.
Theo Dantri
Tại sao chiến hạm "tia chớp" nguy hiểm ở Biển Đông? Molniya thực sự là mũi tấn công chớp nhoáng, có thể hủy diệt chiến hạm đối phương có lượng giãn nước lớn hơn như tàu hộ vệ tên lửa, tàu khu trục và tuần dương. Uy lực tốc độ, hỏa lực dồn dập của Molniya sẽ là sát thủ của mọi chiến hạm kẻ thù trên biển Việt Nam. Chiến đấu trên biển...