Hải quân Ấn Độ thuê UAV Mỹ ‘đối phó Trung Quốc’
Ấn Độ thuê hai máy bay không người lái Sea Guardian của Mỹ để tuần tra Ấn Độ Dương, có khả năng điều chúng đến gần biên giới Trung Quốc.
Hải quân Ấn Độ tuần trước tiếp nhận hai máy bay không người lái (UAV) MQ-9B Sea Guardian phi vũ trang thuê từ tập đoàn General Atomics của Mỹ trong thời hạn một năm. New Delhi có toàn quyền sử dụng hệ thống UAV và dữ liệu được chúng thu thập, trong khi tập đoàn Mỹ chỉ có nhiệm vụ bảo dưỡng và duy trì khả năng vận hành. Các máy bay sẽ mang phù hiệu hải quân Ấn Độ trong thời gian thuê.
Các quan chức quốc phòng cấp cao Ấn Độ cho biết phi đội Sea Guardian sẽ được triển khai tại khu vực Ấn Độ Dương, nhưng cũng có thể làm nhiệm vụ ở vùng Ladakh giáp với Trung Quốc. “Chúng được bàn giao hồi đầu tháng và đóng quân tại căn cứ hải quân Rajali”, một quan chức giấu tên cho biết hôm 28/11.
Nguyên mẫu MQ-9B của Mỹ bay thử. Ảnh: General Atomics .
Video đang HOT
Đây là hợp đồng thuê khí tài đầu tiên được thực hiện theo Quy trình Mua sắm Quốc phòng 2020 được Ấn Độ áp dụng trong năm nay, cũng là hệ thống vũ khí thứ hai được Ấn Độ thuê từ nước ngoài, bên cạnh tàu ngầm hạt nhân Chakra được Nga cho thuê hồi năm ngoái.
Ấn Độ hồi năm 2017 lên kế hoạch mua 22 chiếc Sea Guardian, phiên bản tuần thám hàng hải phi vũ trang của dòng MQ-9 Reaper, để trang bị cho lực lượng hải quân. New Delhi sau đó thay đổi ý định và quyết định mua các phiên bản vũ trang của dòng Reaper để trang bị cho cả ba quân chủng.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ thường mất vài năm để hoàn thành một hợp đồng mua sắm vũ khí. Tuy nhiên, căng thẳng với Trung Quốc ở khu vực biên giới dường như thúc đẩy Ấn Độ đẩy nhanh quy trình, nhằm nhanh chóng sở hữu phi đội 6 máy bay MQ-9B và tăng cường khả năng trinh sát ở khu vực tranh chấp.
Nguồn tin giấu tên trong quân đội Ấn Độ hồi tháng 9 cho biết tài liệu xác định tính cần thiết của UAV Mỹ sẽ được trình lên Hội đồng Mua sắm Quốc phòng để thúc đẩy thương vụ. Hợp đồng sẽ chia làm hai giai đoạn, trong đó 6 chiếc MQ-9B với giá trị khoảng 600 triệu USD được đặt mua lập tức và bàn giao trong vài tháng, 24 chiếc còn lại bàn giao trong 3 năm tiếp theo.
Hải quân Ấn Độ coi những chiếc MQ-9 là yếu tố thay đổi cuộc chơi trong khu vực, nhờ hàng loạt thiết bị trinh sát và vũ khí hiện đại, cùng khả năng hoạt động liên tục đến 35 giờ và tầm bay lớn. Chúng cũng có thể hiệp đồng tác chiến cùng máy bay tuần thám P-8I Poseidon và trực thăng đa năng MH-60R trong biên chế hải quân Ấn Độ.
Hải quân 'Bộ Tứ' lần đầu diễn tập chung
Hải quân Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia bắt đầu đợt diễn tập Malabar quy mô lớn tại Vịnh Bengal, tập trung vào phòng không và chống ngầm.
Tàu chiến, máy bay và lực lượng hải quân của nhóm "Bộ Tứ" gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia ngày 3/11 bắt đầu cuộc diễn tập Malabar lần thứ 24, kéo dài 4 ngày trên Vịnh Bengal, ngoài khơi Ấn Độ.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2007 Australia cử lực lượng hải quân tham gia Malabar, đợt diễn tập chiến lược do Ấn Độ đăng cai tổ chức, thường chỉ với sự tham gia của Mỹ và Nhật Bản. Đợt diễn tập hàng năm này nhằm tăng cường khả năng phối hợp, hiệp đồng giữa các nước tham gia.
"Cuộc diễn tập Malabar là cơ hội quan trọng để hợp tác với các quốc gia cùng chí hướng, nhằm hỗ trợ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương an toàn, rộng mở và hòa nhập", Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds nói.
Tàu USS John S. McCain (trái) và HMAS Ballarat di chuyển trên Biển Đông hôm 27/10. Ảnh: US Navy.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain của Mỹ, JS Onami của Nhật đã góp mặt trong cuộc tập trận lần này, bên cạnh HMAS Ballarat của hải quân Australia, tàu Shakti của hải quân Ấn Độ, cùng nhiều tàu và máy bay chiến đấu khác.
"Ấn Độ, Nhật Bản và Australia là các đối tác chiến lược nòng cốt của chúng tôi ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Việc hải quân của chúng tôi tham gia một cuộc tập trận cao cấp và phù hợp về mặt chiến thuật như Malabar là điều hoàn toàn đúng đắn. Đây cũng là cơ hội để tăng cường năng lực tổng hợp và nâng cao quan hệ đối tác của chúng tôi", đại tá Steven DeMoss, chỉ huy Hải đội Khu trục hạm 15 của Mỹ, nói.
Cuộc diễn tập năm nay gồm nhiều khoa mục huấn luyện chống ngầm và phòng thủ. Cuộc diễn tập cũng "thể hiện mức độ hiệp đồng và phối hợp giữa các lực lượng hải quân dựa trên các giá trị chung", theo hải quân Ấn Độ.
Cuộc diễn tập thường niên Malabar năm nay chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn sau dự kiến tổ chức vào giữa tháng này trên biển Arab.
Malabar 2020 diễn ra trong lúc quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng vì Covid-19, chiến tranh thương mại, vấn đề Hong Kong và Đài Loan. Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản cũng suy giảm vì tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, gần đây tiếp tục nghiêm trọng khi Tokyo coi hoạt động quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh là một mối "đe dọa an ninh". Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc cũng căng thẳng vì tranh chấp biên giới trên dãy Himalaya.
Hải quân Ấn Độ phá hủy tàu "dằn mặt" Trung Quốc Ấn Độ đã phá hủy một con tàu ở Vịnh Bengal trong một cuộc phô trương vũ lực giữa bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc leo thang. Hải quân Ấn Độ tập trận Hải quân Ấn Độ đã bắn một tên lửa chống hạm khi lực lượng này tiến hành cuộc tập trận hải quân trong khu vực. Tên lửa được bắn...