Hải quân Ấn Độ tập trận với hai tàu sân bay cùng lúc
Hai hàng không mẫu hạm của Ấn Độ đã tham gia một hoạt động phối hợp ở Biển Ả Rập vào đầu tuần này, phô diễn “năng lực hàng hải đáng gờm” khi tập trận với 2 tàu sân bay cùng lúc.
Các nhà phân tích nói rằng đó là một thành tích lớn mà chỉ Hải quân Mỹ mới đạt được trong thời gian gần đây.
Hai hàng không mẫu hạm của Ấn Độ, INS Vikramaditya và INS Vikrant, hoạt động ở Biển Ả Rập. Ảnh: CNN
“Đây không phải là một thành tích nhỏ và nhấn mạnh rằng Hải quân Ấn Độ là một trong số rất ít lực lượng trên thế giới vận hành nhiều hơn một tàu sân bay”, Nick Childs, thành viên cấp cao về lực lượng hải quân và an ninh hàng hải tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IIISS) cho biết.
Hai tàu sân bay INS Vikramaditya và INS Vikrant dẫn đầu cuộc tập trận với hơn 35 máy bay cùng một loạt tàu nổi và tàu ngầm, theo thông cáo báo chí của Hải quân Ấn Độ.
Video đang HOT
Ấn Độ đã có khả năng vận hành hai tàu sân bay khi Vikrant, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ trị giá 3 tỷ USD, được đưa vào hoạt động vào tháng 9 năm ngoái, cùng với Vikramaditya, được mua từ Nga và đi vào hoạt động vào năm 2013.
Các nhà phân tích cho biết, trong khi cả Trung Quốc và Anh đều có nhiều hơn một tàu sân bay trong hạm đội hiện đại của họ, thì cả hai vẫn chưa thực hiện các hoạt động song hành với các tàu sân bay.
Trung Quốc có hai hàng không mẫu hạm đang hoạt động, chiếc Liêu Ninh do Liên Xô chế tạo và chiếc Sơn Đông chế tạo trong nước, trong khi chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba – chiếc Phúc Kiến, đã được hạ thủy nhưng chưa được đưa vào hoạt động.
Nhà phân tích Carl Schuster tại Hawaii, cựu thuyền trưởng Hải quân Mỹ, cho biết các hoạt động của tàu sân bay kép của Ấn Độ trong tuần này cho thấy “sự trẻ hóa của Hải quân Ấn Độ”.
Ấn Độ đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên vào năm 1961 và thêm chiếc thứ hai vào năm 1987. Nước này đã vận hành hai tàu sân bay trong hai lần trước đó, từ năm 1987 đến 1997 và từ năm 2013 đến 2017.
Thông cáo báo chí của Hải quân Ấn Độ gọi các tàu sân bay là “sân bay nổi có chủ quyền”, đồng thời nói thêm rằng “chúng mang đến cho bạn bè của chúng tôi sự đảm bảo rằng Hải quân Ấn Độ có khả năng và sẵn sàng hỗ trợ các nhu cầu an ninh ‘tập thể’ của chúng ta trong khu vực”.
Các lực lượng của New Delhi đã và đang đẩy mạnh hợp tác với hải quân các nước khác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm cả những nước trong quan hệ đối tác không chính thức Quad – Mỹ, Nhật Bản và Úc – trong cuộc tập trận hải quân Malabar hàng năm.
Đức tìm cách 'đẩy vũ khí Nga' ra khỏi thị trường Ấn Độ, nhưng liệu có thành công?
Các nước phương Tây đã có sự e dè trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất tàu ngầm cho Ấn Độ do nước này có mối quan hệ tốt với Nga và chính sách "Sản xuất tại Ấn Độ" nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo việc làm.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức (trái) và người đồng cấp Ấn Độ New Delhi ngày 6/6/2023. Ảnh: REUTERS
Theo báo Kommersant (Nga) ngày 7/6, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đang có chuyến thăm Ấn Độ, điểm đến chính trong chuyến công du châu Á của ông cùng với các điểm dừng ở Singapore và Indonesia. Tại New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết Berlin sẵn sàng cung cấp tàu ngầm cho Ấn Độ và cùng với các đồng minh sẽ tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc của New Delhi vào vũ khí Nga.
Nhận định về tuyên bố trên của Bộ trưởng Quốc phòng Đức, Vasily Kashin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về châu Âu và Quốc tế tại Trường Kinh tế Cao cấp Nga nói: "Không ai ngăn cản Đức cung cấp tàu ngầm và các loại vũ khí khác cho Ấn Độ ngay cả trước khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra và nước này đã làm như vậy với các mức độ thành công khác nhau. Đây là một dự án thương mại bình thường trong lĩnh vực hợp tác quân sự và kỹ thuật, mặc dù là một dự án khá lớn".
"Nhưng những nỗ lực của ông Pistorius với một dự án bán vũ khí của Đức cho Ấn Độ và tuyên bố đó là một 'cuộc chiến chống lại ảnh hưởng của Nga' là khá buồn cười. Ngoài Nga, các đối thủ cạnh tranh đến từ Pháp, Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng tham gia vào quá trình đấu thầu. Một trong số họ thậm chí có vị thế mạnh hơn Đức. Bên cạnh đó, Ấn Độ có thái độ tiêu cực đối với các bài rao giảng về cách họ nên quản lý mối quan hệ với Nga. Một số nước phương Tây, chẳng hạn như Mỹ, đã nhận thấy được vấn đề này. Vì vậy, tuyên bố của ông Pistorius khó có thể giúp các nhà sản xuất Đức giành được gói thầu này", chuyên gia Kashin nêu rõ.
Về phần mình, kỹ sư đóng tàu Vasily Fatigarov nói: "Hợp tác giữa Moskva và New Delhi trong việc đóng tàu chiến và tàu ngầm đã phát triển hơn 30 năm, với việc phía Nga cung cấp cho Ấn Độ các công nghệ cơ bản và giúp tổ chức đóng tàu tại các nhà máy đóng tàu của Ấn Độ. Sự hợp tác này cũng liên quan đến việc đào tạo nhân viên ở Nga cho ngành công nghiệp đóng tàu và hải quân của Ấn Độ. Điều đó nói lên rằng, phía Đức có các dịch vụ và quy trình sản xuất khác nhau, có thể sẽ không quen thuộc với các đối tác Ấn Độ. Ngoài ra, Đức không sẵn sàng chia sẻ công nghệ của họ".
Trước đó hãng tin Reuters dẫn lời ông Pistorius cho biết tập đoàn Thyssenkrupp AG của Đức có khả năng sẽ đấu thầu dự án cung cấp 6 tàu ngầm cho hải quân Ấn Độ trị giá 5,2 tỷ USD, vào thời điểm quốc gia Nam Á này đang tìm cách thúc đẩy sản xuất quốc phòng trong nước nhằm đối phó với sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
"Đây sẽ là một hợp đồng lớn và quan trọng không chỉ đối với ngành công nghiệp Đức mà còn đối với Ấn Độ và quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Đức", ông Pistorius nói. Về phần mình, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng muốn các công ty quốc phòng Đức và châu Âu tăng cường nỗ lực cung cấp cho New Delhi các thiết bị quân sự hiện đại như một cách giúp chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga trong lĩnh vực quốc phòng.
Tàu ngầm là nhu cầu chính của New Delhi do hạm đội tàu cũ của nước này. Để tuần tra hiệu quả ở Ấn Độ Dương, hải quân Ấn Độ cần tối thiểu 24 tàu ngầm thông thường nhưng hiện chỉ có 16 chiếc. Trong đội tàu này, ngoài 6 chiếc được đóng mới, số còn lại đều đã trên 30 năm phục vụ và có khả năng sẽ ngừng hoạt động trong những năm tới.
Ấn Độ, thuộc một phần của cái gọi là nhóm "Bộ tứ" (Quad) gồm Nhật Bản, Mỹ và Australia, đã thúc đẩy các quốc gia này và các đối tác châu Âu chia sẻ công nghệ chế tạo tàu ngầm. Tuy nhiên, nhìn chung đã có sự e dè trong việc chuyển giao công nghệ do Ấn Độ có mối quan hệ tốt với Nga và chính sách "Sản xuất tại Ấn Độ" của Thủ tướng Modi nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo việc làm.
Ấn Độ - ASEAN diễn tập hàng hải Hải quân Ấn Độ và Singapore đang đồng tổ chức Diễn tập Hàng hải ASEAN-Ấn Độ (AIME) từ ngày 2 đến ngày 8.5 trong vùng biển khu vực. Tham dự Diễn tập Hàng hải ASEAN-Ấn Độ (AIME) năm 2023 gồm có 9 tàu, 6 máy bay và hơn 1.800 binh sĩ của các nước thành viên ASEAN và Ấn Độ, theo thông cáo...