Hải quân Ấn Độ quyết tâm không ngồi nhìn Trung Quốc trên đại dương
Hải quân Ấn Độ muốn thể hiện vai trò chủ đạo ở Ấn Độ Dương, không khoanh tay đứng nhìn trước tham vọng gia tăng hiện diện quân sự của Trung Quốc.
Biên đội tàu chiến Hải quân Ấn Độ (nguồn indian.ruvr.ru)
Đài tiếng nói nước Nga ngày 3 tháng 10 đưa tin, Hải quân Ấn Độ không chỉ muốn tích cực chinh phục Ấn Độ Dương, mà còn muốn tiến quân đến vùng biển xa xôi khác. Ngày 1 tháng 10, một hạm đội 4 tàu chiến nước này đã xuất phát từ Mumbai, chạy hướng bờ biển Đông Phi.
Trong chuyến đi 50 ngày, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Mumbai, tàu hộ vệ tàng hình INS Talwar và INS Teg, tàu chở dầu INS Deepak sẽ thiết lập “cây cầu hàng hải” với các nước ven biển Ấn Độ Dương.
Được biết, cảng Antisiranana của Madagascar sẽ trở thành cảng đầu tiên hạm đội Ấn Độ đến thăm. Tổng chỉ huy hạm đội này là Tư lệnh Hải quân miền Tây Ấn Độ, chuẩn đô đốc R. Hari Kumar.
Trước đây, Hải quân Liên Xô cũng thông qua chuyến đi như vậy bắt đầu biến hạm đội nước này thành hạm đội cấp đại dương – Phó viện trưởng thứ nhất Viện nghiên cứu địa-chính trị Nga Konstantin Sivkov chỉ ra.
“Đây đương nhiên là một chuyến đi mang tính tiêu chí. Mục đích của chuyến đi này là để khám phá các khu vực quan trọng, nghiên cứu hải đồ/thủy văn, đặc tính di chuyển của tàu và thiết lập quan hệ với các nước ven biển.
Video đang HOT
Ở góc độ chiến lược quân sự, còn có thể tổ chức chỉ huy hoạt động tầm xa của cụm tàu chiến và nghiên cứu vấn đề cung ứng cho tàu” – Sivkov nói.
Tàu hộ vệ INS Teg Type 11356 của Hải quân Ấn Độ, do Nga chế tạo (ảnh tư liệu)
Ngày 20 tháng 10, tàu hộ vệ INS Teg của cụm tàu chiến này sẽ đến căn cứ quân sự chính của Hải quân Nam Phi cách Cape Town không xa. Ở đây, nó sẽ tham gia “Diễn tập trên biển Ấn Độ-Brazil-Nam Phi” (IBSAMAR) – Konstantin Sivkov cho biết.
Konstantin Sivkov nói: “Điều đáng chú ý là, sẽ tổ chức diễn tập quân sự với Brazil và Nam Phi. Đây là xây dựng hợp tác về chiến lược quân sự với các nước BRICS, hiệp đồng với hạm đội các nước hữu nghị, đồng thời tổ chức hành động liên hợp trong nhóm hạm đội liên hợp”.
Sivkov cho rằng, chuyến đi xa lần này của Hải quân Ấn Độ chắc chắn là một biểu hiện tiến hành cạnh tranh với Trung Quốc, trong khi đó, hạm đội Trung Quốc cũng đang tích cực hoạt động ở Ấn Độ Dương.
“Rõ ràng, Ấn Độ đang giương cờ, Hải quân Ấn Độ đang thể hiện khả năng và quyết tâm hành động ở vùng biển xa xôi và bảo vệ lợi ích quốc gia. Trước hết là nhằm vào châu Âu và Trung Quốc, đương nhiên cũng phát đi tín hiệu với Trung Quốc. Để Trung Quốc hiểu rằng, khu vực có sự hiện diện của hạm đội Trung Quốc sẽ có Hải quân Ấn Độ xuất hiện” – Sivkov nói.
Tàu hộ vệ tàng hình lớp Talwar, Hải quân Ấn Độ (ảnh tư liệu)
New Delhi không thể khoanh tay đứng nhìn trước hoạt động liên tục của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Đầu tháng 9, tàu ngầm diesel-điện Type 039 lớp Tống Trung Quốc đã lần đầu tiên đến Colombo, Sri Lanka.
Còn trước đó, tàu khu trục tên lửa Trường Xuân và tàu hộ vệ tên lửa Thường Châu cũng đã tổ chức diễn tập quân sự liên hợp với các tàu chiến của Hải quân Iran và Pakistan, đã đến cảng Bandar Abbas và cảng Karachi.
Tuần trước, tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Robin Dhowan tuyên bố: “Ấn Độ Dương là khu vực hoạt động của chúng tôi. Chúng tôi luôn theo dõi chặt chẽ hoạt động của Trung Quốc ở khu vực này, tiến hành đánh giá đối với mối đe dọa xuất hiện và đưa ra kế hoạch phản ứng của chúng tôi, chúng tôi luôn chuẩn bị trước các hành động”.
Theo Giáo Dục
Mỹ sẽ trợ giúp Ấn Độ chế tạo tàu sân bay
Giới chức chính phủ Mỹ đang thảo luận với những người đồng cấp Nhật về việc trợ giúp hải quân Ấn Độ chế tạo các tàu sân bay.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ.
Nhiều nguồn tin ngoại giao tiết lộ với hãng tin NHK của Nhật rằng giới chức từ cả 2 nước đang đặt nền móng cho chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Đây sẽ là chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Washington của ông Modi kể từ khi nhậm chức hồi tháng 5.
Thủ tướng Modi dự kiến sẽ thăm Mỹ từ 29-30/9 và sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama.
Giới phân tích tại Washington cho rằng hai nhà lãnh đạo nhiều khả năng cố gắng tìm cách đối phó với sự hiện diện hải quân ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Hồi đầu tháng này, Thủ tướng Modi và người đồng cấp Nhật Shinzo Abe đã nhất trí tăng cường quan hệ an ninh.
Hai thủ tướng đã nhất trí rằng hải quân Ấn Độ và lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung thường xuyên. Họ cũng thống nhất đẩy nhanh các cuộc đàm phán để Nhật xuất khẩu thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ.
An Bình
Theo NHK
Trung Quốc và kế hoạch chiến tranh hão huyền Theo Strategy Page, Trung Quốc có một lịch sử lâu dài tự đánh giá quá cao năng lực của bản thân mình trong các giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh. Trang mạng Strategy Page (Mỹ) đăng bài viết đề cập tới vấn đề: Liệu Trung Quốc có thể đánh bại lực lượng của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương bằng một cuộc...