Hải quân 16 nước tập trận rà phá ngư lôi ngoài khơi Singapore
Cuộc diễn tập chống ngư lôi vùng biển Tây Thái Bình Dương lần thứ 6 sẽ giúp xây dựng năng lực và củng cố sự phối thuộc hoạt động giữa các nước tham gia.
Một số tàu tham gia diễn tập neo đậu ở Căn cứ Hải quân Changi. (Nguồn: MINDEF)
Từ ngày 25-31/8, Hải quân Singapore và Hải quân Indonesia đã đồng chủ trì cuộc diễn tập chống ngư lôi vùng biển Tây Thái Bình Dương (WP MCMEX) lần thứ 6, với sự tham gia của hải quân 16 nước.
Bộ Quốc phòng Singpore cho biết, hơn 800 quân nhân, 13 tàu và 5 nhóm thiết bị lặn đến từ 16 nước đã tham gia cuộc diễn tập năm nay. Theo đó, các bên trao đổi nghiệp vụ và tiến hành diễn tập rà phá ngư lôi ở khu vực Eo Singapore và vùng biển ngoài khơi đảo Pulau Bintan của Indonesia.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Tư lệnh Hải quân Singapore, Chuẩn Đô đốc Lai Chung Han đã nêu bật tầm quan trọng của hợp tác song phương trong duy trì tự do hàng hải trên các tuyến vận tải biển, và sự cần thiết phải cảnh giác và sẵn sàng ứng phó trước các mối đe dọa.
Theo ông Lai, cuộc diễn tập năm nay sẽ giúp xây dựng năng lực và củng cố sự phối thuộc hoạt động giữa các nước tham gia, đồng thời cũng là một diễn đàn hữu ích để thúc đẩy tình hữu nghị và củng cố sự hiểu biết chung.
WP MCMEX diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS). Thông cáo Bộ Quốc phòng Singapore khẳng định việc có thêm các nước WPNS tham dự diễn tập năm nay phản ánh cam kết mạnh mẽ của các nước trong hợp tác đa phương và thúc đẩy an ninh khu vực./.
Theo Việt Hải/Singapore(Vietnam )
J-20 và J-31 Trung Quốc sẽ làm thay đổi triệt để cân bằng sức mạnh khu vực?
Sự xuất hiện của 2 loại máy bay này có thể làm thay đổi hoàn toàn trạng thái xung đột với Mỹ và làm thay đổi kích bản "thu hồi" Đài Loan của Trung Quốc...
Số lượng máy bay quân sự Không quân Trung Quốc đứng thứ ba thế giớiBáo Mỹ so sánh máy bay F-22, F-35 với J-20, J-31 là để đòi tiền tiêu?Máy bay J-20 Trung Quốc có thể biên chế vào năm 2017, sản lượng kém J-10
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 21 tháng 8 dẫn trang mạng tuần báo "Quan điểm của chúng tôi" Nga đưa tin, là siêu vũ khí của Trung Quốc, sự xuất hiện của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm se làm thay đổi triệt để cân bằng sức mạnh khu vực.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Do nguyên nhân lịch sử, Không quân Trung Quốc trước đây lạc hậu nghiêm trọng so với không quân các nước lớn khác, đặc biệt là Mỹ. Hiện nay, Trung Quốc chuẩn bị bắt đầu sản xuất máy bay chiến đấu J-20 va J-31, tính năng của chúng có thể "sánh ngang" với F-22 Raptor va F-35 Lightning Mỹ.
Rất nhiều quan chức va phi công Mỹ nghi ngờ Trung Quốc sở dĩ có thể chế tạo may bay chiên đâu hiện đại thế hệ mới là vì đã thông qua máy tính tấn công mạng Chinh phu My đánh cắp công nghệ. Trung Quốc còn sử dụng công nghệ in 3D nâng cao tốc độ va hiệu suất sản xuất máy bay.
Như vậy, đến năm 2018, Trung Quốc có thể trang bị J-20 Hắc Ưng, đến năm 2020 có thể trang bị J-31 Cốt Ưng. Máy bay chiến đấu thế hệ mới không chỉ có thể cải thiện rõ rệt năng lực phòng ngự của Trung Quốc, mà còn có thể tăng cường tiềm lực tiến công, có thể sử dụng khi "thu hồi" Đài Loan.
Trong giai đoạn các năm 1990 - 1992, Không quân Trung Quốc đã mua 24 máy bay chiến đấu Su-27 từ Nga, sau đó tiến hành sửa đổi một chút, bắt đầu sản xuất J-11 phiên bản nội địa. Để phản hồi, Mỹ đã bán 150 may bay chiên đâu F-16 cho Đài Loan.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Nhập khẩu máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Su-27 đã mở ra chương mới trong lịch sử Không quân Trung Quốc. Năm 2010 một nửa máy bay của Không quân Trung Quốc vẫn có nguồn gốc từ MiG-19 và MiG-21 do Liên Xô nghiên cứu chế tạo vào thập niên 1950 - 1960.
Nhưng, 5 năm gần đây, thực lực của Không quân Trung Quốc đã tăng mạnh. Giao dịch cung ứng 24 máy bay chiến đấu thế hệ 4 Su-35 giữa Trung-Nga sẽ là một động lực mới. Ngoài ra, Trung Quốc còn đang tích cực phát triển công nghệ may bay chiên đâu thế hệ thứ năm.
Hiện nay, máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Trung Quốc là J-11, nhưng hiệu quả va độ tin cậy của loại may bay chiên đâu này vẫn đáng nghi ngờ. Sự kiện nổi bật nhất của dòng máy bay chiến đấu này là tháng 8 năm 2014 đánh chặn một chiếc máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Mỹ ở vùng biển cách đảo Hải Nam 217 km về phía đông.
J-11 từng 2 lần tiếp cận nguy hiểm máy bay Mỹ trong phạm vi 50 m. Phi công Trung Quốc dùng động tác cơ động cứng rắn để phát đi tín hiệu rõ ràng: Trung Quốc sẽ không cho phép Mỹ hiện diện ở vùng trời vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Tư năm 2008 đến nay, Trung Quốc kiên trì thiết kế va sản xuất máy bay khái niệm thế hệ thứ năm, vừa sử dụng cho không quân nước mình, vừa tiêu thụ trên thị trường thế giới.
2 công ty con của Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ chương trình, lần lượt là J-20 của Công ty công nghiệp máy bay Thành Đô và J-31 của Công ty công nghiệp máy bay Thẩm Dương.
Rất có thể, J-20 va J-31 sẽ bổ sung cho nhau sau khi trang bị cho Không quân Trung Quốc. J-20 hiện ở trong giai đoạn hoàn thiện tương đối cao, nó bay thử lần đầu tiên vào năm 2011, dự tính sẽ hình thành sức chiến đấu ban đầu trước năm 2018.
Do 2 loại máy bay còn ở trong giai đoạn máy bay thử nghiệm, tính năng cụ thể của chúng tạm thời còn chưa rõ. Nhưng, theo suy đoán, J-20 se giúp cho Trung Quốc có năng lực thực hiện đột kích tầm xa, vươn tới bất cứ địa điểm nào ở khu vưc Tây Thai Binh Dương.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Nó sẽ còn trở thành loại máy bay đầu tiên của Trung Quốc sử dụng công nghệ tàng hình. Trong chiến đấu, J-20 rất có thể thực hiện nhiệm vụ không chiến, hạn chế vùng phủ sóng của radar địch.
Trong khi đó, J-31 có thể trở thành máy bay bổ sung khá mạnh của J-20, giống như máy bay chiến đấu F-22 và F-35 của Mỹ.
Quan chức Mỹ cho rằng, J-31 có tính năng tương đương với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Quân đội Mỹ, thậm chí có ưu thế hơn đối phương, chăng han F-15 Strike Eagle và F/A-18 Super Hornet, hơn nữa còn có khả năng chống chọi máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 và F-35.
Nhưng, điều này ở mức độ rất lớn sẽ tùy thuộc vào vài nhân tố, bao gồm kỹ năng của phi công, số lượng máy bay, độ tin cậy của radar và các thiết bị máy bay khác của Trung Quốc.
Cuối năm 2014, Lâm Tả Minh - Chủ tịch hội đồng quản trị Công nghiệp hàng không Trung Quốc từng đưa ra dự đoán mạnh dạn, chỉ rằng, sau khi J-31 cất cánh, sẽ có thể dễ dàng đối phó F-35.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Mặc dù Trung Quốc chưa có loại máy bay chiến đấu nào có thể hoàn toàn sánh ngang với máy bay thế hệ thứ năm của Mỹ, nhưng sự xuất hiện của chúng không chỉ có thể làm thay đổi triệt để trạng thái xung đột với Mỹ, mà còn có thể làm thay đổi kịch bản có thể "thu hồi" Đài Loan của Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc quyết định phát động tiến công ở khu vực eo biển Đài Loan, dù sao Không quân Trung Quốc hàng năm đều đang diễn tập loại chiến thuật này, đoạt lấy quyền kiểm soát trên không sẽ có ý nghĩa quan trọng.
Đây là do vùng trời eo biển Đài Loan không lớn, Không quân Trung Quốc có năng lực thông qua máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không mạnh của họ để kiểm soát toàn bộ vùng trời eo biển Đài Loan.
Nếu Không quân Trung Quốc không thể ngăn cản hoặc giảm bớt rõ rệt cường độ hỏa lực phản kích phải đối mặt khi tàu chiến Hải quân Trung Quốc vượt qua eo biển Đài Loan, thì nhiệm vụ tương ứng hầu như chắc chắn thất bại.
Trong khi đó, sự xuất hiện của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm có thể bảo đảm ưu thế trên không quan trọng, thúc đẩy thực hiện thuận lợi hành động thống nhất. Trong khi đó, loại tình hình này gây ra lo ngại cho các cấp của Mỹ, bao gồm cấp độ chiến lược, chiến dịch và chiến thuật.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Đông Bình (nguồn mạng sina)
Theo giaoduc
Top 5 vũ khí bí mật chống lại Mỹ của Trung Quốc Theo một bài báo trên tạp chí National Interest, 5 loại vũ khí "bí mật" của Trung Quốc được phát triển đối phó với Mỹ và các đồng minh Mỹ thật sự là mối đe dọa nghiêm trọng cho cuộc chạy đua giành quyền kiểm soát phía Tây Thái Bình Dương. Do sự phụ thuộc nặng nề của quân đội Mỹ vào phổ...