Hai phụ nữ miễn nhiễm với HIV
Đó là một phụ nữ Việt Nam sống với chồng bị HIV 10 năm và một gái làng chơi Kenya đã phục vụ hơn 2.000 khách.
Cả hai không dùng biện pháp phòng tránh nào nhưng đều không bị nhiễm căn bệnh thế kỷ này.
1. Người phụ nữ Việt 10 năm sống với chồng bị HIV
Chị Thủy (tên nhân vật đã thay đổi) sinh năm 1962 và chị biết chồng nhiễm HIV 6 năm trước khi cưới nhưng vì tình yêu, chị vẫn tiến tới hôn nhân.
10 năm chung chăn gối với chồng mà không hề dùng biện pháp phòng tránh, 2 lần hư thai nhưng chị Thủy không bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ.
Chính bác sĩ Cao Hữu Nghĩa, Viện Pasteur TP HCM, người trực tiếp khám cho chị Thủy, cũng không tin việc chị âm tính với HIV dù khám tới 3 lần.
Video đang HOT
‘Bác sĩ kết luận, cơ thể tôi có khả năng không bị lây HIV’, chị Thủy tâm sự.
Ngoài HIV, chị Thủy cho biết, chồng còn bị bệnh viêm gan siêu vi B và giang mai tiềm ẩn. Dù vậy, chị cũng không bị lây dù không dùng biện pháp phòng tránh nào.
2. 20 năm làm nghề mại dâm vẫn không lây HIV
Năm nay, Jacinta Kerabu đã 47 tuổi. Chị là người Kenya và đã có 20 năm hành nghề mại dâm để kiếm sống.
Trong quãng đời cay cực đó, chị phải phục vụ hơn 2.000 khách mua dâm trong điều kiện không an toàn và không ít người trong số đó mang virus HIV.
Nhưng các nhà khoa học đã bất ngờ khi phát hiện Jacinta hoàn toàn không mắc phải căn bệnh thế kỷ.
Vì vậy, họ đã hy vọng, thông qua việc nghiên cứu cơ thể Jacinta, một ngày không xa, sẽ tìm ra văcxin tiêm chủng nhằm chống lại căn bệnh suy giảm hệ miễn dịch.
Theo Đất việt
10 năm tới sẽ có vắcxin phòng HIV
Các nhà khoa học Australia đã tiến thêm một bước trong việc tìm ra vắcxin phòng chống căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và hy vọng có thể đưa ra liệu pháp phòng căn bệnh này trong vòng một thập kỷ tới.
Các chuyên gia thuộc Đại học tổng hợp Melbourne đã phát hiện ra rằng những người nhiễm HIV sản sinh ra một loại kháng thể gọi là ADCC, có tác dụng kích thích hệ miễn dịch tìm kiếm và tấn công virus HIV.
Giáo sư Stephen Kent, tác giả chính của báo cáo về những phát hiện mới, cho biết việc phân tích các mẫu máu cũng phát hiện ra rằng các kháng thể buộc virus HIV phải thay đổi và làm cho chúng suy yếu hơn.
Tuy nhiên, giáo sư Kent cho biết chỉ đến khi cơ thể bị nhiễm virus HIV thì các kháng thể này mới phát triển, nên trên thực tế các kháng thể này không thể cứu được bệnh nhân HIV khi đã bị nhiễm. Vấn đề nằm ở chỗ nếu chúng ta có thể kích thích các kháng thể này trước khi bạn chính thức bị nhiễm, thì có thể ngăn chặn được sự lây nhiễm hoàn toàn. Nếu sản xuất được loại vắcxin chứa kháng thể này thì hoàn toàn có thể ngăn chặn được virus.
Hiện nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Vi trùng học và Miễn dịch học của Đại học Melbourne đang nghiên cứu bào chế loại vắcxin có tác dụng kích thích các kháng thể ADCC.
Theo giáo sư Kent, trên thế giới hiện có khoảng 30 triệu bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 20.000 người Australia và con số này đang tăng lên.
Theo Eva
Vụ cả ấp mang HIV: Người nhiễm kêu cứu Tại Bến Tre, nhiều nông dân kỳ cựu, già đến mức phải chống gậy, cả đời chưa biết "chơi bời" là gì, bỗng nhiên nhiễm HIV... đang làm đơn "cầu cứu" các cơ quan chức năng, đề nghị "minh oan" vì không hiểu sao mình mang căn bệnh thế kỷ. Nguồn gốc lây nhiễm virus HIV tại xã Ngãi Đăng, huyện Mỏ Cày...