Hai phụ nữ gốc Á bị đâm dao ở Mỹ
Hai phụ nữ gốc Á lớn tuổi bất ngờ bị một người đàn ông tấn công bằng dao ở thành phố San Francisco, bang California khi đang chờ xe buýt.
Cảnh sát thành phố San Francisco được điều đến hiện trường chiều 4/5 và phát hiện hai phụ nữ, 65 tuổi và 85 tuổi, bị thương. Các nạn nhân được chuyển đến bệnh viện, song hiện chưa rõ tình trạng của họ.
Nhân chứng nói rằng một người đàn ông cầm dao đi trên phố, đến gần một trạm xe buýt, đâm hai người phụ nữ và bỏ đi.
Cảnh sát đã bắt nghi phạm 54 tuổi vài giờ sau đó. Người đàn ông này sinh sống tại San Francisco.
Cảnh sát làm việc tại hiện trường hai phụ nữ gốc Á bị tấn công bằng dao ở thành phố San Francisco, bang California, Mỹ hôm 4/5. Ảnh: ABC .
Người Mỹ gốc Á đã trở thành mục tiêu của một số cuộc tấn công vô cớ ở khu vực vịnh San Francisco những tháng gần đây và ở các thành phố khác của Mỹ. Công tố viên đã đệ đơn cáo buộc tội hành hung và thù ghét đối với một người đàn ông vào tuần trước. Người này bị cho là đã lăng mạ chủng tộc trước khi hành hung Carl Chan, chủ tịch Phòng Thương mại Khu Phố người Hoa ở thành phố cảng Oakland.
Hồi tháng 3, cụ ông gốc Việt 83 tuổi cũng bị tấn công và ngã gãy cổ ở San Francisco. Cụ bà 77 tuổi cũng trở thành nạn nhân của vụ tấn công tương tự. Cảnh sát đã bắt một người đàn ông vì tội hành hung và ngược đãi người cao tuổi trong hai trường hợp trên.
Video đang HOT
Một cụ ông khác 83 tuổi bị xô ngã hồi tháng 2, dẫn đến gãy xương hông và phải nằm viện nhiều tuần để phục hồi.
Trung tâm Nghiên cứu thù hận trong chủ nghĩa cực đoan tại Cal State San Bernardino đã kiểm tra dữ liệu của cảnh sát từ 16 khu vực pháp lý trên khắp nước Mỹ, cho thấy báo cáo về tội ác chống người gốc Á tăng 164% trong quý đầu tiên năm 2021 so với với cùng kỳ năm trước. New York chứng kiến mức tăng mạnh nhất với 223%, tiếp theo là San Francisco với 140%, Los Angeles 80% và Boston là 60%.
Brian Levin, tác giả của báo cáo, cho biết các khu vực pháp lý trên được chọn vì đông người Mỹ gốc Á và có lịch sử thu thập dữ liệu tội phạm thù ghét đáng tin cậy. “Đây mới chỉ là số liệu của 1/4 năm và tại 16 khu vực pháp lý. Thật kinh hoàng”, ông nói.
Tội ác thù hận được định nghĩa là những hành vi phạm tội được thúc đẩy bởi các đặc điểm như chủng tộc, tôn giáo hoặc khuynh hướng tình dục. Các chuyên gia chỉ ra một số yếu tố đằng sau sự gia tăng này, gồm sử dụng ngôn ngữ kỳ thị như “Kung flu” và “virus Trung Quốc” trong đại dịch Covid-19.
Người gốc Á bị đập búa vào đầu giữa phố Nhà hàng Việt ở Mỹ bị phá hoại 30 Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chống nạn bài Á
Chú xe ôm 70 tuổi nài nỉ: "Cô đi đâu, tôi chở", CĐM khẳng định chú chạy cho khuây khỏa
Câu chuyện về chú xe ôm lớn tuổi nài nỉ khách đi xe đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng.
Tối qua (8/4), mạng xã hội xôn xao câu chuyện chú xe ôm lớn tuổi nài nỉ khách "Cô ơi! Cô đi đâu tôi chở cô đi. Cô đi giùm tôi đi" gây xôn xao mạng xã hội. Theo đó, hàng loạt trang mạng xã hội chia sẻ: "Cụ đã lớn tuổi nhưng vẫn chạy xe ôm truyền thống để kiếm sống. Nhìn cụ rất đáng thương, ở gần trạm xe buýt trường Đại học Y Dược (quận 5, TP.HCM)
Mình vừa ở quê lên, xe thả ngay trước trường Đại học Y Dược, tầm lúc 9h hay sao đó, thì có ông cụ đáng tuổi ông ngoại mình chạy đến và xin mình "Cô ơi! Cô về đâu tui (tôi) chở cô cho. Cô đi giùm tui đi cô". Nhìn cụ lớn tuổi rồi mà còn chạy xe ôm, thương lắm. Nhưng do mình ở xa (Gò Vấp), mà ở đó là quận 5 sợ cụ chạy đường xa nguy hiểm, lại là buổi tối và mình cũng đang chờ bạn đến đón nên mình không đi.
Sau đó mình mang cho cụ vài cái bánh bò và trái cây mình mang từ quê lên. Cụ nhận lấy và cảm ơn mình sau đó ăn ngay như thể rất đói. Mình nói mình ở xa lắm, tận Gò Vấp lận, cụ nói "Không sao đâu cô tui chạy được mà". Mình muốn rớt nước mắt và gửi cụ ít tiền, xin cụ nhận giúp.
Chú xe ôm 70 tuổi gây xôn xao cộng đồng mạng.
Nhìn cụ như vậy mình thấy thương lắm. Tuổi đó thì đáng ra nên ở nhà và được con cháu phụng dưỡng rồi, đằng này cụ lại phải đi ra ngoài chạy xe như vậy mà đến đêm vẫn chưa về.
Ai có đi ngang qua đó cần xe ôm thì đi giúp cụ để cụ có thể trang trải thêm và có thể về nhà sớm hơn chứ không làm mãi đến khuya vậy chưa về hoặc mọi người có lòng hảo tâm thì gửi cụ chút ít.
Không biết mọi người có ai giống mình, rất thương những người già mà phải kiếm sống mưu sinh cực khổ. Mình không phải cao cả gì nhưng thật sự là bây giờ tụi mình sống sung sướng lắm rồi, còn những người già cả lớn tuổi như vậy mà lại phải đi mưu sinh vất vả vậy mong mọi người hãy chung tay giúp đỡ cụ nhé".
Ngay sau khi đăng tải, câu chuyện trên đã thu hút sự quan tâm từ cộng đồng mạng. Ai nấy đều xót xa cho phận đời già yếu vẫn phải mưu sinh của chú xe ôm, đồng thời hi vọng những ai ngang qua đó có thể giúp đỡ chú.
Bạn Duy Tân Võ xúc động: "Vẫn chiếc xe đó, vẫn dáng người đó, vẫn ở vị trí đó, 6 năm rồi giờ vô tình gặp lại hình ảnh của ông trên trang này. Ông đã già và có vẻ yếu hơn xưa nhiều. Khi còn đang học ở Đại học Y Dược, mình mỗi lần về quê lên thường đi xe ôm của ông về nhà trọ ở đường Bà Triệu, dù đoạn đường đi bộ chỉ 500m là tới, gửi ông 20 nghìn đồng không thấm là bao với cuộc sống bon chen ở Sài Gòn. Ra trường từ năm 2016 đến giờ chưa gặp lại ông".
Ai nấy đều xót xa cho phận đời già yếu vẫn phải mưu sinh của chú xe ôm, đồng thời hi vọng những ai ngang qua đó có thể giúp đỡ chú. (Ảnh chụp màn hình)
"Ai không đi được thì mọi người ghé biếu ông chút ít nhé. Tại xe ông cũ, yên sau ông lót tấm ván bằng cây. Mình lâu lâu ở quê lên Sài Gòn có em rước nhưng khi ghé Đại học Y Dược gặp ông là mình đi xe của ông. Xe ông thấy cũ chứ mạnh lắm, các bạn đừng sợ xe ông yếu.
Vừa rồi mình đi là lúc trong Tết, ông vẫn còn chạy ở Đại học Y Dược. Mình thường gặp ông ở đó làm tầm tối, từ 19-22h", nickname Ngân Kim Bùi cho hay.
Theo tìm hiểu, câu chuyện mà các trang mạng xã hội rần rần chia sẻ từ tối qua đến giờ từng xuất hiện trên mạng xã hội vào năm 2018. Khi ấy rất nhiều người đã đến giúp đỡ chú xe ốm rồi tình cờ biết được hoàn cảnh của chú.
Bạn Trúc Phương, hiện đang sinh sống tại TP.HCM - một người chuyên giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn cho biết: "Trường hợp của ông từ rất lâu rồi, năm 2018 lận. Khi ấy mình có chia sẻ câu chuyện đó luôn. Dẫu vậy mình vẫn tìm hiểu xem ông còn chạy xe ôm ở đó hay không?
Và mình đã biết được hoàn cảnh cụ thể của ông: Gia đình ông không có khó khăn gì. Ông hiện 70 tuổi, chạy xe từ 19h30 đến 22h trong ngày cho khuây khỏa rồi kiếm tiền ăn uống với mua báo đọc. Ông bảo ngại xin tiền con cháu nên tự lập kiếm tiền phục vụ nhu cầu cá nhân. Ông bị lãng tai và bệnh tim, một lần khám mất mấy trăm thì có con cái lo".
Hiện câu chuyện về chú xe ôm vẫn thu hút sự quan tâm từ cộng đồng mạng.
Người phụ nữ gốc Á bị đạp lên đầu giữa phố ở New York Người đàn ông giẫm đap người phu nư châu A (65 tuổi) ngã xuống via he ở New York, Mỹ. Các nhân viên chứng kiến sự việc đã bị đình chỉ công tác vì không giúp đỡ nạn nhân.