Hải Phòng:Triệt phá đường dây “đối lưu gái gọi”
Công an quận Kiến An, Hải Phòng phát hiện gần đây, xuất hiện một nhóm đối tượng thường xuyên môi giới, dẫn dắt gái mại dâm hoạt động tại địa bàn Hải Phòng. Qua xác minh, đây là đường dây “gái gọi”, liên quan nhiều đối tượng trên địa bàn Hải Phòng.
Trong đó, hai đối tượng cầm đầu có vai trò môi giới, dẫn dắt gồm: Nguyễn Thị Ngoan (tức Linh), SN 1987, ở số 16/136/173 Hàng Kênh, quận Lê Chân và Nguyễn Duy Khiêm, SN 1972, ở số 18/274 Lạch Tray, phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Trong đó, Khiêm là đối tượng có 2 tiền án. Năm 1997, y phạm tội tang trữ trái phép chất ma tuý, bị TAND quận Ba Đình Hà Nội tuyên phạt 36 tháng tù giam. Năm 2003 Khiêm tái phạm tội danh cũ, bị TAND thành phố Hà Nội xử 7 năm, 6 tháng tù giam.
Hai đối tượng môi giới dẫn dắt “gái gọi”
Video đang HOT
Khiêm và Ngoan thường xuyên “chăn dắt” một số “ca ve”. Khi Ngoan không đáp ứng đủ “hàng” cho khách, thì gọi điện thoại báo cho Khiêm cung cấp. Khiêm lại điện thoại triệu tập “ca ve”, thuê taxi đưa đến địa điểm theo yêu cầu và nhận tiền từ trực tiếp từ Ngoan. Ngược lại khi Khiêm không đáp ứng đủ “hàng” cho khách, thì đã có Ngoan cung cấp…
Hai đối tượng này cứ thế thường xuyên liên kết với nhau “đối lưu” gái mại dâm, hình thành một đường dây gái gọi ở đất Cảng. Để đấu tranh triệt phá đường dây “gái gọi” nguy hiểm này, Công an quận Kiến An đã xác lập chuyên án 712M và giao cho Đội CSĐT tội phạm hình sự chủ công thực hiện.
Sau một thời gian trinh sát thu thập tài liệu, 17giờ20′ ngày 10-7-2012, các trinh sát bắt quả tang tại các phòng 402, 403 và 404 nhà nghỉ VA, phường Bắc Sơn, quận Kiến An, 3 đôi nam nữ đang có quan hệ tình dục, trong đó có cả Nguyễn Thị Ngoan. Hai gái mại dâm còn lại gồm Hoàng huyền Thanh, SN 1991, ở quận Hải An, Hải Phòng và Nguyễn Thị Ngọc, SN 1992, ở huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
Điều đáng chú ý, hai gái mại dâm này đều có hoàn cảnh bố mẹ ly hôn, không được gia đình quan tâm giáo dục. Từ đó, chúng sớm bỏ học và trở thành những kẻ “lệch hộp” (sống lang thang). Ngay từ năm học lớp 11 phổ thông, Huyền Thanh đã chơi bời trác táng, có con, lấy chồng rồi theo lối mòn của bố mẹ cũng ly hôn. Không chịu lao động, lại là nô lệ của các trò game mạng, Huyền Thanh chọn con đường kiếm tiền bằng bán dâm “gái gọi” để ăn chơi. Còn Nguyễn Thị Ngọc, sau khi bố mẹ bỏ nhau, Ngọc cũng bỏ học luôn.
Do chơi bời, năm 2008 Ngọc bị một đường dây tội phạm lừa bán cho động mại dâm ở nước ngoài. Có cơ hội trở về nước, nhưng Ngọc không làm ăn chân chính, mà lại sa vào đường dây “gái gọi” của Nguyễn Thị Ngoan. Sau khi bắt quả tang 6 đối tượng mua bán dâm, cơ quan điều tra củng cố tài liệu và 8h00′ ngày 11-7 đã bắt khẩn cấp Nguyễn Duy Khiêm.
Trước đó, sáng 10-7, Trần Văn Mạnh, ở Hải Phòng, thay mặt cho hai người bạn gọi điện cho Nguyễn Thị Ngoan, đặt vấn đề mua dâm. Buổi chiều cùng ngày, tại quán café 137 đường Trường Chinh, quận Kiến An, Mạnh và Ngoan thoả thuận giá mỗi “gái gọi” là 1,5 triệu đồng. Để đủ “hàng”, Ngoan trực tiếp “tiếp khách” và điện thoại yêu cầu Nguyễn Duy Khiêm gọi thêm Hoàng Huyền Thanh. Chiều tối cùng ngày, khi các đối tượng đang thực hiện hành vi mua bán dâm thì bị lực lượng công Tan bắt quả tang.
Tại cơ quan điều tra, mặc dù đều ngoan cố, quanh co, song cuối cùng các đối tượng cũng phải cúi đầu khai nhận hành vi vi phạm pháp luật. Trong phi vụ mua bán dâm này, Nguyễn Thị Ngoan trực tiếp nhận của khách 5 triệu đồng gồm 4,5 triệu tiền bán dâm của cả ba người và 500 nghìn đồng công môi giới của Ngoan. Thường Ngoan sẽ chỉ chi cho mỗi gái bám dâm 1 triệu đồng, số còn lại thị chiếm cả. Còn Huyền Thanh không được hưởng trọn 1 triệu đồng, vì phải chi cho Khiêm 250 nghìn đồng công Khiêm môi giới. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền trên, Ngoan chưa kịp phân phát đã bị lực lượng công an thu giữ làm vật chứng vụ án. Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục đấu tranh mở rộng án.
Theo CATP
Đà Nẵng: Nữ nhân viên trộm gần 800 triệu đồng đánh đề
Ngày 8-5, Cơ quan CSĐT CATP. Đà Nẵng cho biết hiện đang củng cố hồ sơ điều tra làm rõ đối tượng Nguyễn Thị Ngoan (ảnh, SN 1984, quê Nghệ An, tạm trú tại kiệt 203 đường Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng) về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bị bắt tạm giam ngày 28-4-2012, Ngoan là nhân viên ngân quỹ của Phòng giao dịch (PGD) Sơn Trà thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh TP.Đà Nẵng...
Đầu năm 2012, CATP. Đà Nẵng nhận đơn của SHB Đà Nẵng về việc kho quỹ "hụt" số lượng lớn tiền, nghi vấn một nhân viên thuộc PGD Sơn Trà có biểu hiện bất minh, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - CATP. Đà Nẵng nhanh chóng vào cuộc và chỉ trong thời gian ngắn, kẻ "rút ruột" kho quỹ đã lộ diện, đó chính là Nguyễn Thị Ngoan.
Quá trình điều tra cho thấy sau khi tốt nghiệp một trường cao đẳng, Ngoan được nhận vào làm nhân viên ngân quỹ tại PGD Sơn Trà - SHB Đà Nẵng. Ngoan thuê phòng trọ tại đường Phan Tứ (quận Ngũ Hành Sơn) nên thường hay đi chợ Bắc Mỹ An. Ngay tại điểm giữ xe có mấy bàn ghi đề thu hút rất đông người tham gia. Đầu tiên thấy lạ, Ngoan ghé lại xem rồi ghi vài chục ngàn đồng cho vui. Máu đỏ đen tăng theo cấp số nhân, từ vài chục ngàn đồng, Ngoan đã ghi đề lên vài triệu đồng. Đến cuối tháng 11-2011, chỉ trong thời gian ngắn, nhiều tiền bạc, tài sản cứ theo con đề cuốn gói ra đi và Ngoan còn nợ lên đến 50 triệu đồng. Để gỡ gạc, Ngoan nghĩ cách "rút ruột" kho quỹ.
Ngoan để ý trong thời gian gần đây, cuối ngày khi chốt lại sổ sách tiền bạc, nhân viên kiểm soát tại PGD Sơn Trà và nhân viên kiểm ngân tại tổ ngân quỹ SHB Đà Nẵng không trực tiếp kiểm đếm tiền mặt tồn quỹ thực tế. Lợi dụng sơ hở đó, Ngoan "rút ruột" các cọc tiền có mệnh giá 500 ngàn đồng bỏ vào túi xách. Từ ngày 3-12 đến 26-12-2011, Ngoan đã 11 lần lấy tiền mặt tồn quỹ của PGD Sơn Trà, lần ít nhất là 20 triệu, lần nhiều nhất 120 triệu đồng, tổng số tiền hơn 785 triệu đồng để "nướng" vào số đề.
Chiều 30-12-2011, linh tính mách bảo lần này sẽ có sự kiểm đếm gắt gao, rà soát cuối năm nên khi chuyển thùng tiền về nhập kho SHB Đà Nẵng, Ngoan sợ bị lộ nên đã bỏ thùng tiền tại kho đi về phòng trọ và tắt điện thoại di động... Trước hành động trên, nhận định Ngoan có vấn đề nên SHB Đà Nẵng đã thanh kiểm tra và sau đó báo cho công an vào cuộc.
Theo trình bày của các nhân viên tổ kiểm ngân SHB Đà Nẵng, do thời điểm cuối năm (tháng 12-2011) lượng tiền của các PGD chuyển về nhập quỹ cuối ngày nhiều, họ chủ quan, tin tưởng vào việc kiểm đếm của kiểm soát viên nói chung và Nguyễn Thị Ngoan nói riêng nên không kiểm đếm lại tiền mặt tồn quỹ thực tế. Họ chỉ căn cứ vào chứng từ, số liệu trên hệ thống kế toán để ký tiếp nhận tiền trong thùng đem nhập kho, vì vậy đã tạo kẽ hở cho Nguyễn Thị Ngoan "rút ruột" một cách dễ dàng. Đây cũng là bài học lớn cho các ngân hàng.
Theo CATP