Hải Phòng xử lý cán bộ hải quan nhận tiền doanh nghiệp
Ngay sau sự việc doanh nghiệp phải chi tiền ngoài để làm thủ tục hải quan ở cảng Đình Vũ và cảng Hải phòng, chiều nay (30/6), Tổng cục Hải quan, Thành uỷ Hải Phòng đã có chỉ đạo xử lý nghiêm khắc đối với những tiêu cực ở những đơn vị này.
Cục Hải quan Hải Phòng đã ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 3 cán bộ trực tiếp nhận tiền của doanh nghiệp là ông Nguyễn Đình Sơn, ông Vũ Trọng Bình thuộc Đội giám sát cổng cảng, Chi cục hải quan cửa khẩu khu vực I và ông Tạ Hữu Văn thuộc Đội giám sát cổng cảng, tàu, kho bãi, Kiểm soát hải quan, Chi cục hải quan cửa khẩu Cảng Đình vũ.
Bên cạnh đó, Cục hải quan sẽ tăng cường đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát hoạt động công vụ của cán bộ hải quan.
Hình ảnh cắt từ phóng sự của VTV
Trước đó, 3 cán bộ hải quan này đã nhận tiền để thực hiện thủ tục hải quan cho doanh nghiệp. Việc nhận tiền diễn ra công khai, số tiền được tính theo vdoarea và quy định ngầm với nhau, cho nên doanh nghiệp tự tính tiền theo hàng hoá của mình để đưa cho cán bộ hải quan.
Video đang HOT
Theo VTV
Những mánh khóe buôn lậu đường hàng không
- Trong thời gian qua, hoạt động của tội phạm buôn lậu tuyến đường hàng không tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi...
Ảnh minh họa
Thủ đoạn mới, đủ mọi mánh khóe
Để ngăn chặn tình trạng nhập lậu thiết bị y tế cũ, nát về Việt Nam, vừa qua, Tổng cục Hải quan đã chuyển loại thiết bị y tế thông quan về luồng đỏ, nghĩa là bắt buộc phải qua kiểm tra. Nhưng, các đối tượng nhập lậu đã nhanh chóng nghĩ ra những thủ đoạn mới, tinh vi để đối phó với cơ quan chức năng.
Theo tờ khai Hải quan số 23068/NKD01, ngày 12/12/2013, mở tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài của Công ty TNHH A.N.N.A có địa chỉ kinh doanh tại số 18, ngõ 110, Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội thì lô hàng nhập về là một máy sinh hóa tự động Hitachi 917, mới 100%, xuất xứ từ Nhật Bản, công ty mua từ Công ty FAMECO (Pháp). Nhưng khi Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám định phát hiện: Chiếc máy đã qua sử dụng và thực tế ở Nhật Bản đã ngừng sản xuất dòng máy này từ năm 2005.
Trả lời cơ quan chức năng, Giám đốc công ty A.N.N.A Nguyễn Hồng Anh cho rằng: "Có đầy đủ các giấy tờ, chứng chỉ của các nước. Lô hàng này là nó gửi nhầm hang. Khi gửi trả lại lô hàng này thì nó sẽ gửi lại một lô hàng mới ngay".
Tuy nhiên, lực lượng hải quan xác định, đó chỉ là thủ đoạn chạy tội của các doanh nghiệp, và là thủ đoạn hết sức mới vào thời điểm hiện nay. Để tránh sự phát hiện của lực lượng hải quan thì các đối tượng sẽ khai báo các lô thiết bị y tế cũ thành các loại hàng khác để được miến kiểm.
Vào cuối năm 2013, cụ thể là ngày 16/12, lực lượng hải quan tiếp tục phát hiện lô hàng thiết bị y tế cũ nát của Công ty TNHH Kĩ thuật thiết bị y tế Bảo Trâm "đội lốt" hàng mới từ Nhật Bản về Việt Nam. Tại thời điểm lực lượng hải quan kiểm tra lô hàng, Phó giám đốc công ty này là Nguyễn Xuân Tưởng, khi đến làm thủ tục nhận lô hàng, biết bị lộ đã bỏ trốn.
Ngay sau đó, Cục điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, đã khởi tố hai vụ án hình sự về hành vi "buôn lậu" xảy ra tại công ty TNHH kỹ thuật thiết bị y tế Bảo Trân và công ty TNHH thương mại và kinh doanh thiết bị y tế ANNA để điều tra về việc nhập khẩu thiết bị y tế đã qua sử dụng.
Các loại hàng hóa được "tuồn" vào Thủ đô
Từ hai vụ hàng cũ "đội lốt" hàng mới nói trên, lần theo dấu vết các vụ buôn lậu, nhập lậu hàng hóa vào Thủ đô, nhận thấy loai tội phạm này đang diễn ra phức tạp với đủ mọi mánh khóe tinh vi. Nổi lên là trên tuyến đường hàng không, các đối tượng tội phạm lợi dụng việc chuyển hàng hóa qua đường chuyển phát nhanh, giấu hàng hóa trong hành lý mang theo để vận chuyển vào nội địa những hàng hóa cấm như ma túy, chất tiền ma túy, dược phẩm, ngà voi, kim cương, sừng tê giác. Chế độ miễn thuế khi nhập cảnh cũng bị lợi dụng để mang theo những hàng hóa nhỏ gọn, có giá trị cao ra vào nhiều lần.
Ngoài ra, không ít đối tượng lợi dụng sự phân luồng Hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu, hoặc những chính sách ưu đãi của Nhà nước để trốn thuế, trà trộn, nhập lậu hàng hóa cũng như "đánh" hàng cấm nhập khẩu vào nội địa.
Trong năm 2013, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với cơ quan Hải quan phát hiện Hà Anh Tuấn, chủ salon RAVO đã lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với Việt kiều hồi hương để nhập lậu 30 xe ô tô từ nước ngoài về Việt Nam. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án, đang tiếp tục củng cố hồ sơ để khởi tố bị can và các đối tượng liên quan.
Tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài- tuyến đầu trên mặt trận chống buôn lậu ở Hà Nội, thời gian qua, cơ quan hải quan và Công an thành phố đã phát hiện, bắt giữ hàng loạt vụ buôn lậu với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, như: Vụ lô hàng 167 kg ngà voi chứa trong 4 va ly hành lý nhập cảnh vào Việt Nam ngày 6/9/2013 trên chuyến bay SQ176 từ Singapore; vụ vận chuyển 3,6kg cocaine được ngụy trang, cất giấu kỹ trong những chiếc tất chân của Camacho Sillo Emmanuel, quốc tịch Philippines, bay từ Sao Paulo (Brazil) đến Hà Nội...
Từ thực tế cho thấy, hàng trăm, hàng ngàn vụ buôn lậu, gian lận thương mại bị Hải quan Hà Nội và Công an thành phố, phát hiện, bắt giữ, nhưng đáng ngại, tình trạng buôn lậu không giảm mà diễn biến ngày càng phức tạp. Các đối tượng tội phạm sử dụng mọi thủ đoạn, thường xuyên thay đổi quy luật hoạt động để qua mặt lực lượng chức năng.
(còn tiếp)
Khánh Công
Theo_VnMedia
Hà Nội: Chặn ma túy vận chuyển qua đường hàng không - Lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát chặt chẽ hành khách, hàng hóa trên các chuyến bay trọng điểm, đặc biệt là từ khu vực Nam Mỹ, kiên quyết không để đối tượng phạm tội lợi dụng đưa ma túy vào Việt Nam... Ảnh minh hoạ Ngày 19/6, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài cho...