Hải Phòng tiêu thụ hàng tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc?
Nếu không có sự vào cuộc và tiêu hủy kịp thời của cơ quan chức năng, hàng tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc sẽ đến tay người tiêu dùng.
La liệt cơ sở mỹ phẩm “rởm”
Mới đây, Đội quản lý thị trường số 4 – Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công Thương Hải Phòng) đã kiểm tra Công ty CP Hòa Anh (số 37/33 Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền). Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện số lượng lớn mỹ phẩm gồm: son, sữa tắm, dưỡng da, mặt nạ, sữa rửa mặt, xịt khoáng…không có hóa đơn, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Chủ cơ sở không xuất trình được các chứng từ liên quan đến số lượng mỹ phẩm nói trên. Sau đó, lực lượng chức năng tổ chức thu giữ và tiêu hủy số lượng mỹ phẩm này.
Chi cục QLTT Hải Phòng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên thị trường
Trước đó không lâu, cũng Đội Quản lý thị trường số 4 này đã tiến hành xử phạt vi phạm hành
chính 20 triệu đồng đối với Công ty TNHH thương mại dịch vụ Khải Thành (quận Lê Chân, Hải Phòng) đã có hành vi: “Kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ”. Đồng thời, lực lượng chức năng yêu cầu Công ty TNHH thương mại dịch vụ Khải Thành buộc phải tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.
Video đang HOT
Tiếp đó, ngày 2/8, Đội QLTT số 4 qua kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại cơ sở kinh doanh thương mại số 15 Hàng Kênh (phường Trại Cau, quận Lê Chân, Hải Phòng) phát hiện một lượng hàng gồm sữa tắm, kem dưỡng da, tẩy trang, mặt nạ, son, sữa rửa mặt… không rõ nguồn gốc xuất xứ. Cơ quan này đã xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng mỹ phẩm trên theo quy định của pháp luật.
Ngày 5/1/2018, đội QLTT số 8 – Chi cục QLTT Hải Phòng đã kiểm tra và phát hiện khoảng 1 tấn mỹ phẩm của cửa hành kinh doanh mỹ phẩm Thành Ánh (số 80 Nguyễn Lương Bằng, phường Phù Liễn, quận Kiến An, Hải Phòng) không có hóa đơn chứng từ. Đội QLTT số 8 đã ra quyết định xử phạt trên 20 triệu đồng và tạm giữ toàn bộ số mỹ phẩm trên. Đồng thời, cơ quan này áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung, buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa mỹ phẩm vi phạm, trị giá hơn 186 triệu đồng.
Treo đầu dê bán thịt chó
Được biết, thời gian qua đê phuc vu nhu câu lam đep, không it chi em phu nư, nhân viên văn phong, công sơ… tim đên cac cưa hang kinh doanh my phâm lớn, uy tin, lâu năm cua Hai Phong như: Ngọc Trâm (Cát Dài), Hà Tâm (Tô Hiệu), Siêu my phâm (phố Trần Nguyên Hãn)… Tuy nhiên, nhưng cưa hang “uy tin” nay cung đang bay ban không it nhưng san phâm không ro nguôn gôc, chât lương mập mờ.
Là khách hàng thường xuyên và lâu năm của Mỹ phẩm Ngọc Trâm, chi Phương Linh – Môt nhân viên văn phong cho biêt: “Thơi gian gân đây khi sư dung san phâm dâu gôi đâu cua cưa hang tôi thây toc rung nhiêu. Đi kham bac sy noi bi nâm do dâu gôi không phu hơp. Vê đê y ky lai mơi thây bô dâu gôi tôi mua gân 500.000đ nhưng bao bì sản phẩm không có tem chống hàng giả hàng nhái, tên đơn vị nhập khẩu – phân phối, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ…”.
Tiêu hủy số mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Cuôi năm 2015, chi cuc QLTT Hải Phòng phôi hơp vơi Công an kinh tê Hai Phong tiên hanh kiêm tra va băt giư hơn 1.000 chai my phâm cac loai (chu yêu la dâu gôi, sưa tăm) cua cưa hang my phâm Ngoc Trâm. Tai thơi điêm kiêm tra, cưa hang không xuât trinh đươc bât cư giây tơ nao liên quan đên nguôn gôc, xuât xư cua san phâm.
Không chi co my phâm Ngoc Trâm, cưa hang my phâm Hà Tâm – môt trong nhưng điêm ban my phâm lơn nhât, nhi cua Tp. Hai Phong cung co nhưng san phâm không ro nguôn gôc xuât xư. Vào vai khách hàng đến mua sản phẩm, phóng viên như lạc vào “ma trận” dầu gội, sữa tắm có xuất xứ đủ các nước từ châu Âu tới châu Á. Điều đáng nói, hầu hết những sản phẩm này đều không có tem mác nhập khẩu rõ ràng. Vi du san phâm dầu gội đầu của hãng Miss CD co gia 250.000đ nhân viên cưa hang giơi thiêu la san phâm nhâp khâu tư Phap. Tuy nhiên phân hôp phia trên cua san phâm thi dan tem Trung Quôc, dán hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt nhưng không hề có tên đơn vị nhập khẩu và phân phối, không có tem mã vạch…
Sản phẩm dầu gội MissCD mà khách hàng nghi ngờ là hàng kém chất lượng
Ông Đào Văn Long, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục QLTT Hải Phòng cho biết, kết quả trong 6 tháng đầu năm, các thành viên Ban Chỉ đạo 389 Hải Phòng đã tổ chức kiểm tra xử lý 5.140 vụ, nộp ngân sách trên 152 tỷ đồng.
Hải Phòng là cửa ngõ cảng biển và cũng là địa bàn thuận lợi để hàng hóa nhập lậu, đặc biệt là hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, lực lượng chức năng vẫn không thể kiểm soát hết tình trạng hàng giả, hàng lậu tràn lan trên địa bàn.
“Lực lượng chức năng mỏng, trong khi đó các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại rất tinh vi. Bởi vậy, thời gian tới các lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trọng tâm là đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, tăng cường chống buôn lậu thuốc lá, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm” – ông Long cho biết.
Hương Lan
Theo enternews
Phạt 2 tỷ đồng 41 cơ sở sản xuất dược, mỹ phẩm sai phạm
Từ đầu năm 2018 đến nay, Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã phát hiện, xử lý 41 cơ sở dược phẩm, mỹ phẩm trực tiếp do Bộ Y tế quản lý, xử phạt vi phạm hành chính hơn 2 tỷ đồng.
Thuốc y học cổ truyền nhãn hiệu Nam Dược Xoang được rao bán trên mạng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép sản xuất, chưa qua thẩm định chất lượng. Ảnh: S.T
Thông tin trên do Phó Thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Văn Nhiên chia sẻ tại cuộc họp báo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia diễn ra ngày 31/7.
Từ đầu năm 2018 đến nay, Bộ Y tế đã triển khai 6 đoàn kiểm tra về sản xuất, kinh doanh dược, mỹ phẩm tại 43 cơ sở sản xuất có quy mô lớn gồm 28 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc và 15 cơ sở sản xuất kinh doanh mỹ phẩm.
Các đoàn kiểm tra phát hiện, xử lý 41 cơ sở dược phẩm, mỹ phẩm do trực tiếp Bộ Y tế quản lý; xử phạt vi phạm hành chính hơn 2 tỷ đồng.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng Bộ Y tế phát hiện một số sản phẩm thuốc dán nhãn không đúng với mẫu sản phẩm đã được công bố; tờ hướng dẫn sử dụng chưa cập nhật công văn hướng dẫn của Cục Quản lý dược; dán nhãn mỹ phẩm thực hiện chưa đúng quy định.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Nhiên, thời gian qua, hàng giả, hàng không có nguồnn gốc xuất xứ diễn biến phức tạp. Riêng các mặt hàng do Bộ Y tế quản lý như dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu giả, kém chất lượng có chiều hướng gia tăng.
Trước thực trạng trên, Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Phối hợp chặt chặt với các bộ, ngành có liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ và các lực lượng thực thi pháp luật (Công an, Quản lý thị trường) kiểm tra, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm.
Quang Hùng
Theo baohaiquan
Bắt quả tang một người Trung Quốc trộm mỹ phẩm tại Sân bay Đà Nẵng Ngày 31.7, Trung tâm Hàng không sân bay Đà Nẵng cho biết, vừa bàn giao đối tượng Bai Xin Xing (quốc tịch Trung Quốc) cho công an thành phố Đà Nẵng để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản. Bai XinXing bị bắt quả tang tại hàng không sân bay quốc tế Đà Nẵng. Trước đó, tối 27.7, Bai XinXing cùng...