Hải Phòng, Thái Bình nói kiểm soát chặt người vùng dịch về là để… không ‘toang’
Lãnh đạo ngành y tế Hải Phòng và Thái Bình đều cho rằng việc siết chặt các quy định kiểm soát người vùng dịch đến địa phương mình là điều không ai mong muốn nhưng trong tình hình hiện nay thì việc này là cần thiết để không ‘toang’.
Hải Phòng siết chặt các biện pháp quản lý người từ vùng dịch đến địa phương này – Ảnh: NGỌC ÁNH
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Trần Anh Cường – giám đốc Sở Y tế TP Hải Phòng, cho biết sở dĩ địa phương này áp dụng biện pháp cách ly tập trung những người tại vùng dịch Hải Dương, Quảng Ninh và một số điểm dịch bùng phát đã được Bộ Y tế thông báo là để đảm bảo hạn chế mức thấp nhất nguy cơ lây lan của dịch bệnh.
Theo ông Cường, tình hình dịch COVID-19 tại Hải Dương và Quảng Ninh vẫn có những diễn biến rất phức tạp và đây lại là những địa phương nằm tiếp giáp, có hoạt động giao thương lớn với Hải Phòng nên nếu không quản lý chặt thì nguy cơ dịch bùng phát tại Hải Phòng là rất lớn và nếu thành phố bị phong tỏa thì thiệt hại khi đó cũng sẽ rất lớn.
Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ Online , một lãnh đạo UBND TP Hải Phòng cho biết việc áp dụng các biện pháp cách ly người từ vùng dịch đến thành phố được ngành y tế địa phương xây dựng và hướng dẫn các đơn vị triển khai căn cứ mức độ, nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập.
Video đang HOT
Chốt kiểm soát y tế tại khu vực cầu Tân Đệ, Thái Bình – Ảnh: KHÁNH LINH
Tại tỉnh Thái Bình, lãnh đạo tỉnh này cho biết đã có văn bản giao Sở Y tế căn cứ tình hình cụ thể để triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế sau khi nhiều người dân lo ngại trở về quê từ vùng dịch thì sẽ phải cách ly y tế hoặc quay đầu.
Ông Hà Trung Kiên – phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Bình, cho biết việc địa phương này áp dụng các biện pháp cách ly người tại những vùng dịch theo thông báo của Bộ Y tế là điều không ai mong muốn nhưng trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nếu không làm vậy thì địa phương sẽ rất dễ “toang” bởi thực tế nhiều trường hợp F1 tại các vùng dịch đến nay chưa thể truy vết được 100%.
“Người Thái Bình làm việc tại tỉnh Hải Dương rất nhiều và các F1 đang ở bên ngoài hiện cũng chưa thể kiểm soát được 100% nên việc áp dụng cách ly là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Thái Bình” – ông Kiên chia sẻ.
Theo ông Kiên, nếu không kiểm soát chặt để dịch xâm nhập vào tỉnh sẽ gây áp lực rất lớn lên y tế địa phương khi năng lực xét nghiệm diện rộng hiện nay của tỉnh có hạn.
“Chúng tôi biết việc phải cách ly sẽ khiến người dân gặp bất tiện nhưng trong tình hình hiện nay, những người ở vùng dịch nên khắc phục khó khăn, ở yên tại chỗ để vì mục tiêu chung là sớm kiểm soát được dịch COVID-19, không làm tăng thêm nguy cơ lây lan diện rộng ra các địa phương khác” – ông Kiên nêu.
Bảo hiểm xã hội các địa phương tăng tốc hoàn thành nhiệm vụ
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, những tháng đầu năm 2020, Bảo hiểm xã hội (BHXH) các tỉnh, thành phố đã nỗ lực thực hiện các giải pháp thu, thu nợ, phát triển người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều địa phương đạt và vượt chỉ tiêu phát triển, nhiều địa phương có tỷ lệ chỉ tiêu phát triển đối tượng do BHXH Việt Nam giao còn thấp, số tiền nợ cao.
BHXH Việt Nam làm việc với 15 tỉnh về công tác thu, phát triển đối tượng BHXH, BHYT. Ảnh: MINH HÙNG
Khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh
Để hoàn thành các chỉ tiêu Chính phủ giao năm 2020 cho ngành, BHXH Việt Nam đã có buổi làm việc với BHXH 15 tỉnh, thành phố về công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT. Đây là những địa phương có tỷ trọng lớn về đối tượng, số thu và có số nợ cao hơn mặt bằng chung cả nước, như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình...
Tại buổi làm việc, lãnh đạo BHXH 15 tỉnh, thành phố đã báo cáo nhanh về công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn và thực tế hầu hết các địa phương đang gặp nhiều khó khăn trong thực hiện các chỉ tiêu. Giám đốc BHXH thành phố Hồ Chí Minh Phạm Văn Mến cho biết, dù cơ quan BHXH đã triển khai nhiều giải pháp, song số đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn giảm. Để hoàn thành kế hoạch được giao, trong hai tháng 11 và 12-2020, BHXH thành phố Hồ Chí Minh còn phải phát triển 349.206 người tham gia BHXH bắt buộc; 35.651 người tham gia BHXH tự nguyện. BHXH thành phố đã tích cực triển khai rà soát, đối chiếu dữ liệu do cơ quan thuế cung cấp để xác định số người thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, trực tiếp đến đơn vị khai thác đối tượng. Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho viên chức hằng ngày, hằng tuần bám sát đơn vị sử dụng lao động, cơ quan tài chính, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp kịp thời; nhất là đôn đốc ngân sách địa phương đóng, hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng, BHXH tự nguyện... Tại Hải Phòng, cơ quan BHXH còn phải phát triển hơn 36 nghìn lao động tham gia BHXH bắt buộc, 10.402 người tham gia BHXH tự nguyện; 44 nghìn người tham gia BHYT và còn phải thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp 2.426 tỷ đồng mới đạt kế hoạch giao. Tuy nhiên, do đặc thù các doanh nghiệp Hải Phòng chủ yếu là doanh nghiệp đóng tàu, may mặc cho nên bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19. Số lao động giảm nhiều, trong 10 tháng đã giảm 38 nghìn người và so với số tăng lại thì vẫn còn giảm khoảng 7.000 lao động. Bên cạnh đó, số nợ tại Hải Phòng cao, chiếm 6,9% số phải thu (748 tỷ đồng), cao hơn số nợ bình quân chung toàn quốc là 5,5%. Trong đó, có tới 143 tỷ đồng tiền nợ của các doanh nghiệp Vinashin được Chính phủ khoanh nợ và đã hết hạn từ năm 2017 nhưng đến nay chưa trả được, số nợ hiện đã tăng lên 317 tỷ đồng; 153 tỷ đồng tiền nợ của các doanh nghiệp phá sản, giải thể...
Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến số đối tượng, số thu và nợ tại các địa phương chưa đạt kế hoạch, Trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ (BHXH Việt Nam) Dương Văn Hào cho rằng, bên cạnh nguyên nhân khách quan như ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt tại các tỉnh miền trung vừa qua, một số BHXH tỉnh chưa thật sự nỗ lực, còn thụ động, chưa bám sát chỉ đạo của BHXH Việt Nam. Chưa quyết liệt rà soát dữ liệu do cơ quan thuế cung cấp để khai thác, phát triển đối tượng; chưa tích cực tổ chức hội nghị khách hàng để tuyên truyền, vận động phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, chưa giao chỉ tiêu cụ thể về phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình cho các đại lý thu trên địa bàn; chưa quyết liệt thanh tra chuyên ngành đột xuất đối với đơn vị nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp từ ba tháng trở lên...
Xác định rõ mục tiêu, để "tăng tốc"
Tại buổi làm việc với BHXH 15 tỉnh, thành phố, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu, từ nay đến hết năm 2020, BHXH các địa phương cần tập trung phát triển chỉ tiêu về đối tượng tham gia, số thu cũng như giảm số nợ; đồng thời, có những giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ được giao, Theo Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh, các địa phương cũng cần đánh giá lại quá trình thực hiện nhiệm vụ theo ba chỉ tiêu phát triển người tham gia (BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHYT). Ngành BHXH Việt Nam đã có những giải pháp cụ thể, nhưng vẫn có địa phương làm tốt, và có những địa phương làm chưa tốt. Cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan để chỉ ra đâu là những vấn đề cần sự hỗ trợ của ngành và đâu cần sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cũng nhận định, còn nhiều khó khăn trong hoàn thành các chỉ tiêu mà Chính phủ giao cho ngành năm 2020. Để khắc phục hạn chế, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu, BHXH các tỉnh, thành phố cần tập trung, quyết liệt thực hiện năm nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Theo đó, phải bám sát, thực hiện nghiêm và triển khai cụ thể hóa các chỉ đạo của ngành, địa phương thông qua các kết luận, các văn bản hướng dẫn; bám sát các chỉ tiêu, kế hoạch được giao năm 2020 - đây là mục tiêu, là đích để phấn đấu. Các địa phương phải rà soát dữ liệu do cơ quan thuế cung cấp, rà soát dư địa người chưa tham gia BHXH, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các đối tượng tiềm năng, có thu nhập để tuyên truyền, vận động tham gia bằng nhiều hình thức phù hợp. Tăng cường thanh tra chuyên ngành đột xuất, xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp nợ từ ba tháng trở lên, đơn vị chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ cho người lao động. Kiên quyết chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để xử lý đối với các doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Đồng thời đổi mới công tác truyền thông về BHXH, BHYT theo hướng linh hoạt, tập trung truyền thông "đúng - trúng" đối tượng; chú trọng truyền thông ở cấp cơ sở; mở rộng, tăng cường phối hợp với các hệ thống đại lý thu.
Bamboo Airways khai thác trở lại các đường bay nội địa từ Hải Phòng/Vinh/Đà Nẵng/Cần Thơ Từ ngày 28/9 - 12/10/2020, Bamboo Airways chính thức khai thác trở lại các đường bay nội địa từ Hải Phòng/Vinh/Đà Nẵng/Cần Thơ như sau: - Đường bay Hải Phòng - Quy Nhơn được khai thác với tần suất 1 chuyến khứ hồi/1 ngày. - Đường bay Vinh - Đà Lạt, Hải Phòng - Buôn Ma Thuột, được khai thác với tần suất...