Hải Phòng nới lỏng quy định với xe chở nông sản từ Hải Dương
Lái xe và phụ xe từ Hải Dương khi vào Hải Phòng có giấy âm tính virus SARS-CoV-2 trong thời hạn 5 ngày, thay vì 3 ngày như trước đây.
Chiều 24/2, tại Hội nghị giao ban trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng quyết định, để vừa đảm bảo chống dịch, vừa thuận lợi lưu thông hàng hóa, các phương tiện vận tải được đi các địa phương khác qua quốc lộ 5.
Trong đó, các phương tiện từ Hải Dương khi đi qua quốc lộ 5 đảm bảo giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 hiệu lực trong 5 ngày. Quy định cũ của Hải Phòng trước đó là 3 ngày.
(Ảnh minh họa)
Liên quan đến 3 ca dương tính mới ghi nhận ở TP Hải Phòng, tính đến 12h ngày 24/2, các địa phương truy vết phát hiện 499 trường hợp F1 (thêm 81 trường hợp so với ngày 23/2), 2.077 trường hợp F2 (thêm 402 người so với ngày 23/2).
Các trường hợp này được cách ly, quản lý, giám sát chặt chẽ, lấy mẫu xét nghiệm. Trong đó, 451 mẫu của F1 có kết quả âm tính, 34 mẫu đang chờ kết quả. 100% mẫu xét nghiệm diện rộng tại các khu dân cư phong tỏa có kết quả âm tính, gồm 1.782 mẫu tại thôn 4 (xã Hoàng Động, Thủy Nguyên, Hải Phòng) và 830 mẫu tại lô 112 khu Công nhân Dư Hàng (quận Lê Chân, Hải Phòng). Ngành y tế tiếp tục lấy mẫu, xét nghiệm mở rộng tại các địa phương.
Doanh nghiệp Hải Phòng chỉ rõ " tường rào kỹ thuật" khiến hàng Hải Dương bị tắc
Hải Phòng liên tục phủ nhận không "ngăn sông cấm chợ". Nhưng, doanh nghiệp ở đây nói để vượt được quy định Hải Phòng đưa ra "khó như đi lên trời".
Dù đã có văn bản qua, lại nhưng việc thực hiện mục tiêu kép trong chống dịch mà Chính phủ đề ra, giữa Hải Dương và Hải Phòng sau gần 1 tháng "điều đình" vẫn chưa ngã ngũ.
Hải Dương kêu cần, Hải Phòng nói không
Hải Dương kêu cứu nhiều cơ quan, gửi văn bản xin hỗ trợ tháo gỡ đến Hải Phòng nhưng sau 5 lần kiến nghị, hàng hoá vẫn phải quay đầu.
Dư luận dậy sóng, bộ ngành liên tiếp báo cáo Chính phủ xem xét tháo gỡ để hàng hoá lưu thông, đảm bảo chống dịch song hành với phát triển kinh tế.
Video đang HOT
Tối qua 23/2, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã có văn bản hoả tốc gửi UBND TP Hải Dương phúc đáp về những quy định cho hàng hoá qua chốt.
Theo đó, ông Tùng khẳng định "không cần thiết phải thực hiện các phương án mà UBND tỉnh Hải Dương đề xuất".
Lý do Hải Phòng đưa ra là họ không đóng "biên" với Hải Dương mà chỉ lập chốt kiểm soát, xe hàng nào đủ điều kiện chống dịch thì được cho vào.
Các quy định của Hải Phòng từ khi Hải Dương xuất hiện ổ dịch cũng đã liên tục thay đổi.
Cụ thể ngày 16/2, Hải Phòng thông báo dừng tiếp nhận hàng hoá và người từ Hải Dương về.
Hai ngày sau, Hải Phòng mới cho xe từ Hải Dương vào thành phố.
QL5 được hàng phòng dựng rào chắn, đặt biển mặc định "xe Hải Dương quay đầu".
Tuy nhiên, Hải Phòng yêu cầu lái xe từ Hải Dương phải có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính do CDC Hải Dương cấp, hiệu lực trong vòng 3 ngày.
Quy định này, hôm qua đã được nới rộng ra là chấp nhận xét nghiệm của thêm các tổ chức do Bộ Y tế cho phép.
Nếu lái xe từ Hải Phòng vào Hải Dương lấy hàng sau khi về lại, phải cách ly tập trung, sau đó lấy mẫu xét nghiệm âm tính với Covid-19 mới được đi làm lại.
70% lái xe chở hàng cho Hải Dương được thuê từ Hải Phòng
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương thông tin tới PV VietNamNet, hàng hoá nông sản cần xuống cảng Hải Phòng để nhập tàu đi nước ngoài, không phải là thứ rau dưa để tiêu thụ, giải cứu nội bộ.
Các đơn hàng đã ký từ vài tháng trước, tàu đã hợp đồng. Giờ đường tắc thì nguy cơ doanh nghiệp, nông dân bị phạt hợp đồng rất lớn. Không thể vì dịch bệnh mà Hải Dương mất bạn hàng. Xuất khẩu, công nghiệp của Hải Dương là một phần của nền kinh tế cả nước.
Ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nói rõ: 'Hàng thì đang ở Hải Dương, nhưng chủ hàng lại hợp đồng vận chuyển với doanh nghiệp vận tải ở Hải Phòng. Khi Hải Phòng yêu cầu lái xe người Hải Phòng đi Hải Dương về phải thực hiện cách ly, xét nghiệm thì họ không dám đi làm nữa".
Vùng nguyên liệu nông sản xuất khẩu đang ứ trên đồng do không thể lưu thông
Qua phán ánh của các doanh nghiệp, 70 % lái xe là từ phía các đơn vị Hải Phòng cung ứng. Lái xe tại chỗ của Hải Dương chỉ chiếm 30 % mà lại tập trung ở các đơn vị không lớn. Do đó, Hải Dương có chủ động xét nghiệm cho 100 % lái xe thì cũng chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu vận chuyển hiện nay, số hàng còn lại vẫn phải chờ từ phía Hải Phòng. Điều này khiến cho các doanh nghiệp ở Hải Dương trở tay không kịp, ông Bản nói thêm
Doanh nghiệp Hải Phòng nói vượt chốt, thông hàng khó như đi lên trời
Liên quan đến chính sách này, Hiệp hội Vận tải Hải Phòng (HHVT) đã có nhiều kiến nghị.
Theo đó, HHVT Hải Phòng gửi kiến nghị đến UBND, Sở GTVT, Công an, Sở Y tế, Bộ chỉ huy quân sự TP Hải Phòng về các khó khăn gặp phải khi thực hiện quy định chống dịch trong lưu thông hàng hoá.
Đơn ghi rõ: "Hiện nay, TP Hải Phòng có 15 nghìn đầu kéo Container, trong đó lái xe người Hải Dương chiếm 30 %. Đối với lái xe người Hải Dương làm việc từ trước Tết, tức khi chưa có dịch thì không cần phải xét nghiệm để được đi làm lại. Còn các lái xe khác, theo thông báo 62 của thành phố thì xem xét cho xét nghiệm để họ được đi làm ngay."
Tổ chức này cũng đã so sánh nhanh với việc Việt Nam và Trung Quốc đang làm để đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa chống dịch.
Lãnh đạo Hải Dương bàn tính phương án đưa hàng nông sản lưu thông xuống cảng
Cụ thể, họ đề nghị "xem xét giải pháp khử khuẩn hoặc đổi lái xe với phương tiện từ Hải Dương về cảng Hải Phòng để lưu thông hàng hoá. Hàng tại các KCN này chiếm tỷ trọng lớn trong khối lượng hàng hoá thông qua cảng Hải Phòng lâu nay.
Để thông thương hàng hoá xuất nhập khẩu và giải quyết tình trạng thiếu lái xe phục vụ sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, đề nghị thành phố sớm có biện pháp tháo gỡ để các doanh nghiệp cùng nhau thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra.
Ông Lê Văn Tiến, Giám đốc Công ty vận tải Hà Anh, trụ sở tại quận Hản An phân tích, các quy định chống dịch mà Hải Phòng đưa ra là không khả thi. Việc xét nghiệm Covid-19 cho lái xe chỉ có hiệu lực 3 ngày, không cho đổi đầu kéo, đổi lái xe ở địa phận giáp ranh đang khiến các doanh nghiệp vận tải gặp khó.
" Tường rào kỹ thuật" từ văn bản của khiến hàng Hải Dương bị tắc
Chưa kể chi phí xét nghiệm 2 đầu cho mỗi chuyến hàng là 2,4 triệu. Trong khi cước vận tải một chuyến Hải Dương- Hải Phòng là 2,5 triệu. Giờ chi phí đội lên, chủ hàng phải nâng cước gấp đôi, nhưng chủ xe vẫn lỗ.
Ông L.T.L, Giám đốc Công ty vận tải T. trụ sở tại quận Hồng Bàng nêu rõ, nói là cho hàng hoá và xe chở hàng từ Hải Dương đi qua các chốt kiểm soát một cách thông thoáng là không có thật. Để một chuyến hàng từ Hải Dương xuống được cảng Hải Phòng mà đáp ứng được đầy đủ quy định chống dịch do địa phương này đề ra thì khó như đi lên trời.
Ông Trần Thanh Tùng, một chủ doanh nghiệp vận tải tại quận Hải An, Hải Phòng sằng phẳng: "Kinh doanh thì yếu tố lợi nhuận phải đặt lên hàng đầu. Chúng tôi có nhận chở hàng cà rốt từ Thanh Hà, Cẩm Giàng xuống tàu. Nhưng từ khi phải thực hiện xét nghiệm cho lái xe, rồi bố trí ăn ở cách ly cho họ khi về lại Hải Phòng thì tôi huỷ mối. Lên Hải Dương chở hàng giờ này vừa lỗ, lại vừa phiền phức".
Về phương án thông hàng hóa của Hải Dương, Hải Phòng nói 'Không cần thiết' Ngày 23-2, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng ký công văn hỏa tốc gửi UBND tỉnh Hải Dương để phản hồi về phương án lưu thông hàng hóa. Lực lượng chức năng làm việc tại chốt kiểm soát hướng dẫn những tài xế từ vùng không có dịch chở hàng hóa vào khai báo y tế - Ảnh: TIẾN THẮNG...