Hải Phòng: Nhóm ngành công nghiệp, xây dựng tăng mạnh trong quý I
GRDP của Hải Phòng quý I ước tăng 13,22%; trong đó nhóm công nghiệp – xây dựng tăng 17,91%; nhóm dịch vụ tăng 9,75%; nhóm nông, lâm, thủy sản tăng 1,27% so với cùng kỳ…
Cảng Containner Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng. Ảnh: An Đăng – TTXVN
Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đạt mức tăng trưởng cao so với cả nước, cao nhất so với cùng kỳ các năm trước.
Đây là thông tin được Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hải Phòng Lê Anh Quân cho biết tại cuộc họp báo thông tin về tình hình, kết quả phát kinh tế – xã hội quý I năm 2021, diễn ra chiều 2/4.
Video đang HOT
Trong quý I, sản lượng hàng hóa qua cảng ước đạt 33,93 triệu tấn, tăng 16,66% so với cùng kỳ, bằng 21,34% kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 5,72 tỷ USD, tăng 25,15% so với cùng kỳ, bằng 25,65% kế hoạch. Tính đến ngày 29/3/2021, Hải Phòng thu hút 920,7 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (bao gồm cấp mới và điều chỉnh tăng vốn), gấp 4,25 lần so với cùng kỳ năm 2020, bằng 36,83% kế hoạch.
Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quý I ước đạt hơn 22.924 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ; thu ngân sách địa phương gần 9.684 tỷ đồng, tăng 24,1%; trong đó thu nội địa hơn 8.773 tỷ đồng, tăng 26,7%…
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Anh Quân, để đạt được con số ấn tượng này, Hải Phòng đã và đang có những giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ, đột phá trong phát triển hạ tầng cơ sở, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hiện đại hóa nền hành chính.
Đối với thu hút đầu tư, thành phố Hải Phòng hướng tới thu hút nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế gắn với việc tập trung đầu tư vào 3 trụ cột kinh tế: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển-logistics, du lịch-thương mại; chủ động thu hút đầu tư có chọn lọc, chất lượng, phù hợp với định hướng cơ cấu nền kinh tế thành phố; quan tâm thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.
Trong tháng 3, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh cục bộ khu vực đảo Cát Hải và đảo Cát Bà trong Đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng để làm cơ sở triển khai Dự án xây dựng tuyến cáp treo từ Phù Long đi thị trấn Cát Bà và các Dự án phát triển du lịch trên đảo Cát Bà; chấp thuận điều chỉnh bổ sung vào ranh giới Khu Kinh tế Đình Vũ – Cát Hải hiện hữu một phần của 4 xã (An Tiến, Trường Thọ, Trường Thành và Bát Trang thuộc huyện An Lão) với tổng diện tích đề nghị bổ sung 687 ha để thực hiện Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tràng Duệ. Đây là tín hiệu vui, tạo nền tảng thu hút đầu tư lớn và là tiền đề để thành phố Hải Phòng tiếp tục bứt phá, giữ vững vị trí tốp đầu cả nước trong thời gian tới./.
"Nới lỏng" cho hàng hóa từ Hải Dương đi qua cảng Hải Phòng
UBND TP Hải Phòng vừa có văn bản về việc cho phép các phương tiện vận tải hàng hóa từ Hải Dương vào Hải Phòng phải có hợp đồng, đơn hàng...lái xe lái xe và phụ xe phải có giấy xét nghiệm âm tính đối với Virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR tại các đơn vị đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định Covid-19 trong thời gian 5 ngày gần nhất.
Như vậy, từ 20 giờ 00' ngày 24/2/2021, các phương tiện vận tải hàng hóa được lưu thông trên Quốc lộ 5 (khuyến khích các phương tiện không nhận, trả hàng tại Hải Dương không đi qua Quốc lộ 5). Các lái xe và phụ xe chở hàng hóa từ Hải Phòng đi các địa phương khác phải có Giấy xác nhận ghi rõ tên lái xe và phụ xe của chủ phương tiện hoặc UBND cấp xã; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định. Các phương tiện không trả, nhận hàng tại Hải Dương thì không được dừng, đỗ trên địa bàn Hải Dương.
Các chủ phương tiện, chủ giao nhận hàng giám sát việc lái xe, phụ xe áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 và chịu trách nhiệm khi lái xe, phụ xe làm lây lan dịch bệnh Covid-19 trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa.
Hàng nông sản Hải Dương đang từng ngày mong ngóng được ra cảng
Trước đó UBND tỉnh Hải Dương, Sở Công Thương Hải Dương từng có rất nhiều văn bản gửi các Bộ ban ngành, TP Hải Phòng về việc sớm tạo điều kiện cho nông sản của Hải Dương được lưu thông vào Hải Phòng để kịp thời xuất khẩu. Vì nếu không sẽ có 80% hàng nông sản nếu không qua cảng sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Nông sản Hải Dương nếu không thể lưu thông vào cảng Hải Phòng để xuất khẩu như hợp đồng đã ký kết vừa gây thiệt hại cho nông dân, doanh nghiệp, vừa ảnh hưởng đến uy tín hàng nông sản Việt Nam.
Ngày 21/2,UBND tỉnh đã có văn bản số 558/UBND-VP gửi tới UBND TP Hải Phòng đề nghị tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp Hải Dương, thống nhất tạo điều kiện cho việc trung chuyển hàng hóa để giảm bớt các điều kiện, thủ tục trên nguyên tắc bảo đảm phòng chống dịch. Trong đó, Hải Dương đề nghị đối với hàng hóa chở bằng xe đầu kéo có thể đổi đầu kéo và lái xe đi từ Hải Dương bằng đầu kéo và lái xe từ Hải Phòng...
Hiện nay, Hải Dương đang trong thời kỳ thu hoạch rộ rau màu vụ đông với sản lượng còn lại khoảng 90.000 tấn hành, tỏi, cà rốt, rau ăn lá. Trong đó cà rốt còn 30.700 tấn đã đến kỳ thu hoạch, 10.000 tấn đang được bảo quản trong kho mát (tương đương gần 1.500 container loại 40 feet); 5.500 tấn rau đến kỳ thu hoạch, 3.000 tấn đang bảo quản trong kho mát; 1.000 tấn lợn sữa và rau chế biến bảo quản trong kho cấp đông...
Dự kiến từ nay đến cuối tháng 2, 80% lượng nông sản sẽ xuất khẩu qua cảng Hải Phòng đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan... theo hợp đồng đã ký kết. Việc giao hàng không đúng hợp đồng không những gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với nông dân, doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới uy tín của hàng nông sản Việt Nam.
Doanh nghiệp Hải Phòng chỉ rõ " tường rào kỹ thuật" khiến hàng Hải Dương bị tắc Hải Phòng liên tục phủ nhận không "ngăn sông cấm chợ". Nhưng, doanh nghiệp ở đây nói để vượt được quy định Hải Phòng đưa ra "khó như đi lên trời". Dù đã có văn bản qua, lại nhưng việc thực hiện mục tiêu kép trong chống dịch mà Chính phủ đề ra, giữa Hải Dương và Hải Phòng sau gần 1 tháng...