Hải Phòng: Một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, là lái xe container
Theo thông tin từ Sở Y tế TP Hải Phòng tối 31/7, thành phố vừa ghi nhận thêm một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là anh L.V.S. ( SN1971, có địa chỉ tại phường Kênh Dương, quận Lê Chân).
Phong tỏa, phun khử khuẩn khu vực ca nhiễm mới sinh sống.
Anh L.V.S. là lái xe container và có lịch trình di chuyển như sau:
Từ ngày 22 đến ngày 25/7, ở bãi Đạt Phát, Lạng Sơn; ngày 25/7, trả hàng tại cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn.
Ngày 26/7, 14h đến Bệnh viện Lạng Sơn lấy mẫu làm xét nghiệm PCR. Đến 14h ngày 27/7, sau khi có kết quả xét nghiệm PCR âm tính, anh L.V. S. lái xe về Hải Phòng.
Khi về đến Hải Phòng đỗ xe tại cổng số 1, Cảng Hải Phòng. Sau đó đi xe máy về nhà. Tại nhà có tiếp xúc với vợ là chị Ng. Th. H. và con là cháu L. Ng. Đ. Th.
Ngày 28/7, anh L.V.S. ở nhà và nhờ vợ đi khai báo y tế; ngày 29/7, ra đầu ngõ cắt tóc rồi về nhà.
Ngày 30/7, anh L.V.S., đi xe máy đến ra bãi xe ở cổng số 1, Cảng Hải Phòng, đánh xe container đến xưởng anh D. ở bãi 128 (Hải Quân) gần cầu vượt Đình Vũ để sửa xe. Sau đó đi xe về cổng 1, đến xưởng anh T. làm móc xe. (trong suốt quá trình di chuyển, có đeo khẩu trang).
Đến đêm 30/7, anh L.V.S. thấy toát mồ hôi, ngứa họng.
Sáng ngày 31/7, đến Viện Y học biển làm xét nghiệm test nhanh Covid-19, kết quả dương tính. Làm xét nghiệm khẳng định, cho kết quả RT-PCR: dương tính và được đưa cách ly ngay tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2 ngay sau đó.
Sau khi ghi nhận ca nhiễm mới, ngành y tế thành phố và chính quyền địa phương đã tập trung triển khai các biện pháp phòng chống dịch, điều tra truy vết, cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm đối với F1, F2 và phun thuốc khử khuẩn, xử lý ổ dịch, phong tỏa khu vực nhà của ca bệnh…
Bản tin Covid-19: Số F0 tại TPHCM "đi ngang", Hà Nội có 11 chùm ca bệnh
Bệnh nhân Covid-19 trong đợt dịch mới ở nước ta đã vượt mốc 130.000 ca. Trong khi số F0 tại TPHCM có dấu hiệu đi ngang, thì tình hình dịch tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp.
TPHCM: "Nóng" chuỗi lây ở khu phong tỏa, dừng mọi hoạt động sau 18h
Video đang HOT
Từ ngày 26/7, sau 18h, TPHCM yêu cầu người dân tuyệt đối không ra đường, tất cả hoạt động trên địa bàn tạm dừng, trừ trường hợp cấp cứu theo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.
Trong tuần qua, số F0 mới ở TPHCM mỗi ngày vẫn ở mức cao, đỉnh điểm ngày 27/7, thành phố có thêm 6.318 ca bệnh. Tuy nhiên, những ngày gần đây chỉ số này có dấu hiệu "hạ nhiệt" và "đi ngang" ở dưới ngưỡng 5.000 ca.
UBND TPHCM nhận định tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca nhiễm ở mức cao. Đa số ca nhiễm mới được ghi nhận tại các khu phong tỏa cho thấy việc quản lý chưa chặt chẽ.
Từ ngày 26/7, sau 18h, TPHCM yêu cầu người dân tuyệt đối không ra đường, tất cả hoạt động trên địa bàn tạm dừng, trừ trường hợp cấp cứu theo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.
"Người dân còn ra đường thì dịch còn phức tạp. Tôi đề nghị mỗi người dân đặt mệnh lệnh cho mình, thực hiện nghiêm việc cách ly người với người, nhà với nhà...", ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh.
TPHCM thêm bệnh viện dã chiến, khẩn cấp lập 3 trung tâm hồi sức
Bệnh viện dã chiến số 16 tại TPHCM.
Chiều 28/7, Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7, TPHCM) chính thức đi vào hoạt động với quy mô ban đầu 700 giường điều trị cho bệnh nhân có triệu chứng. Ngay trong ngày, bệnh viện đã đón những F0 đầu tiên. Bác sĩ Huỳnh Xuân Nghiêm, Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 16 cho biết, bệnh viện này thuộc phân tầng 2 (điều trị bệnh nhân có triệu chứng) trong chiến lược "tháp 5 tầng" điều trị Covid-19 tại TPHCM với quy mô dự kiến lên tới 3.000 giường.
Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ cùng với TPHCM thiết lập thêm 3 trung tâm hồi sức tích cực khác để tập trung điều trị bệnh nhân nặng và rất nặng.
Kỷ lục hơn 4.300 bệnh nhân Covid-19 xuất viện trong một ngày tại TPHCM
Các bệnh nhân Covid-19 được xuất viện tại TPHCM.
Trong ngày 27/7, TPHCM có thêm 4.353 bệnh nhân xuất viện. Đây là số lượng người mắc Covid-19 xuất viện trong một ngày cao nhất từ trước tới nay.
Để khắc phục tình trạng "nghẽn" tổng đài 115, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM đã yêu cầu mở tổng đài dã chiến tại Công viên phần mềm Quang Trung với 40 đường truyền, tổng đài dã chiến này có thể tăng đến tối đa 100 đường truyền. Bên cạnh đó, thành phố cũng tăng cường lực lượng tình nguyện viên tham gia tiếp nhận đầy đủ tất cả cuộc gọi đến trong thời gian tới.
Hà Nội: 11 chùm ca bệnh, xuất hiện ổ dịch tại bệnh viện
Xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội.
Sau một tuần thực hiện giãn cách xã hội trên toàn địa bàn theo nguyên tắc Chỉ thị số 16/CT-TTg, tình hình dịch ở Hà Nội vẫn "nóng". Toàn thành phố hiện ghi nhận 11 chùm ca bệnh, trong đó có 8 chùm chưa xác định được nguồn lây.
Bệnh viện Phổi Hà Nội đã phải tiến hành cách ly y tế sau khi ghi nhận chùm ca bệnh. các F0 được phát hiện có cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định việc bệnh viện bị Covid-19 tấn công là rất nguy hiểm, bởi các bệnh nhân có sẵn bệnh nền, trong trường hợp mắc Covid-19 thì nguy cơ chuyển biến nặng sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, nếu lực lượng y, bác sĩ bị lây nhiễm sẽ ảnh hưởng nguồn nhân lực chống dịch.
Ngoài ra, chuỗi lây nhiễm liên quan đến các F0 được phát hiện thông qua sàng lọc người ho, sốt tại cộng đồng cũng tăng nhanh về số ca bệnh.
Thủ đô áp dụng loạt biện pháp chống dịch, lên phương án cách ly F0 tại nhà
Phun khử khuẩn tại Hà Nội.
Cùng với lệnh giãn cách xã hội, Hà Nội cũng đã đồng loạt thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt khác để kiểm soát dịch bệnh.
Các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã thành lập các tổ công tác để xử phạt trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội.
Sáng 26/7, Binh chủng Hóa học (Bộ Quốc phòng) kết hợp cùng Bộ Tư lệnh Thủ đô đã tiến hành phun khử khuẩn diện rộng tại nhiều quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.
Thành phố cũng bắt đầu triển khai phát phiếu đi chợ cho người dân theo ngày chẵn - lẻ, để giảm thiểu mật độ người trong các khu chợ.
Để chủ động ứng phó với mọi diễn biến dịch, Sở Y tế đã xây dựng phương án, kịch bản chi tiết cho từng giai đoạn: 1.000, 5.000, 10.000, 20.000, 50.000 giường. Hệ thống điều trị cũng được chia làm 4 tầng.
CDC Hà Nội cũng đã xây dựng dự thảo Hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tại nhà phòng, chống dịch Covid-19 cho người tiếp xúc gần (F1) và người về từ vùng dịch để trình Sở Y tế Hà Nội xem xét.
Nhiều tỉnh thành phía Nam đề nghị kéo dài thời gian giãn cách
Dịch bệnh vẫn phức tạp ở nhiều tỉnh thành phía Nam (Ảnh minh họa).
Tại cuộc họp chiều 28/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, sau 10 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, tình hình dịch ở 19 tỉnh, thành phố khu vực phía nam vẫn còn rất phức tạp. Bên cạnh TPHCM, tại Đồng Nai, Bình Phước, Long An, dịch bệnh đã lây lan rất rộng và rất sâu. Để dập dịch hoàn toàn ở khu vực này, thời gian còn phải kéo dài hơn dự kiến.
Hiện tại, các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ cũng đang chịu áp lực rất lớn từ nguy cơ dịch bệnh xâm nhập khi hàng chục nghìn công nhân, học sinh, sinh viên trở về từ vùng dịch. Vì vậy, nhiều tỉnh đề nghị tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị 16.
"Chạy nước rút" tiêm vắc xin Covid-19
Tiêm vắc xin Covid-19.
Theo số liệu của cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, trên toàn quốc đã thực hiện hơn 5,5 triệu mũi tiêm và đã có hơn 4 triệu người đăng ký tiêm chủng.
Bộ Y tế cũng đã có quyết định phân bổ 2,9 triệu liều vắc xin Covid-19 AstraZeneca (đợt 15 và 16). Vắc xin được phân bổ cho 63 tỉnh thành, 23 bệnh viện, viện và lực lượng công an, quân đội. Trong đó TPHCM và Hà Nội được phân bổ nhiều nhất với 270.000 liều mỗi thành phố.
TPHCM đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19. Địa phương này đã kiến nghị Bộ Y tế đơn giản hóa quy trình tổ chức tiêm chủng và đề nghị Trung ương tăng cường vắc xin Covid-19 về địa bàn. Thành phố cũng sẽ mở rộng thời gian tiêm sau 18h để phù hợp với tình hình thực tế.
Tại Hà Nội, ngày 27/7, hàng trăm người dân gồm các tiểu thương, người trong khu vực có dịch, khu đông dân đã được tiêm chủng vắc xin Covid-19, mở đầu cho chiến dịch tiêm chủng mở rộng ở Thủ đô.
Hiện tại, Sở Y tế Hà Nội có 3 loại vắc xin. Với nguồn vắc xin về trong đợt tới, Sở sẽ triển khai tiêm chủng đạt được mục tiêu đề ra, hướng tới tháng 3/2022 sẽ tiêm được cho 70% người dân Hà Nội, tương ứng từ 5-6 triệu người.
Tài xế container ở Hải Phòng dương tính SARS-CoV-2 Thành phố Hải Phòng vừa phát hiện 1 tài xế container chạy tuyến Hải Phòng - Lạng Sơn dương tính với SARS-CoV-2. Tối 31/7, Sở Y tế Hải Phòng cho biết, địa phương vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Bệnh nhân là anh L.V.S (SN 1971, lái xe container, trú tại phường Kênh Dương, quận Lê Chân, TP Hải Phòng)....