Hải Phòng: Lo ngại về con trăn 1,5 m xổng chuồng, chính quyền phát cảnh báo
UBND P.Trại Cau, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng đã có thông báo đề nghị người dân có biện pháp đảm bảo an toàn vì có 1 con trăn bị xổng chuồng.
Tối 27.4, bà Nguyễn Thị Hằng, Phó chủ tịch UBND P.Trại Cau, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng cho biết, UBND P.Trại Cau đã có thông báo về việc con trăn được nuôi tại một hộ gia đình đã bị xổng chuồng.
Thông báo về việc con trăn bị xổng chuồng của UBND P.Trại Cau. Ảnh L.T
Theo đó, con trăn dài 1,5 m bị xổng được nuôi bởi gia đình ông N.Đ.Q ở ngõ 34 Hàng Kênh, P.Trại Cau.
Gia đình ông N.Đ.Q đã nuôi con trăn mà không báo với chính quyền địa phương. Đến khi con trăn xổng chuồng vào hôm nay 27.4, ông N.Đ.Q mới trình báo.
Theo nguồn tin của người dân, con trăn đang ở quanh khu vực chợ Con, Q.Lê Chân. Do vậy, UBND P.Trại Cau phát đi cảnh báo để người dân và tiểu thương tại chợ Con có biện pháp bảo vệ tài sản và tính mạng.
Video đang HOT
UBND P.Trại Cau cũng đề nghị nếu ai phát hiện ra con trăn thì báo với chính quyền địa phương để phối hợp bắt giữ.
Người đàn ông một mình trông giữ, chăm sóc 11 con hổ
Đã nhiều năm qua, một mình ông Trịnh Đình Bạch quản lý, bảo vệ, chăm sóc 11 cá thể hổ Đông Dương, có tổng trọng lượng hơn 1,7 tấn.
Tại thôn 27 Cồn Tàu Voi, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đang tồn tại một cơ sở nuôi nhốt hổ của gia đình ông Nguyễn Mậu Chiến. Cơ sở nuôi nhốt hổ này được cấp giấy chứng nhận trại nuôi năm 2012, tuy nhiên đã hết thời hạn từ giữa năm 2017. Gia đình đã nhiều lần đề nghị cấp giấy phép mới, tuy nhiên chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận do vướng các quy định của pháp luật và việc thu hồi hổ cũng chưa được thực hiện do chưa có căn cứ.
Cơ sở nuôi nhốt hổ tại thôn 27 Cồn Tàu Voi, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách khu dân cư khoảng 1km.
Sau khi hết hạn giấy chứng nhận trại nuôi, hộ gia đình tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng các cá thể hổ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Đồng thời, ký cam kết về việc chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật hiện hành và các nội dung hướng dẫn của cơ quan chức năng, nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe của các cá thể hổ trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.
Được biết, năm 2007, gia đình ông Chiến mua 10 cá thể hổ. Ông Chiến sau đó đã bị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định xử phạt 30 triệu đồng vì nuôi nhốt 10 cá thể hổ trái phép và cho phép được tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng đàn hổ. Đến năm 2008, ông Chiến mua thêm 5 cá thể hổ khác và UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng vì nuôi 5 cá thể hổ trái phép.
Ông Trịnh Đình Bạch là người quản lý, bảo vệ, chăm sóc 11 cá thể hổ tại cơ sở này.
Trong quá trình nuôi nhốt đã có 4 cá thể hổ bị chết. Tại đây hiện có 11 cá thể hổ trưởng thành, trong đó 4 cá thể đực, 7 cá thể cái, tổng trọng lượng 1.750kg; toàn bộ là hổ Đông Dương thuần chủng có nguồn gốc từ Việt Nam. Theo người quản lý, bảo vệ, cá thể hổ nặng nhất khoảng gần 2 tạ, con nhỏ nhất khoảng 1,1 tạ. Từ năm 2012 đến nay không có sự biến động tăng, giảm số lượng cá thể hổ và không phát sinh cá thể hổ sinh sản.
Khu vực trại nuôi hổ nằm cách khu dân cư khoảng 1km, có diện tích 3.800m2, được phân thành 2 khu chức năng, một khu vực cho ăn và chuồng nghỉ có mái che cho các cá thể hổ; một khu vực sân chơi bố trí tiểu cảnh, các vật dụng để hổ chơi đùa, leo trèo,... Trong khuôn viên trại nuôi hổ có hành lang ra vào bằng rào sắt để di chuyển vào khu vực bên trong, cung cấp thức ăn, dọn dẹp vệ sinh chuồng nghỉ; toàn bộ xung quanh trại được xây tường cao 2,5m, phía trên gắn rào sắt bằng thép B40 cao 2,5m.
Hiện cơ sở nuôi nhốt có 11 cá thể hổ trưởng thành, trong đó 4 cá thể đực, 7 cá thể cái, tổng trọng lượng 1.750kg.
Hiện cơ sở này do ông Trịnh Đình Bạch quản lý, bảo vệ, chăm sóc hổ. Ông Bạch tiếp quản công việc này đã được 2 năm. Ngoài ra, trại nuôi có hợp đồng với một cán bộ có chuyên môn về thú y để thường xuyên theo dõi, đánh giá về tình trạng sức khỏe của các cá thể hổ. Có sổ theo dõi sức khỏe, ghi chép lượng thức ăn hàng ngày cho hổ.
Theo ông Bạch, mỗi ngày, hổ được cho ăn một lần, một con hổ ăn khoảng 9-10kg/ngày, chủ yếu là đầu gà. Về mùa hè, hổ ăn ít hơn nhưng khẩu phần ăn phải chất lượng hơn để nâng thể lực hổ nên cho ăn thêm thịt bò, hoặc thịt lợn. Tất cả thức ăn đều phải qua kiểm nghiệm, không sử dụng các loại thức ăn tận dụng lại. Chi phí mỗi tháng cho 11 con hổ theo ước tính của ông Bạch khoảng 65-70 triệu đồng, bao gồm điện nước, thức ăn...
Từ năm 2012 đến nay không có sự biến động tăng, giảm số lượng cá thể hổ và không phát sinh cá thể hổ sinh sản.
Cũng theo ông Bạch, 2 năm nay, do khó khăn chung bởi dịch bệnh Covid-19 nên gia đình cũng rất vất vả trong việc chăm sóc hổ. Gia đình mong muốn được sự hỗ trợ của Nhà nước và có hướng cụ thể, chuyển cho trung tâm có điều kiện tốt hơn để đảm bảo duy trì đàn hổ, hoặc hỗ trợ để có điều kiện tu bổ chuồng trại, tăng thêm khẩu phần ăn cho hổ.
Về phía ngành chức năng, hàng tuần, lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát các hoạt động của trại nuôi nhốt hổ. Đồng thời, định kỳ 3 tháng, Hạt kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các phòng, ngành, chức năng và xã Xuân Tín, tiến hành kiểm tra, đánh giá phương án nuôi nhốt, tình trạng sức khỏe, độ an toàn chuồng trại, vệ sinh môi trường...
Trước đó, vào tháng 10/2018, hộ gia đình có làm đơn tự nguyện chuyển giao hổ gửi UBND tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, đến nay vấn đề này chưa được giải quyết do còn vướng mắc phần kinh phí bồi hoàn.
Mỗi ngày, hổ được cho ăn một lần, một con hổ ăn khoảng 9-10kg/ngày, chủ yếu là đầu gà.
Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Thọ Xuân, cơ sở sẵn sàng đóng góp, trao đổi, hợp tác nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật. Trong khi đó, hiện cơ sở vật chất của chuồng nuôi đang có dấu hiệu xuống cấp, không đảm bảo các điều kiện an toàn.
Về hướng khắc phục, Hạt Kiểm lâm huyện Thọ Xuân đề nghị các cơ quan chức năng xem xét thỏa thuận với hộ gia đình để có thể chuyển giao 11 cá thể hổ cho các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, hoặc các cơ sở có đầy đủ các điều kiện nuôi nhốt theo qui định. Nếu để chủ cơ sở tiếp tục nuôi nhốt phải có cơ chế, chính sách rõ ràng để hỗ trợ chủ cơ sở.
Về chuồng trại, trước tiên cần phải được sửa chữa gia cố, hoặc xây dựng lại đảm bảo độ an toàn theo đúng qui định; chuồng trại phải có hệ thống cống rãnh thoát nước, có bể chứa và hệ thống xử lý nước thải, nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; thức ăn phải đảm bảo để hổ được khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt; người nuôi phải được đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ.
Chăm lo Tết cho người nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vùng núi Ngày 23/1, tại bản Đông Hưng, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh đã phối hợp với Quỹ Khuyến khích cộng đồng miền núi phát triển huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La) và Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Sơn La tổ chức Chương trình chợ nhân đạo "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất...