Hải Phòng hợp long cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
Cầu Tân Vũ – Lạch Huyện sẽ đưa vào sử dụng trong tháng 5, tổng mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng.
Ngày 6/1 tại Hải Phòng, Bộ Giao thông Vận tải và cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản ( JICA) hợp long nhịp cầu dài nhất trên cây cầu Tân Vũ – Lạch Huyện nối bán đảo Đình Vũ với huyện đảo Cát Hải.
Tân Vũ – Lạch Huyện là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, được khởi công tháng 5/2014 và sẽ đưa vào sử dụng trong tháng 5. Dự án có tổng mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng được tài trợ chủ yếu bằng vốn vay của JICA.
Cầu Tân Vũ – Lạch Huyện chính thức hợp long nhịp thông thuyền dài nhất của cầu.
Đây là cầu bê tông cốt thép dự ứng lực, đặc biệt sử dụng phương pháp tiên tiến lắp ghép từng nhịp. Cầu dài 4,9 km, bề mặt rộng 16m với 4 làn xe, giai đoạn hoàn chỉnh dự kiến xây dựng với 6 làn xe.
Video đang HOT
Cũng tại Hải Phòng, chiều 6/1, UBND Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ có tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng, bắc qua sông Cấm, nối trung tâm thành phố với khu đô thị Bắc sông Cấm, huyện Thủy Nguyên.
Cầu Hoàng Văn Thụ được thiết kế có hình dáng “cánh chim biển”, là cầu vòm ống thép nhồi bê tông có chiều dài hơn 1.570m, bề rộng 33,5 m gồm 4 làn cơ giới, 2 làn hỗn hợp và đường dành cho người đi bộ. Đường dẫn thiết kế 2 nhánh hình tròn đối xứng, bán kính 65m.
Mô phỏng cầu Hoàng Văn Thụ bắc qua sông Cấm dài 1.570m
Kinh phí được sử dụng từ ngân sách thành phố và các nguồn vốn khác, dự kiến hoàn thành quý I/2019.
Hải Phòng kỳ vọng đây là công trình giao thông quan trọng nhằm phát triển mở rộng thành phố về phía Bắc và từng bước hoàn thiện trung tâm hành chính thành phố mới đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt.
Giang Chinh
Theo VNE
Trung Quốc tính xây cầu vượt biển hơn 10 km ở Hoàng Sa
Ngoài việc bồi đắp mở rộng một cụm đảo ở Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc còn lên kế hoạch xây dựng một cầu vượt biển dài hơn 10 km, nối nhóm đảo An Vĩnh với đảo Phú Lâm.
Phương án quy hoạch nhóm đảo An Vĩnh được thảo luận trên các diễn đàn Trung Quốc. Đồ họa: HSW/Tiexue/yunshanshuike
Các trang quân sự Sina, China.com, Ifeng dẫn nguồn báo Hong KongDakungpao hôm 7/3 cho biết, Trung Quốc đang lập quy hoạch bồi đắp mở rộng hơn 10 lần cụm Cồn cát Tây, đảo Cây, đảo Bắc, đảo Trung, đảo Nam, Cồn cát Nam (thuộc nhóm đảo An Vĩnh của Việt Nam) từ diện tích 1,32 km2 lên 15 km2.
Ngoài quy hoạch xây dựng một đường băng dài 3.500 mét ở mũi tây bắc Cồn cát Tây, Trung Quốc còn có kế hoạch xây một hải cảng ở mũi phía nam đảo Cây, đồng thời xây một cây cầu vượt biển dài hơn 10 km, nối liền cụm đảo An Vĩnh với đảo Phú Lâm, nhằm mục đích xây dựng một chính quyền có quy mô lớn hơn ở cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà Trung Quốc thành lập trái phép trên đảo Phú Lâm để hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý ở Biên Đông.
Hôm 19/2, đoàn chuyên gia cơ quan bảo vệ môi trường và tài nguyên của cái gọi là "thành phố Tam Sa" đã tới đảo Cồn cát Nam, bắt đầu chuyến khảo sát cụm đảo này, theo Sansha.hinews.
Để chuẩn bị cho việc bồi đắp và xây đường băng ở nhóm đảo An Vĩnh, Trung Quốc đã thành lập 5 đơn vị quản lý trên đảo Cây hồi tháng 7/2014 như đồn công an biên phòng, trung tâm chỉ huy dân binh. Hiện trên cả cụm đảo mà Trung Quốc chiếm đóng ở nhóm đảo An Vĩnh có khoảng 200 người, chủ yếu sống ở đảo Cây.
Việt Nam kiên quyết bác bỏ và phản đối mạnh mẽ các động thái cải tạo và lấn biển trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông, yêu cầu nước này chấm dứt ngay và không tái diễn những hành động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Thêm 13.500 tỷ đồng xanh hóa các kênh đen ở Sài Gòn Những tuyến kênh đen, nổi tiếng hôi thối như Đôi, Tẻ, Tàu Hủ... tiếp tục được cải tạo để lấy lại màu xanh. UBND TP HCM hôm 19/12 cho biết sẽ tiến hành thực hiện giai đoạn 3 của Dự án cải thiện môi trường nước. Kinh phí dự kiến khoảng 13.500 tỷ đồng, trong đó vay của Cơ quan Hợp tác Quốc...