Hải Phòng: Đối thoại giữa doanh nghiệp khai thác cát và người nuôi ngao ở huyện Kiến Thụy, chính quyền… đuối lý
Sau loạt bài phản ánh của Báo điện tử Dân Việt về việc, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) quy hoạch nuôi ngao kiểu… thụt lùi đẩy hàng trăm hộ nuôi ngao vào đường cùng, mới đây Phòng TNMT huyện Kiến Thụy đã tổ chức cuộc họp đối thoại giữa công ty khai thác cát và các hộ nuôi ngao. Chính quyền đã đuối lý trước lập luận của người dân.
Ngày 7/1 vừa qua, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) đã tổ chức cuộc họp giữa các hộ dân nuôi ngao thuộc bãi triều (đoạn cửa sông Văn Úc) với Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Đông Kinh (gọi tắt là Công ty Đông Kinh).
Nói khu vực nuôi ngao chồng lấn lên khu vực khai thác cát là sai
Theo quan sát của Dân Việt từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc cuộc họp, mặc dù có giấy mời tham dự nhưng không hề thấy sự có mặt của đại diện Đồn Biên phòng Đoàn Xá và lãnh đạo huyện Kiến Thụy.
Cuộc họp đã “ nóng” ngay từ đầu khi ông Vũ Trí Tuân- Hội trưởng Hội nuôi ngao huyện Kiến Thụy khẳng định: “Chính quyền huyện Kiến Thụy nói người dân nuôi ngao chồng lấn lên khu vực khai thác cát của doanh nghiệp như thế là sai”.
Ngày 24/8/2017 đồng chí Quyết (Ông Nguyễn Văn Quyết- Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kiến Thụy- PV) đã trả lời trong văn bản với chúng tôi rằng, tại cửa sông Văn Úc không có mỏ khai thác cát nào. Tôi không hiểu vì lý do gì, chúng tôi gửi đơn, thư, kiến nghị lên huyện Kiến Thụy từ năm 2016, nhưng các anh khất người dân hết lần này đến lần khác. Chính quyền đã tạo xung đột cho người dân với doanh nghiệp”- ông Tuân bức xúc nói.
Chiều 7/1, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kiến Thụy tổ chức cuộc họp giữa các hộ dân nuôi ngao thuộc bãi triều (đoạn cửa sông Văn Úc) với Công ty cổ phần và Đầu tư Thương mại Đông Kinh (gọi tắt là Công ty Đông Kinh). Ảnh: Minh Ngọc
Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy Lưu Văn Thụy…. thất hứa với dân
Cũng theo ông Tuấn: Tại cuộc làm việc gần nhất ngày 28/10/2021, ông Lưu Văn Thụy- Phó Chủ tịch Thường trực huyện Kiến cũng đã hứa cung cấp toàn bộ hồ sơ của các mỏ được cấp phép khai thác cát tại cửa sông Văn Úc để chúng tôi được biết, xem các mỏ đó được cấp thật hay cấp giả nhưng đến nay “lời hứa” đó vẫn biệt vô âm tín.
Tại cuộc họp hôm nay, tôi không đồng ý vấn đề nói ngao của chúng tôi chồng lấn lên cát, vì khu nuôi ngao của chúng tôi có trước, sau huyện mới vào quy hoạch để khai thác cát, lại bảo chúng tôi chồng lấn là sao?. Thứ hai, các anh đã trả lời văn bản của chúng tôi chưa? trong khi đã hứa hẹn rất nhiều lần. Thứ ba, các anh chưa cung cấp hồ sơ, giấy tờ của các doanh nghiệp khai thác cát cho chúng tôi?.
Ông Vũ Trí Tuân, Hội trưởng Hội nuôi ngao huyện Kiến Thụy khẳng định: “Chính quyền Huyện Kiến Thụy nói người dân nuôi ngao chồng lấn lên khu vực khai thác cát của doanh nghiệp như thế là sai”. Ảnh: Minh Ngọc
Tại cuộc họp, ông Đỗ Văn Trường, xã Đoàn Xá bức xúc nói: “Tôi là xã viên của HTX Nam Hải, gia đình đã 3 đời đánh bắt trên ngư trường này và đến năm 2009, tôi bắt đầu thả nuôi ngao. Năm 2011, bắt đầu làm đơn gửi lên huyện Kiến Thụy xin phép được nuôi trồng hải sản, thuế chúng tôi đóng đầy đủ, cớ sao nói chúng tôi ra lấn chiếm?
Hiện tại gia đình tôi cầm 4 sổ đỏ tại ngân hàng và tất cả người dân ở đây đều nợ tiền tỷ, kể cả chúng tôi không nuôi thả ngao nữa nhưng cũng không cho phép vào khai thác cát, bởi vì đó là ngư trường, là vấn đề bảo vệ môi trường sống của người dân.
Video đang HOT
Ông Đỗ Văn Trường, xã Đoàn Xã bức xúc cho biết, việc cho phép các doanh nghiệp vào khai thác cát ở cửa sông Văn Úc đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn hộ dân. Ảnh: Minh Ngọc
“Những năm 90 của thế kỷ trước, Liên Hợp quốc đầu tư hàng tỷ USD trồng rừng ngập mặn, 10 đến 15 năm sau mới bồi ra một ít đất, hàng nghìn hộ dân sống ở chỗ đất bồi đó, tại sao bây giờ huyện Kiến Thụy lại cho doanh nghiệp vào hút cát?”- ông Trường bức xúc nói.
Là một hộ nuôi thả ngao ở đây, bà Nguyễn Thị Tuyết cho biết: Bà không đồng ý việc huyện Kiến Thụy cho Công ty Đông Kinh khai thác cát trên cửa sông Văn Úc.
“Nếu chính quyền đồng ý cho doanh nghiệp tiếp tục lấy cát thì người dân chúng tôi chỉ còn con đường 1 sống 1 chết”, bà Tuyết bức xúc nói.
Bà Nguyễn Thị Tuyết – hộ nuôi ngao cho biết, bà không đồng ý huyện Kiến Thụy cho Công ty Đông Kinh khai thác cát trên cửa sông Văn Úc. Ảnh: Minh Ngọc
Trong khi đó, ông Bùi Văn Tuyền, xã Minh Tân đặt câu hỏi với Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kiến Thụy Nguyễn Đỗ Hiển rằng: Làm cán bộ Nhà nước, đồng chí có biết hiện nay ngao của bà con ở đây chết nhiều chưa? và 50 – 60% ngao chết là do hút cát đồng chí có biết không?”
Từ năm 2016, người dân đã gửi rất nhiều đơn, thư kiến nghị lên huyện, đồng chí Điển lúc đó ở Phòng Tài nguyên và Môi trường nhưng đến nay người dân vẫn không được phản hồi. Nhưng hôm nay, chỉ sau có giấy đề nghị của Công ty Đông Kinh thì các anh liền triệu tập chúng tôi đến đây. Các anh làm như vậy đã đúng với dân chưa?
Ông Bùi Văn Tuyền, xã Minh Tân cho hay, 50 – 60% ngao của người dân chết là do việc hút cát của doanh nghiệp. Ảnh: Minh Ngọc
Bà Nguyễn Thị Yến, xã Đoàn Xá cũng đặt câu hỏi đến ông Điển: “Tại sao trong giấy mời có cả lãnh đạo Đồn Biên phòng Đoàn Xá và lãnh đạo huyện. Nhưng sao không thấy ai? Trong khi các đơn vị này cũng liên quan đến việc quản lý khai thác cát. Các anh khinh người dân chúng tôi quá”.
Bà Nguyễn Thị Yến, xã Đoàn Xá cho rằng, trong khi có giấy mời mà Lãnh đạo Đồn Biên phòng Đoàn Xá và Lãnh đạo, cán bộ công an huyện không có mặt là không tôn trọng người dân. Trong khi 2 đơn vị này cũng liên quan đến việc hút cát của doanh nghiệp. Ảnh: Minh Ngọc
Công ty khai thác cát và Phòng Tài nguyên môi trường huyện Kiến Thụy… đuối lý, vòng vo
Về phía Công ty Đông Kinh, ông Phạm Văn Dũng, đại diện Công ty cho biết: Ngày 10/10/2014 Công ty được UBND TP Hải Phòng cấp phép khai thác khoáng sản theo Giấy phép số 2145/GP-UBND.
Ngày 16/6/2016 UBND TP Hải Phòng cho phép Công ty CP Đầu tư và Thương mại Đông Kinh thuê mặt nước ven biển tại phía Nam tại cửa sông Văn Úc.
Ông Phạm Văn Dũng, đại diện Công ty Đông Kinh cho biết, đơn vị được UBND TP Hải Phòng cấp phép khai thác cát trên ở cửa sông Văn Úc từ năm 2014?. Ảnh: Minh Ngọc
Thực hiện nội dung giấy phép Công ty CP Đầu tư và Thương mại Đông Kinh đã tiến hành ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho Nhà nước, các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật theo quy định để khai thác khoáng sản.
Ông Nguyễn Đỗ Điển, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kiến Thụy cho biết, tất cả hồ sơ, thông tin về giấy phép hoạt động của các doanh nghiệp khai thác cát sẽ được cung cấp đến người dân trước ngày 17/1/2022. Ảnh: Minh Ngọc
Để minh bạch, công khai hồ sơ liên quan đến việc cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác cát, ông Nguyễn Đỗ Điển, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kiến Thụy đã ký vào biên bản cuộc họp về việc thống nhất cung cấp giấy phép khai thác khoáng sản các mỏ cát tại khu vực cửa sông Văn Úc trước ngày 17/01/2022.
Đồng thời, các hộ dân không nhất trí với việc chồng lấn giữa các hộ nuôi ngao với các mỏ cát. Cùng với đó đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho các hộ gia đình nuôi ngao.
Thanh tra tỉnh Lâm Đồng làm việc với UBND huyện Bảo Lâm về tình trạng phân lô, tách thửa trên địa bàn
Thanh tra tỉnh Lâm Đồng sẽ có buổi làm việc với UBND huyện Bảo Lâm về nội dung mà báo chí phản ánh về tình trạng phân lô tách thửa, hiến đất làm đường của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.
Ngày 23/11, UBND huyện Bảo Lâm cho biết, khoảng 9 giờ sáng ngày 24/11, đại diện UBND huyện cùng các Phòng Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế và Hạ tầng, Thanh tra huyện, Chi nhánh Văn phòng Đăng kí đất đai sẽ có buổi làm việc với Thanh tra tỉnh Lâm Đồng.
Buổi làm việc này liên quan đến một số nội dung về tình trạng phân lô tách thửa, hiến đất mở đường của các hộ gia đình, cá nhân mà báo chí phản ánh trong thời gian qua.
Một "dự án bất động sản" tại xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm) được phân lô, hàng chục căn nhà đang được xây dựng và dần hoàn thiện. Ảnh: Văn Long
Ngoài ra, trong cuộc họp giao ban đầu tuần ngày 22/11 vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Nhi - Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn Lộc Thắng kiểm tra các trường hợp san gạt, cải tạo mặt bằng mở đường trái phép trên địa bàn.
Từ đó xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, chuẩn bị đầy đủ các nội dung, hồ sơ, tài liệu liên quan để làm việc với Thanh tra tỉnh đối với nội dung báo chí phản ánh liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian qua.
Cũng tại xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm), có 3 "dự án bất động sản" được mọc lên nằm san sát nhau. Ảnh: Văn Long
Trước đó, báo điện tử Dân Việt đã thông tin về tình trạng san gạt, cải tạo mặt bằng trên địa bàn huyện Bảo Lâm để làm các "dự án bất động sản". Tình trạng trên gây biến đổi địa hình, những vườn cà phê, chè của người dân bị san ủi để lấy đất làm dự án.
Tiêu biểu như "dự án bất động sản" tại xã Lộc Quảng (huyện Bảo Lâm) của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản Khải Hưng đã san gạt quả đồi rộng hơn 41ha để xây dựng khu nghỉ dưỡng Sun Valley Bảo Lộc. Khu vực này được xây dựng bài bản với khu mua sắm, khuôn viên cây xanh, hồ cảnh quan... Theo quảng cáo của chủ đầu tư dự án Sun Valley Bảo Lộc thì khu vực này có các loại hình đất nền, shop house, biệt thự, nhà phố. Diện tích từ 180m2 đến 1.000m2 và có sổ đỏ riêng từng lô.
Quả đồi hơn 40ha tại xã Lộc Quảng bị san ủi, cải tạo để làm "dự án bất động sản". Ảnh: Văn Long
Ngoài ra, tại xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm) các "dự án bất động sản" cũng nhan nhản mọc lên. Các căn nhà được xây dựng san sát và đang dần hoàn thiện. Đặc biệt, có khu vực có đến 3 "dự án bất động sản" nằm sát nhau.
Không chỉ huyện Bảo Lâm, tại TP.Bảo Lộc cũng diễn ra tình trạng tương tự với nhiều địa điểm san gạt, cải tạo mặt bằng, mở đường để phân lô, bán nền. Thậm trí, tại hẻm Phùng Hưng, đường Phan Đình Phùng (phường Lộc Tiến, TP.Bảo Lộc), một "dự án" còn được làm bên dưới đường điện 500kV.
"Dự án bất động sản" tại hẻm Phùng Hưng được làm dưới đường điện 500kV. Ảnh: Văn Long
Dự án tại hèm Phùng Hưng còn kè suối, san gạt để làm "dự án bất động sản". Ảnh: Văn Long
Riêng tại TP.Bảo Lộc, vừa qua Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã có kết luận thanh tra về trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP.Bảo Lộc trong công tác quản lý, sử dụng đất và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn. Qua đó, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã chỉ ra thời gian qua, các cá nhân, hộ gia đình tự đầu tư hạ tầng, mở đường, dựng trụ điện nhằm phân lô, tách thửa trên địa bàn TP.Bảo Lộc gây nên tình hình phức tạp.
Thanh tra tỉnh Lâm Đồng cũng đã chuyển hồ sơ đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng để điều tra, làm rõ sai phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến tình trạng ồ ạt hiến đất, mở đường, phân lô tách thửa... thời gian qua. Công an tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức thực nghiệm hiện trường để phục vụ công tác điều tra.
Chủ dự án chăn nuôi bò sữa bị phạt hơn 1,2 tỷ đồng vì vi phạm môi trường Công ty TNHH Khánh Giang bị UBND tỉnh Hà Tĩnh xử phạt 1,25 tỷ đồng do có nhiều vi phạm tại dự án trang trại chăn nuôi bò sữa cao sản Bắc Hà (xã An Dũng, huyện Đức Thọ). Ngày 30/11, thông tin từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ...