Hải Phòng: Điều tra vụ tàu 12.000 tấn hỏng máy, va chạm bờ kè chân cầu Hoàng Văn Thụ
Liên quan đến vụ tàu Outrivaling 3, trọng tải 12.000 tấn (quốc tịch Hong Kong – Trung Quốc) va chạm bờ kè khu vực chân cầu Hoàng Văn Thụ vào hồi 15 giờ 30 ngày 21/4, UBND thành phố Hải Phòng vừa có văn bản 2578/UBND-GT chỉ đạo điều tra làm rõ vụ việc.
Tàu lai dắt chuẩn bị kéo tàu tàu Outrivaling 3 ra khỏi vị trí va chạm.
Theo đó, UBND thành phố giao Sở Giao thông Vận tải khẩn trương chủ trì cùng Công an thành phố, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, Ban Quản lý dự án Phát triển đô thị và Đầu tư xây dựng công trình dân dụng, UBND các quận, huyện Ngô Quyền, Hồng Bàng và Thủy Nguyên cùng với Chủ hãng tàu, Chủ phương tiện thực hiện ngay phương án phân luồng, điều tiết đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện lưu thông qua cầu Hoàng Văn Thụ. Đồng thời, xác định nguyên nhân sự cố, đề xuất biện pháp khắc phục và xử lý, khẩn trương báo cáo UBND thành phố.
Như phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã đưa tin trước đó, vào khoảng 15 giờ 30 ngày 21/4, tàu Outrivaling 3 đang trong quá trình cập cầu cảng Hoàng Diệu làm hàng bị sự cố máy, tàu không thể lùi được. Thời điểm này, nước thủy triều đang lên nên tàu bị trôi vào lan can bờ kè khu vực cạnh cầu Hoàng Văn Thụ, làm hư hại một phần kè và lan can công viên. Tàu bị mắc kẹt tại khu vực này, nhưng chưa chạm đến dầm cầu Hoàng Văn Thụ.
Video đang HOT
Ngay sau khi xảy ra sự cố, các lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường, tổ chức phân luồng giao thông trên sông Cấm và đường lên xuống cầu Hoàng Văn Thụ để bảo đảm an toàn cho các phương tiện khác. Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng đã nhanh chóng vào cuộc kiểm tra sự cố trên luồng và chỉ đạo công tác cứu hộ. Công ty cổ phần Lai dắt Cảng Hải Phòng huy động 5 phương tiện tham gia ứng cứu, kéo tàu. Đến 21 giờ, các đơn vị phối hợp với thủy thủ trên tàu Outrivaling 3 thả neo, cố định được mũi tàu, chờ thủy triều lên cao để đưa tàu ra giữa luồng, không để ảnh hưởng đến cầu Hoàng Văn Thụ. Đến 22 giờ cùng ngày, các lực lượng chức năng đã đưa tàu rời khỏi vị trí bị mắc kẹt và lai kéo về cảng Hoàng Diệu.
Tăng năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu
Chiều 21/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ khởi động Dự án hỗ trợ kỹ thuật "Tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam (UPIS) do Bộ Xây dựng Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (Koica) phối hợp tổ chức.
Tăng năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa: Vân Sơn/Báo Tin tức
Cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đang ngày càng tăng nhanh, hệ thống các đô thị đã có sự phát triển nhanh cả về quy mô lẫn số lượng. Các đô thị trên cả nước đang đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình phát triển kinh tế, góp phần đáng kể vào GDP toàn quốc. Sự tăng nhanh về số lượng đô thị, quy mô đất đai và dân số cùng với những tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai tới đô thị đang đặt ra các yêu cầu mới đối với quy hoạch, quản lý phát triển đô thị.
Dự án Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam nhằm cải tiến, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ; tạo nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thông tin đô thị; xây dựng hạ tầng thông tin và tăng cường năng lực trong bối cảnh Việt Nam cần quản lý thông tin đô thị dựa trên chuẩn hóa hệ thống nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin; cần giải quyết các vấn đề về đô thị hóa thông qua ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển đô thị bền vững; thiếu năng lực vận hành, quản lý hệ thống và hạ tầng công nghệ thông tin về đô thị. Dự án được thực hiện thí điểm tại 3 thành phố gồm Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) và Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) trong thời gian 48 tháng.
Tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh cho biết, tại Việt Nam, tác động của biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng chủ yếu như ngập lụt, xói lở, xâm nhập mặn, biến đổi nhiệt độ bất thường. Do đó, quy hoạch đô thị cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua sử dụng đất, tổ chức không gian và hệ thống hạ tầng đô thị phù hợp.
Để xây dựng giải pháp phù hợp và khả thi thì cần có hệ thống cơ sở dữ liệu về hiện trạng đô thị, tác động thực tế của biến đổi khí hậu, quy hoạch đô thị đang thực hiện và kịch bản biến đổi khí hậu dự báo. Các nhóm thông tin dữ liệu về quy hoạch khi được xây dựng đồng bộ trong một hệ thống sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phân tích để hoạch định chính sách phù hợp, quản lý phát triển đô thị hiệu quả, tránh được các rủi ro trong đầu tư, phát triển đô thị - Thứ trưởng Bùi Hồng Minh nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống thông tin quy hoạch cũng tăng cường minh bạch trong thực hiện theo quy hoạch được duyệt, hỗ trợ tích cực việc công khai quy hoạch để người dân cùng thực hiện, giám sát; cung cấp thông tin quy hoạch để các chủ thể tham gia phát triển đô thị thực hiện hiệu quả; tăng cường phân cấp trong quản lý phát triển đô thị được triệt để hơn. Do đó, trong những năm tới, việc xây dựng hệ thống thông tin quy hoạch là một trong các nhiệm vụ ưu tiên của ngành xây dựng.
Từ giai đoạn 2015 - 2018, Bộ Xây dựng đã triển khai Dự án hỗ trợ kỹ thuật quy hoạch đô thị xanh Việt Nam (GDSS) do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại. Trong quá trình triển khai dự án, việc chuẩn hóa dữ liệu và thông tin quy hoạch cũng là một trong những khó khăn cần khắc phục để hướng tới ứng dụng rộng rãi kết quả của dự án. Vì vậy, việc triển khai thực hiện Dự án UPIS cũng là tiền đề hướng tới hoàn thiện, phát triển hệ thống GDSS trên toàn quốc.
Sau thời gian dài chuẩn bị, với sự tham gia tích cực của các cơ quan Việt Nam và Hàn Quốc, Biên bản Thảo luận Dự án Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam (UPIS) đã được ký kết; Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã phê duyệt Văn kiện dự án tại Quyết định số 942/QĐ-BXD ngày 18/8/2021. Bộ Xây dựng và UBND các tỉnh Thái Nguyên, Kiên Giang, Bình Định đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý Dự án để thực hiện.
Dự án được triển khai sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu tại Đề án phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025. Các đô thị được lựa chọn là địa bàn nghiên cứu thí điểm về xây dựng hệ thống thông tin quy hoạch, phát triển đô thị nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ là những điển hình để hướng tới nhân rộng kết quả Dự án trên toàn quốc.
Với sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan tham gia thực hiện dự án và kinh nghiệm của các chuyên gia Hàn Quốc và Việt Nam, dự án được kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu và kết quả đề ra.
Tàu hàng 12.000 tấn mắc kẹt dưới chân cây cầu đẹp nhất Hải Phòng Gặp sự cố, tàu hàng Outrivaling 3 (Hong Kong, Trung Quốc) trôi tự do trên sông Cấm và suýt nữa va vào cầu Hoàng Văn Thụ, cây cầu đẹp và hiện đại nhất Hải Phòng. Theo thông tin từ Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, khoảng 16h30 ngày 21/4, tàu hàng Outrivaling 3, trọng tải 12.000 tấn đang di chuyển vào Cảng Hoàng...