Hải Phòng: Cưỡng chế bãi ngao ở Kiến Thụy sẽ đẩy hàng nghìn lao động vào đường cùng
Không phục với thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Hải Phòng về việc giải quyết tranh chấp giữa hoạt động nuôi ngao và khai thác cát trên địa bàn thành phố mới đây, hàng chục hộ dân làm nghề nuôi ngao ở huyện Kiến Thụy đã làm đơn kêu cứu gửi các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương.
Theo đó, ngày 14/1 vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng là ông Nguyễn Văn Tùng có chủ trì cuộc họp để giải quyết tranh chấp giữa hoạt động nuôi ngao và khai thác cát trên địa bàn thành phố.
Bản thông báo Kết luận cuộc họp này được người dân cho là đi trái với ý chí, nguyện vọng chính đáng, đặc biệt là hiện trạng tại các vùng nuôi ngao trên địa bàn thành phố hiện nay.
Bãi ngao ven biển Kiến Thụy được người dân nuôi thả ngao từ trước khi có quy hoạch nhưng cả huyện và TP Hải Phòng một mực khẳng định người dân nuôi trái phép và đòi cưỡng chế. Ảnh: Nguyễn Chương.
Người dân muốn được tiếp tục nghề nuôi ngao, giữ vững tài nguyên đất nước
Theo nội dung lá đơn mà các hộ dân gửi đến Báo điện tử Dân Việt đã bày tỏ sự không đồng tình với bản thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND TP Hải Phòng do Văn phòng UBND TP ký ban hành.
Theo các hộ dân ở đây, bản thân các hộ làm nghề nuôi ngao ven biển đã sinh sống nhiều năm tại các huyện Kiến Thụy, Tiên Lãng và quận Đồ Sơn với công việc lao động chính và nguồn thu nhập xuất phát từ hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, đồng thời vươn khơi bám biển.
Ông Đỗ Văn Trường- một hộ làm nghề nuôi ngao ở Kiến Thụy cho biết: “Từ những năm 2000, việc đi biển đánh bắt xa bờ của bà con ngư dân không mấy thuận lợi, nguồn thủy sản gần bờ cũng dần cạn kiệt nên cuộc sống ngư dân ngày càng khó khăn. Để duy cuộc sống, chúng tôi đã tìm cách mưu sinh bằng việc nuôi ngao thịt và ngao giống ở khu vực bãi Triều (cồn cát) cửa sông Văn Úc. Đến năm 2005, ngư dân chúng tôi đã mạnh dạn nuôi thử nghiệm ngao thương phẩm và may mắn thu được kết quả tốt”.
Nhận thấy có tiềm năng mở rộng, các ngư dân ở đây tiếp tục khai hoang, đầu tư con giống và cùng nhau phát triển hoạt động nuôi ngao tại khu vực. Năm 2008, sau khi được Bộ NNPTNT chuyển giao công nghệ nuôi ngao trắng, cùng với việc áp dụng tốt kỹ thuật nuôi ngao, nhiều hộ dân đã có “của ăn của để”.
Rất nhanh chóng mô hình nuôi ngao trắng thương phẩm được nhân lên theo cấp số nhân. Hàng chục hộ dân địa phương đã hô hào nhau ra khu vực bãi Triều để khai hoang, nuôi ngao, làm ăn kinh tế. Cũng từ đây, bãi Triều dần trở thành khu vực nuôi ngao tiềm năng, tính đến nay đã có hơn 200 hộ nuôi ngao, trên 3.000ha diện tích mặt nước với khoảng 1.000 lao động trực tiếp, lực lượng gián tiếp từ thu hoạch thuê đến sơ chế, kinh doanh ngao, có tới 2.800 người.
Trên thực tế, trong những năm qua, nghề nuôi ngao trắng ven biển ở Hải Phòng đang phát triển khá tốt, có thị trường xuất khẩu ổn định đi Trung Quốc với kim ngạch hàng năm đạt 16 triệu USD.
Chỉ bảo vệ người khai thác cát, không tính đến quyền lợi của người nuôi ngao?
Việc tranh chấp hay nói đúng hơn là người nuôi ngao bị các công ty khai thác cát vào tranh chấp tại các khu nuôi ngao hiện hữu của hàng trăm hộ dân ở huyện Kiến Thụy được bắt nguồn từ quyết định 635 năm 2018 của UBND huyện Kiến Thụy. Theo đó, huyện Kiến Thụy đã quy hoạch vùng nuôi ngao ven biển trên địa bàn chỉ còn 750ha để dành chỗ cho khai thác cát ven cửa sông. Quyết định quy hoạch này được cho là thiếu cơ sở khi được lập ra mà không tính toán đến hiện trạng thực tế mà người dân đã thuê đất mặt nước, bãi triều để nuôi ngao từ nhiều năm nay.
Để thực hiện, ngày 28/09/2021, UBND huyện Kiến Thụy có Thông báo số 452/TB-UBND về việc tạm dừng nuôi ngao nằm ngoài quy hoạch; ngày 28/09/2021, UBND huyện tiếp tục có Thông báo số 462/TB-UBND về việc dừng nuôi ngao. Theo đó, UBND huyện Kiến Thụy đã yêu cầu các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khẩn trương thu hoạch ngao, tháo dỡ tài sản trước ngày 30/10/2021 và di dời toàn bộ tài sản, vật nuôi ra khỏi khu vực biển đã được UBND thành phố giao cho các tổ chức khai thác khoáng sản trước ngày 30/11/2021.
Trước sự không đồng tình của bà con và sự lên tiếng của dư luận, việc tháo dỡ trên được tạm dừng và ngày 14/1 vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã chủ trì cuộc họp để giải quyết vấn đề này.
TP Hải Phòng muốn “dẹp” các bãi ngao để dọn chỗ cho các công ty khai thác cát. Việc này không chỉ làm mất kế sinh nhai chính đáng của bà con ngư dân, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cửa sông và môi trường, dòng chảy về lâu dài. Ảnh: Nguyễn Chương.
Video đang HOT
Tiếp đó, ngày 21/01/2022, Văn phòng UBND TP Hải Phòng đã ra Thông báo số 26/TB-UBND về kết luận của Chủ tịch UBND TP tại cuộc họp giải quyết tranh chấp giữa hoạt động nuôi ngao và khai thác cát trên địa bàn thành phố.
“Nội dung kết luận tại Thông báo trên đã không giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn tại đang cản trở hoạt động nuôi ngao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính chính đáng của chúng tôi”- ông Vũ Trí Tuân- Chủ tịch Hội nuôi ngao huyện Kiến Thụy bày tỏ quan điểm.
Theo ông Vũ Trí Tuân, thông báo Kết luận trên có mấy điểm không đáp ứng đầy đủ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng,cũng như các kiến nghị trước đó của người dân:
Thứ nhất, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo: thống nhất vị trí, diện tích khu vực biển (khoảng 3.000 ha) để nuôi ngao tại huyện Tiên Lãng; giao Sở NNPTNT thực hiện các công việc liên quan để xác định vị trí, ranh giới, diện tích khu vực biển được phép nuôi ngao. Đồng thời, Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất thủ tục đấu giá sử dụng khu vực biển để nuôi ngao trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng không hề đưa ra tiến độ cụ thể thực hiện xây dựng quy hoạch chi tiết nuôi ngao ven biển, cũng như kế hoạch giao/ tổ chức đấu giá khu vực biển cho bà con.
Thứ hai, nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng chưa giải quyết cho bà con về vấn đề quy hoạch nuôi ngao tại huyện Kiến Thụy. Cụ thể, theo quyết định số 635/QĐ-UBND của UBND huyện Kiến Thụy về việc phê duyệt quy hoạch nuôi ngao vùng ven biển, tổng diện tích nuôi ngao đến năm 2025 được quy hoạch trong phạm vi 750ha, chênh lệch rất lớn so với diện tích hiện trạng bà con đang nuôi thả là khoảng 3.000ha.
Thực tế, bà con đã canh tác nuôi trồng ngao từ thời điểm trước rất lâu đến khi có quy hoạch. Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc để khai hoang, cải tạo, nuôi thả con giống với mong muốn phát triển ngành nuôi ngao tại địa phương. Quy hoạch do UBND huyện Kiến thụy ban hành đã thu hẹp diện tích và dồn bà con nuôi ngao vào vị trí không đảm bảo các điều kiện sống, sinh trưởng của loài ngao.
Có thể thấy việc phê duyệt quy hoạch trên không được xem xét dựa trên tình hình thực tế tại địa phương, đẩy nguời dân nuôi ngao của chúng tôi vào nguy cơ mất công ăn việc làm, thậm chí là mất trắng vốn liếng, công sức đầu tư vào đây. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị đến các cấp chính quyền nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng.
Thứ ba, mặc dù đang trong quá trình xây dựng/điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi ngao vùng ven biển đối với từng quận, huyện, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng lại chỉ đạo cưỡng chế, giải tỏa hoạt động nuôi ngao. Trong khi trước đó, tại Thông báo số 462/TB-UBND ngày 28/09/2021, UBND huyện Kiến Thụy lại có yêu cầu các UBND cấp xã hướng dẫn và tiếp nhận đơn đăng ký nhu cầu sử dụng đất khu vực bãi triều để nuôi ngao từ các hộ gia đình, cá nhân.
Nếu cưỡng chế thời điểm này sẽ đẩy hàng nghìn lao động vào… đường cùng; trái chủ trương phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển của Chính phủ
Đặc biệt, trong thông báo Kết luận nêu trên của UBND TP Hải Phòng có nêu về việc sẽ cưỡng chế và di dời tài sản của người nuôi ngao ra khỏi khu vực để phục vụ cho việc khai thác cát. Ông Vũ Trí Tuân bày tỏ: “Việc cưỡng chế ở thời điểm hiện tại sẽ gây thiệt hại trực tiếp cho bà con nuôi ngao bởi đây là nguồn thu nhập chính, tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động chúng tôi. Nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố đã đi ngược lại lợi ích chính đáng của bà con bởi thời điểm hiện tại, các hộ dân nuôi ngao và đang trông chờ thu hoạch để bù đắp các chi phí, công sức đã đầu tư vào đây sau nhiều vụ mùa thất bại”.
Ông Vũ Trí Tuân-Chủ tịch Hội nuôi ngao huyện Kiến Thụy (ngoài cùng) cho biết: Nếu TP cưỡng chế, sẽ đẩy hàng nghìn lao động làm nghề nuôi ngao vào đường cùng. Ảnh: Nguyễn Chương.
Không những thế, việc UBND TP Hải Phòng muốn “dẹp” các vùng nuôi ngao ven biển đang được cho là trái với các chủ trương, chính sách của Chính phủ, ngành nông nghiệp về phát triển nghề nuôi trồng ven biển.
Cụ thể, thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (được Thủ tướng phê duyệt tại quyết định 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021; ngày 4/10, Thủ tướng đã có quyết định 1664/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển đến năm 2030. Theo đó, sẽ đầu tư phát triển nuôi biển thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có đóng góp quan trọng về sản lượng, giá trị và chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong toàn bộ ngành thủy sản, trong đó lấy doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt để đầu tư phát triển nuôi biển quy mô công nghiệp ở vùng biển xa.
Ba kiến nghị của các hộ nuôi ngao với Chủ tịch UBND TP Hải Phòng
Trước các lý lẽ trên, các hộ nuôi ngao ở Hải Phòng đã có 3 kiến nghị với Chủ tịch UBND TP Hải Phòng:
1. Kiểm tra, rà soát lại tình hình nuôi ngao vùng ven biển dựa trên việc tiếp thu ý kiến đóng góp của bà con địa phương.
2. Nhanh chóng xây dựng hoặc có phương án điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết nuôi ngao vùng ven biển để phù hợp với thực tế cũng như nguyện vọng của bà con, tạo điều kiện cho người dân duy trì, phát triển ngành nuôi ngao và yên tâm bám biển, từ đó đem lại lợi ích kinh tế cho địa phương.
3. Khẩn trương dẹp nạn khai thác cát trái phép đang xâm lấn vùng nuôi ngao đã từ lâu đời của bà con nông dân.
Theo Quy hoạch của Trung ương, Hải Phòng và Quảng Ninh được xác định là trung tâm nuôi biển. Theo đó, sẽ tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành trung tâm nuôi biển, gắn với trung tâm nghề cá lớn; trọng tâm phát triển nuôi biển ở các tỉnh gắn với bảo tồn biển và du lịch quốc gia. Xây dựng các vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung, đáp ứng nhu cầu giống nhuyễn thể cho khu vực và cả nước.
Trước đó, tại quyết định 3529/QĐ-BNN-TCTS năm 2016, Bộ NNPTNT đã xác định: Phát triển nuôi nhuyễn thể thành ngành hàng hóa tập trung phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh ven biển trở thành ngành sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, tổ chức sản xuất hợp lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; góp phần tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư, bảo vệ trật tự, an ninh quốc phòng vùng ven biển và hải đảo…
Tại Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2016, Thành phố Hải Phòng đặt mục tiêu: đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đến năm 2020 diện tích đạt 11.640 ha, đến năm 2025 đạt 11.790 ha, giàn bè nuôi nhuyễn thể đạt 80 giàn/80.000m2 và giữ ổn định đến năm 2030.
Có thể thấy, tất cả các văn bản trên được ban hành trên tinh thần khuyến khích và thúc đẩy các địa phương, trong đó có Thành phố Hải Phòng quy hoạch, mở rộng vùng nuôi trồng thủy sản ven bờ, phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
“Cho đến trước khi có chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, hoạt động nuôi ngao ven biển trên địa bàn đã diễn ra từ lâu. Rất nhiều hộ dân đã có đơn đề nghị nuôi ngao, các đề án phát triển nuôi ngao đã được chính quyền địa phương xác nhận và tổ chức chức ký hợp đồng cho thuê đất, mặt nước. Vậy mà giờ đây, chính quyền lập quy hoạch nhưng không hỏi ý kiến người dân, sau đó đột ngột ra thông báo và yêu cầu bà con thu hoạch ngao, tháo dỡ chòi, cột, trực tiếp tước đi công ăn, việc làm chính của lực lượng yếu thế trong xã hội”- ông Vũ Trí Tuân thay mặt hàng trăm hộ nuôi ngao ở huyện Kiến Thụy bày tỏ quan điểm.
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân- ĐBQH TP HCM:
Hải Phòng cần lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người nuôi ngao.
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân- ĐBQH TP HCM.
Người đàn ông một mình trông giữ, chăm sóc 11 con hổ
Đã nhiều năm qua, một mình ông Trịnh Đình Bạch quản lý, bảo vệ, chăm sóc 11 cá thể hổ Đông Dương, có tổng trọng lượng hơn 1,7 tấn.
Tại thôn 27 Cồn Tàu Voi, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đang tồn tại một cơ sở nuôi nhốt hổ của gia đình ông Nguyễn Mậu Chiến. Cơ sở nuôi nhốt hổ này được cấp giấy chứng nhận trại nuôi năm 2012, tuy nhiên đã hết thời hạn từ giữa năm 2017. Gia đình đã nhiều lần đề nghị cấp giấy phép mới, tuy nhiên chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận do vướng các quy định của pháp luật và việc thu hồi hổ cũng chưa được thực hiện do chưa có căn cứ.
Cơ sở nuôi nhốt hổ tại thôn 27 Cồn Tàu Voi, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách khu dân cư khoảng 1km.
Sau khi hết hạn giấy chứng nhận trại nuôi, hộ gia đình tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng các cá thể hổ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Đồng thời, ký cam kết về việc chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật hiện hành và các nội dung hướng dẫn của cơ quan chức năng, nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe của các cá thể hổ trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.
Được biết, năm 2007, gia đình ông Chiến mua 10 cá thể hổ. Ông Chiến sau đó đã bị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định xử phạt 30 triệu đồng vì nuôi nhốt 10 cá thể hổ trái phép và cho phép được tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng đàn hổ. Đến năm 2008, ông Chiến mua thêm 5 cá thể hổ khác và UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng vì nuôi 5 cá thể hổ trái phép.
Ông Trịnh Đình Bạch là người quản lý, bảo vệ, chăm sóc 11 cá thể hổ tại cơ sở này.
Trong quá trình nuôi nhốt đã có 4 cá thể hổ bị chết. Tại đây hiện có 11 cá thể hổ trưởng thành, trong đó 4 cá thể đực, 7 cá thể cái, tổng trọng lượng 1.750kg; toàn bộ là hổ Đông Dương thuần chủng có nguồn gốc từ Việt Nam. Theo người quản lý, bảo vệ, cá thể hổ nặng nhất khoảng gần 2 tạ, con nhỏ nhất khoảng 1,1 tạ. Từ năm 2012 đến nay không có sự biến động tăng, giảm số lượng cá thể hổ và không phát sinh cá thể hổ sinh sản.
Khu vực trại nuôi hổ nằm cách khu dân cư khoảng 1km, có diện tích 3.800m2, được phân thành 2 khu chức năng, một khu vực cho ăn và chuồng nghỉ có mái che cho các cá thể hổ; một khu vực sân chơi bố trí tiểu cảnh, các vật dụng để hổ chơi đùa, leo trèo,... Trong khuôn viên trại nuôi hổ có hành lang ra vào bằng rào sắt để di chuyển vào khu vực bên trong, cung cấp thức ăn, dọn dẹp vệ sinh chuồng nghỉ; toàn bộ xung quanh trại được xây tường cao 2,5m, phía trên gắn rào sắt bằng thép B40 cao 2,5m.
Hiện cơ sở nuôi nhốt có 11 cá thể hổ trưởng thành, trong đó 4 cá thể đực, 7 cá thể cái, tổng trọng lượng 1.750kg.
Hiện cơ sở này do ông Trịnh Đình Bạch quản lý, bảo vệ, chăm sóc hổ. Ông Bạch tiếp quản công việc này đã được 2 năm. Ngoài ra, trại nuôi có hợp đồng với một cán bộ có chuyên môn về thú y để thường xuyên theo dõi, đánh giá về tình trạng sức khỏe của các cá thể hổ. Có sổ theo dõi sức khỏe, ghi chép lượng thức ăn hàng ngày cho hổ.
Theo ông Bạch, mỗi ngày, hổ được cho ăn một lần, một con hổ ăn khoảng 9-10kg/ngày, chủ yếu là đầu gà. Về mùa hè, hổ ăn ít hơn nhưng khẩu phần ăn phải chất lượng hơn để nâng thể lực hổ nên cho ăn thêm thịt bò, hoặc thịt lợn. Tất cả thức ăn đều phải qua kiểm nghiệm, không sử dụng các loại thức ăn tận dụng lại. Chi phí mỗi tháng cho 11 con hổ theo ước tính của ông Bạch khoảng 65-70 triệu đồng, bao gồm điện nước, thức ăn...
Từ năm 2012 đến nay không có sự biến động tăng, giảm số lượng cá thể hổ và không phát sinh cá thể hổ sinh sản.
Cũng theo ông Bạch, 2 năm nay, do khó khăn chung bởi dịch bệnh Covid-19 nên gia đình cũng rất vất vả trong việc chăm sóc hổ. Gia đình mong muốn được sự hỗ trợ của Nhà nước và có hướng cụ thể, chuyển cho trung tâm có điều kiện tốt hơn để đảm bảo duy trì đàn hổ, hoặc hỗ trợ để có điều kiện tu bổ chuồng trại, tăng thêm khẩu phần ăn cho hổ.
Về phía ngành chức năng, hàng tuần, lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát các hoạt động của trại nuôi nhốt hổ. Đồng thời, định kỳ 3 tháng, Hạt kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các phòng, ngành, chức năng và xã Xuân Tín, tiến hành kiểm tra, đánh giá phương án nuôi nhốt, tình trạng sức khỏe, độ an toàn chuồng trại, vệ sinh môi trường...
Trước đó, vào tháng 10/2018, hộ gia đình có làm đơn tự nguyện chuyển giao hổ gửi UBND tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, đến nay vấn đề này chưa được giải quyết do còn vướng mắc phần kinh phí bồi hoàn.
Mỗi ngày, hổ được cho ăn một lần, một con hổ ăn khoảng 9-10kg/ngày, chủ yếu là đầu gà.
Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Thọ Xuân, cơ sở sẵn sàng đóng góp, trao đổi, hợp tác nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật. Trong khi đó, hiện cơ sở vật chất của chuồng nuôi đang có dấu hiệu xuống cấp, không đảm bảo các điều kiện an toàn.
Về hướng khắc phục, Hạt Kiểm lâm huyện Thọ Xuân đề nghị các cơ quan chức năng xem xét thỏa thuận với hộ gia đình để có thể chuyển giao 11 cá thể hổ cho các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, hoặc các cơ sở có đầy đủ các điều kiện nuôi nhốt theo qui định. Nếu để chủ cơ sở tiếp tục nuôi nhốt phải có cơ chế, chính sách rõ ràng để hỗ trợ chủ cơ sở.
Về chuồng trại, trước tiên cần phải được sửa chữa gia cố, hoặc xây dựng lại đảm bảo độ an toàn theo đúng qui định; chuồng trại phải có hệ thống cống rãnh thoát nước, có bể chứa và hệ thống xử lý nước thải, nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; thức ăn phải đảm bảo để hổ được khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt; người nuôi phải được đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ.
Điểm sáng về cải cách hành chính Thời gian qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) luôn được TP Uông Bí quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. TP Uông Bí tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác GPMB các dự án trọng điểm, tháng 10/2021. Ảnh: Trung tâm TT-VH...