Hải Phòng: Chưa phát hiện trường hợp dương tính với virus Corona
Thông tin từ Sở Y tế Hải Phòng chiều ngày 4/2 cho biết, 8 trường hợp bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona phải áp dụng biện pháp cách ly đã có kết quả âm tính với virus Corona và đã được xuất viện.
Hiện nay, 8 bệnh nhân khác nghi nhiễm virus Corona tiếp tục được cách ly, giám sát y tế và chờ kết quả xét nghiệm trong hai ngày tới.
8 trường hợp âm tính với virus Corona, đã xuất viện, gồm: Mẹ con chị Võ Thị Thanh T. và Vương Trung B. (thành phố Cần Thơ); anh Nguyễn Văn H. (xã Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên); anh Lu. (phường Đằng Lâm, quận Hải An); anh Nguyễn Văn Đ. (xã Trung Lập, huyện Vĩnh Bảo); anh Trần Sơn T. (phường Đông Hải 1, quận Hải An); Em R. X. R. (phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân); Chị Phạm Thị Cúc H (phường Lạc Viên, quận Ngô Quyền).
Bộ CHQS thành phố Hải Phòng tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona. Ban tổ chức phát tài liệu và khẩu trang cho đại biểu dự hội nghị chiều 4/2
8 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm gồm:
Chị Phạm Thị Thùy D., (30 tuổi, xã Tiên Thắng, Tiên Lãng, Hải Phòng, đi từ Tứ Xuyên về Việt Nam ngày 31.1 bằng máy bay qua Nội Bài). Chị D được lấy mẫu xét nghiệm vào 11h ngày 3.2.
Chị Cao Thị T. (30 tuổi, phường Minh Đức, Đồ Sơn, Hải Phòng, cách đây 10 ngày có tiếp xúc trực tiếp với hai người Trung Quốc, lần cuối tiếp xúc cách đây 1 ngày. Chị T được lấy mẫu xét nghiệm vào 11h ngày 3.2.
Ông YU. (quốc tịch Trung Quốc, đi từ Quảng Châu về Việt Nam ngày 20.1, có đi du lịch qua các tỉnh thành phố Hà Nội, Nha Trang, Đà Lạt, TP Hồ chí Minh, Hải Phòng). Ông Y U. được lấy mẫu xét nghiệm vào 11h ngày 3.2.
Hai trường hợp bệnh nhi nghi nhiễm virus Corona mới phát hiện và điều trị, theo dõi tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng là cháu Nguyễn Thu A. (7 Tuổi, Thị trấn Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng). Bố A. làm lái xe chở người Trung Quốc tại Cát Bà từ ngày 23 đến 29.1, A có biểu hiện sốt cao liên tục từ ngày 2.2; Cháu Trương Duy Q. (15 tháng tuổi, xã An Tiến, An Lão, Hải Phòng), đi du lịch cùng gia đình tại Tứ Xuyên, Trung Quốc từ ngày 19.1 đến 30.1, nhập viện trong tình trạng sốt cao trên 39 độ C, kèm ho ít, chảy nước mũi, không nôn, không co giật.
Chị P.Đ.T (sinh năm 1985, ở phường Hợp Đức, quận Đồ Sơn) làm nghề hướng dẫn viên du lịch tại Nha Trang dẫn nhiều khách Trung Quốc từ Bắc Kinh, Thượng Hải. Ngày tiếp xúc cuối cùng có nguy cơ lây nhiễm là 28/1. Người bệnh vào viện lúc 11 giờ 24 ngày 4/2, bệnh ngày thứ 2, sốt 38,3 – 39 độ, ho húng hắng, ho khan, không khó thở, tim đều, phổi không ran. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố lấy mẫu xét nghiệm lúc 16 giờ ngày 4/2.
Tiếp theo là bé trai Z.P.L, 26 tháng tuổi, ở xã Nam Sơn, huyện An Dương, có bố người Tứ Xuyên (Trung Quốc). Bệnh nhân về Tứ xuyên từ ngày 18/1 đến 28/1 qua sân bay Nội Bài. Mẹ và bé ở Đồng Nai từ ngày 18/1 đến 31/1 bay về sân bay Cát Bi. Bố mẹ trẻ đều không sốt, ho. Trẻ ở nhà sốt 38 độ C từ 22 giờ ngày 1/2, kèm theo nôn. Trẻ đến khám tại Bệnh viện quốc tế Green được truyền dịch và dùng men tiêu hóa. Ngày 2/2, trẻ sốt cao 39 độ C, đỡ nôn, chuyển vào Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng lúc 6 giờ ngày 3/2. Lúc khám, trẻ tỉnh, tự thở môi chi hồng, sốt 38 độ C, không ho, không nôn, chưa đại tiện. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố lấy mẫu lúc 12 giờ 30 ngày 3/2.
Video đang HOT
Trường hợp thứ 8 là bé gái N.T.M.A, 15 tháng tuổi, ở xã Đồng Thái, huyện An Dương. Trẻ tiếp xúc với trẻ em người Trung Quốc về từ ngày 23/1 đến 26/1 sau đó biểu hiện ho, sốt. Khám tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, trẻ tỉnh, sốt nhẹ 37,5 độ C, môi chi hồng, họng đỏ, không loét, không ban tay chân. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố lấy mẫu lúc 12 giờ 30 ngày 3/2.
Như vậy, tính đến hết ngày 4/2, nhóm 8 trường hợp nghi nhiễm virus corona đầu tiên tại Hải Phòng đã có kết quả âm tính với virus corona, chưa phát hiện bệnh nhân nào có kết quả dương tính với loại virus nguy hiểm nói trên.
Chiều 4/2, phát biểu tại Hội nghị Thường trực Thành ủy họp, nghe báo cáo về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, Bí thư Thành ủy Lê Văn Thành ghi nhận: UBND thành phố, các sở, ngành, địa phương đã vào cuộc tích cực với tinh thần trách nhiệm cao theo chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương; đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai các công việc cụ thể để phòng, chống dịch bệnh. Đến giờ phút này, Hải Phòng là địa phương đang kiểm soát tốt được tình hình dịch bệnh và có các phương án xử lý kịp thời.
Theo danviet.vn
Tốc độ lây lan virus corona tỉ lệ nghịch thời gian chế vắc-xin
Sự lây lan của virus corona chủng mới (2019-nCoV) gây ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại khi Trung Quốc liên tục ghi nhận số ca nhiễm và tử vong tăng vọt
Tính đến ngày 5-2, tổng số ca nhiễm 2019-nCoV tại Trung Quốc lên đến gần 24.000 ca, trong đó có một trẻ sơ sinh chỉ mới 1 tháng tuổi ở tỉnh Quý Châu. Số trường hợp thiệt mạng tăng lên 492 tại Trung Quốc.
Bên ngoài Trung Quốc, tốc độ lây lan 2019-nCoV thấp hơn. Đến nay đã có 2 trường hợp tử vong do nhiễm 2019-nCoV ngoài Trung Quốc, gồm 1 người ở Philippines và một người Hồng Kông từng đến tâm dịch ở TP Vũ Hán hồi tháng trước.
Trước diễn biến phức tạp liên quan đến 2019-nCoV, Trung Quốc đã đồng ý cho phép các chuyên gia y tế của Mỹ vào nước này như một phần nỗ lực của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) giúp chống lại sự lây lan của virus gây chết người.
Nhà Trắng hôm 3-2 xác nhận Trung Quốc đã chấp nhận đề nghị cho các chuyên gia Mỹ tham gia nhiệm vụ của WHO để nghiên cứu và giúp chống lại nCoV ở TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Theo truyền thông Trung Quốc, một bệnh viện với khoảng 1.000 giường bệnh được xây trong 8 ngày để điều trị cho những người nhiễm virus ở Vũ Hán đã tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên vào ngày 3-2. Bệnh viện thứ hai với 1.600 giường dự kiến đi vào hoạt động cuối tuần này.
Các nhân viên y tế kiểm tra ảnh chụp cắt lớp vi tính của một bệnh nhân tại TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 2-2 Ảnh: Reuters
Trong khi đó, các nhà sản xuất thuốc đang chạy đua bào chế vắc-xin điều trị cho bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV và hy vọng được phê duyệt trong năm nay. Đây được xem là một mục tiêu đầy tham vọng khi vắc-xin tiềm năng phải vượt qua hàng loạt cuộc thử nghiệm về tính an toàn trước khi được sử dụng rộng rãi.
Theo tạp chí Washington Examiner (Mỹ), một loại vắc-xin tiềm năng có thể có tác dụng đối với 2019-nCoV đang được lưu trữ tại một phòng thí nghiệm ở TP Houston, bang Texas - Mỹ. Loại vắc-xin này lần đầu được phát triển vào năm 2012 dành cho bệnh nhân mắc Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng chúng có thể có hiệu quả tương tự trong đợt lây lan virus lần này.
Bác sĩ Peter Hotez thuộc Trung tâm Phát triển vắc-xin của Bệnh viện Nhi Texas (Mỹ) đã giúp tạo ra vắc-xin nói trên nhưng vẫn chưa thể được sử dụng phổ biến. Ông Hotez cho rằng vắc-xin này có thể được điều chỉnh để ngăn chặn 2019-nCoV lan rộng hơn nhưng phải mất vài tháng tới chúng mới được thử nghiệm trên người.
Khoảng 10 công ty dược phẩm đã lên kế hoạch về phương pháp điều trị 2019-nCoV hoặc các dự án vắc-xin liên quan, gồm hãng Johnson & Johnson và Inovio Enterprises (Mỹ). Tuy nhiên, mỗi phương pháp bắt buộc phải trải qua một số giai đoạn kiểm tra và thử nghiệm lâm sàng, có khả năng kéo dài thời gian phát triển và ra mắt vắc-xin đến hơn 1 năm. Vào thời điểm đó, giới chuyên gia lo ngại nCoV trở nên nguy hiểm hơn.
Ông Hotez cho hay: " Kịch bản ác mộng là khi giai đoạn phát triển vắc-xin diễn ra trong bối cảnh thế giới đối mặt với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vì vắc-xin vốn là sản phẩm phải được kiểm tra nghiêm ngặt nhất và tốn không ít thời gian".
Chuyên gia này cũng cảnh báo 2019-nCoV có khả năng tái phát nên đòi hỏi có thêm nghiên cứu y sinh mỗi khi dịch bệnh bùng phát nếu các nhà nghiên cứu không thể tạo ra một loại vắc-xin chung trên toàn cầu chống lại virus này. Theo ông Hotez, đây là đại dịch của thế kỷ XXI và việc tiêm phòng cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Trong khi đó, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông), Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc lạc quan tỉ lệ tử vong do 2019-nCoV gây ra sẽ giảm khi các phương pháp điều trị và nguồn cung thiết bị y tế phù hợp được huy động đến TP Vũ Hán.
Công nhân đeo khẩu trang làm việc tại cảng Nam Thông - Trung Quốc, hôm 31-1 Ảnh: REUTERS
IMF vẫn lạc quan về kinh tế Trung Quốc
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva hôm 3-2 ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới, đồng thời bày tỏ niềm tin về khả năng phục hồi của kinh tế nước này.
Tại buổi họp báo mới đây, người phát ngôn IMF Gerry Rice cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc chiến chống virus của Trung Quốc, khẳng định Bắc Kinh "rõ ràng đang nhìn nhận vấn đề một cách rất nghiêm túc". Theo ông Rice, Trung Quốc là một nền kinh tế có đủ nguồn lực và sự quyết tâm để giải quyết hiệu quả những thách thức gây ra bởi virus.
Trong một tuyên bố hôm 4-2, Chủ tịch Hội đồng Giao nhận hàng hóa quốc gia Thái Lan (TNSC), bà Ghanyapad Tantipipatpong, khẳng định quốc gia này có thể mất 64,6 triệu USD trong lĩnh vực xuất khẩu sang Trung Quốc ở quý đầu của năm 2020. Bà Tantipipatpong cho biết thêm rằng trái cây và rau củ tươi sẽ là 2 mặt hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Dù vậy, theo bà Tantipipatpong, TNSC vẫn duy trì dự đoán tăng trưởng xuất khẩu chung năm nay ở mức 0%-1%, bởi virus nhiều khả năng chỉ làm giảm 0,11% lượng hàng, trước khi Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa Thái Lan trở lại để bù đắp cho "nhu cầu dồn nén".
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Thái Lan trong năm 2019, với sức mua 29,2 tỉ USD, tương đương 11,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan. Cao Lực
Kêu gọi cấm vĩnh viễn buôn bán động vật hoang dã
Các nhà hoạt động đang kêu gọi Trung Quốc ban hành lệnh cấm vĩnh viễn buôn bán động vật hoang đã. Theo BBC, hơn 70% bệnh lây nhiễm mới nổi ở con người xuất phát từ động vật, đặc biệt là động vật hoang dã.
Theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 2019-nCoV nhiều khả năng bắt nguồn từ dơi. Những virus gây ra dịch Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) cũng bị cho là bắt nguồn từ dơi, trước khi lây nhiễm sang cầy hương và lạc đà rồi đến con người.
"Chúng ta đang tiếp xúc với nhiều loài động vật hoang dã và môi trường sống của chúng mà trước đây chúng ta chưa từng. Do đó, chúng ta gặp phải nhiều căn bệnh mới liên quan đến sự tiếp xúc giữa con người với virus, vi khuẩn và ký sinh trùng lạ" - ông Ben Embarek, chuyên gia về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của WHO, khẳng định.
Theo một nghiên cứu mới đây, được tiến hành trên gần 32.000 loài động vật có xương sống trên cạn, gần 20% trong tổng số này bị mua bán trên thị trường động vật hoang dã toàn cầu - cả hợp pháp lẫn trái phép.
Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WFF) khẳng định cuộc khủng hoảng 2019-nCoV là một hồi chuông cảnh tỉnh cho thấy cần chấm dứt vĩnh viễn việc sử dụng không bền vững động vật hoang dã làm vật nuôi, thực phẩm và thuốc men.
Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã làm rõ rằng lệnh cấm mà họ đưa ra chỉ là tạm thời khi khẳng định: "Việc chăn nuôi, vận chuyển hay buôn bán động vật hoang dã sẽ bị cấm từ ngày ban hành thông báo đến khi dịch bệnh chấm dứt".
Bắc Kinh từng đưa ra lệnh cấm tương tự khi dịch SARS bùng nổ vào năm 2002. Lộc Minh
Xuân Mai
Theo nld.com.vn
Thêm 65 người chết vì virus corona Vũ Hán, tổng cộng 24.324 ca nhiễm Số người chết vì virus corona tại Hồ Bắc đã lên tới 479 người, với 65 ca tử vong mới được ghi nhận trong đêm bởi giới chức ủy ban y tế của tỉnh. Trung Quốc lại trải qua một ngày với số người tử vong vì virus corona tăng cao kỷ lục. Theo số liệu công bố mới nhất ngày 5/2 của...