Hai Phó Ban phòng chống COVID-19 Hà Nội nhận danh hiệu Thầy thuốc nhân dân
Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Phó Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 thành phố Hà Nội và ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Phó Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 Hà Nội được trao tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân.
Chiều 24/2, nhân kỷ niệm 66 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2021), UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị gặp mặt, biểu dương và trao tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú – lần thứ 13″.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã trao danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” tặng 3 cá nhân gồm Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội; Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Văn Dung, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã trao danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” tặng 3 cá nhân gồm Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội; Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Văn Dung, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh và các lãnh đạo Thành ủy Hà Nội trao danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” tặng 43 cá nhân.
Video đang HOT
Các cá nhân được trao tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” dịp này được đánh giá là những “chiến sĩ áo trắng”, luôn tận tâm, tận tình khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, qua đó góp phần vào công tác nâng cao sức khỏe cho người dân Thủ đô nói riêng, cả nước nói chung, thiết thực góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2021 được kỷ niệm trong mùa xuân mới với dấu ấn rất thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Cũng trong những ngày này, đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ y tế ngày đêm căng mình trên mặt trận phòng, chống dịch COVID-19.
Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh khẳng định: “Ít có nghề nào mà xã hội đòi hỏi về phẩm chất và tài năng cao như nghề y. Bởi, người thầy thuốc phải có kiến thức sâu rộng, tấm lòng nhân ái, bao dung, sự từng trải và kinh nghiệm, vì mọi công việc dù là nhỏ nhất, đều có liên quan đến tính mạng, sinh mệnh con người”. Đặc biệt, danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” là danh hiệu cao quý nhất để xét tặng cho các cán bộ y tế có phẩm chất đạo đức tốt, đạt thành tích nổi bật nhiều năm liền. Sự cống hiến của cán bộ y tế góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đồng thời đóng góp tích cực cho sự phát triển toàn diện của ngành.
Ông Chu Ngọc Anh thông tin, từ năm 1989 đến nay, ngành Y tế Thủ đô có 18 thầy thuốc được vinh dự đón nhận danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” và 283 thầy thuốc đón nhận danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”. Đây là những tấm gương cống hiến thầm lặng vì người bệnh, vì cộng đồng. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, sự cống hiến của những “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” cùng đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ càng thể hiện rõ nét.
“… Đội ngũ thầy thuốc, cán bộ y tế đã xông pha vào trận tuyến đầu chống dịch. Những ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu vừa qua, nhiều người phải xa gia đình, đón Tết trong vùng dịch với mong muốn góp sức mình đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân”, ông Chu Ngọc Anh nói.
Chủ tịch Hà Nội cho rằng, ngành Y tế Thủ đô phải luôn ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lương y phải như từ mẫu – Thầy thuốc phải như mẹ hiền”. Từ đó, toàn ngành không ngừng nỗ lực vươn lên về mọi mặt, phấn đấu xứng đáng với lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với truyền thống vẻ vang, nhân văn của ngành y. Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh gửi lời chúc mừng tới đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ ngành Y tế…
Thủ tướng: "Những người có nguy cơ cao tiêm vaccine Covid-19 trước"
Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế phối hợp xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành trong ngày hôm 24/2 về tiêm vaccine với đối tượng được ưu tiên miễn phí.
Sáng 24/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ theo hình thức trực tuyến về phòng, chống COVID-19, với sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tại các đầu cầu.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế phối hợp xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành trong ngày hôm nay 24/2 về tiêm vaccine với đối tượng được ưu tiên miễn phí. Theo đó, ưu tiên tiêm trước cho nhân viên y tế tại cơ sở điều trị, cơ sở xét nghiệm, nhân viên lấy mẫu; lực lượng biên phòng, công an tại khu cách ly; lực lượng truy vết khoanh vùng dập dịch tại vùng có dịch; lực lượng phòng chống dịch tự nguyện.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương ngành y tế, các lực lượng chức năng, các địa phương nỗ lực trong phòng chống dịch, đồng thời biểu dương các tổ chức, cá nhân đã có nhiều hành động nhân văn hỗ trợ, đồng hành với các y bác sĩ và người dân vùng dịch gặp khó khăn.
Thủ tướng đánh giá cao Quảng Ninh, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương đã xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm quy định phòng, chống dịch. Bộ Y tế đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương có vaccine phục vụ người dân và đã có lô vaccine đầu tiên về Việt Nam. Các lô vaccine tiếp theo sẽ tiếp tục về Việt Nam.
Để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, Thủ tướng chỉ đạo ngành y tế phải thần tốc, mạnh mẽ, kịp thời quyết liệt để tiêm vaccine cho các đối tượng. Tuy nhiên, có vaccine không có nghĩa là chủ quan mà chiến lược của chúng ta là vaccine 5K, trong đó trước hết là đeo khẩu trang.
"Trên cơ sở kiến nghị của Bộ Y tế, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Bộ Chính trị đã có ý kiến, Thủ tướng giao cho Bộ Y tế và Văn phòng Chính phủ dự thảo một Nghị quyết của Chính phủ ban hành trong ngày 24/2 về tiêm vaccine với đối tượng được ưu tiên miễn phí. Chiến lược là 100 triệu dân được tiêm vaccine, nhưng không thể cùng lúc tiêm cho 100 triệu dân và cũng không đủ vaccine ngay một lúc để tiêm. Đó là thứ tự ưu tiên cho nhân viên y tế tại cơ sở điều trị, cơ sở xét nghiệm, nhân viên lấy mẫu; lực lượng biên phòng, công an tại khu cách ly; lực lượng truy vết khoanh vùng dập dịch tại vùng có dịch; lực lượng phòng chống dịch tự nguyện. Các đối tượng khác sẽ theo Nghị quyết của Chính phủ. Một nguyên tắc rất quan trọng là đối tượng có nguy cơ cao trước, nguy cơ thấp sau; vùng có dịch tiêm trước, vùng không có dịch tiêm sau", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Y tế là đầu mối tiếp nhận các kênh có vaccine để có nhiều loại vaccine phù hợp với điều kiện của Việt Nam, giá cả hợp lý, thông tin minh bạch, nhanh chóng tiêm vaccine cho các đối tượng Thủ tướng đã nêu. Thủ tướng đồng ý với đề xuất của một số địa phương như Hải Phòng, Hà Nội theo phương châm xã hội hóa.
Cùng với việc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ tiêu thụ nông sản, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, bộ Y tế và cơ quan liên quan phối hợp ban hành ngay quy trình tiêu thụ hàng hóa nông sản của vùng có dịch, đảm bảo an toàn, không ngăn sông cấm chợ. Các địa phương phải chủ động trong công tác phòng, chống dịch theo phân cấp và theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng và Chính phủ không quyết định thay các địa phương.
Trên cơ sở kiến nghị của các địa phương, Thủ tướng đồng ý để các địa phương, nhất là khu vực có cảng như Hải Phòng, đảm bảo lưu thông hàng hóa bình thường, biện pháp thông thoáng, không ngăn sông cấm chợ, nhưng phải thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch. Bên cạnh việc sản xuất an toàn, không chủ quan, Thủ tướng yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên phạm vi cả nước.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương tiếp tục có các biện pháp cho học sinh học tập bằng cách thức phù hợp. Bộ Quốc phòng, Công an, Y tế và UBND các địa phương chuẩn bị sẵn sàng các khu vực cách ly, thực hiện nghiêm quy định cách ly tập trung, không để lây nhiễm trong các khu cách ly tập trung. Tiếp tục tăng cường chỉ đạo kiểm soát khu vực biên giới, đường bộ, đường thủy, không để nhập cảnh trái phép dẫn đến nguy cơ dịch lây lan trong cộng đồng. Các chuyến bay đưa người Việt Nam về nước theo quy định, Bộ Ngoại giao xem xét đề xuất.
Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng chuẩn bị một số khu vực giao dịch an toàn như kinh nghiệm của Singapore, nhằm tháo gỡ khó khăn hiện nay.
Tinh thần là chủ động, không được coi thường, buông lỏng, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch.
Phát triển cây công nghiệp lợi thế gắn với các nhà máy chế biến ở miền núi Với ưu thế về điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng phù hợp nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những năm qua, các huyện miền núi đã vận dụng các cơ chế của tỉnh; đồng thời, ban hành chính sách hỗ trợ phù hợp với địa phương để mở rộng, phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ các nhà...