Hai ông lớn ngành tôn mạ thông báo tăng giá
Hai ông lớn về tôn mạ là Hoa Sen và Nam Kim cùng phát đi thông báo điều chỉnh tăng giá tôn mạ do giá nguyên liệu tăng mạnh.
Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen vưa gửi đi thông báo do giá nguyên liệu thép cán nóng (HRC) tăng mạnh, nên sẽ tăng giá tôn mạ, thép dày mạ kẽm, ống thép và các sản phẩm tôn từ ngày 6/4/2021.
Ngành thép và tôn mạ có rủi ro lớn do chi phí nguyên liệu chiếm 65 – 75% giá thành sản xuất
Trươc đo, Công ty CP Thép Nam Kim ra thông báo điều chỉnh tăng giá sản phẩm tôn mạ lạnh và mạ màu. Theo đó, tất cả mặt hàng tôn mạ lạnh và mạ màu đều tăng 400 đồng/kg. Nam Kim cũng để ngỏ khả năng tiếp tục tăng giá tôn sau ngày 1/4/2021.
Mức tăng với các mặt hàng tôn mạ, thép dày mạ kẽm, ống thép mạ kẽm, ống kẽm nung nóng, ống thép đen, ống thép Hoa Sen Gold là 500 đồng/kg; với thép dày mạ lạnh tăng thêm 700 đồng/kg và tôn Hoa Sen Gold là 5.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Giá thép giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 219 nhân dân tệ lên mức 5.119 nhân dân tệ/tấn. Tương tự, giá HRC kỳ hạn, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, cũng điều chỉnh tăng 3,7% lên mức 5.327 nhân dân tệ/tấn vào cuối phiên giao dịch.
Trong 2 năm trở lại đây, các công ty tôn đều tăng mạnh lợi nhuận. Công ty CP Thép Nam Kim đặt kế hoạch doanh thu năm 2021 đạt 16.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng, gấp đôi năm 2020.
Trong khi đó, Hoa Sen thông báo 5 tháng đầu năm 2021, dư kiên doanh thu của Tập đoàn đạt 15.419 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 905 tỷ đồng, hoàn thành hơn 60% kế hoạch năm. Năm 2020, Hoa Sen đạt 27.534 tỷ đồng doanh thu, giảm 2% so với năm trước đó và mới chỉ thực hiện được 98% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.153 tỷ đồng, gấp 3 cùng kỳ và đạt 288% kế hoạch năm.
Nhiều chuyên gia nhận định, ngành thép và tôn mạ có rủi ro lớn do chi phí nguyên liệu chiếm 65 – 75% giá thành sản xuất. Đặc biệt trong ngành tôn mạ, giá HRC chiếm hơn 80% chi phí nguyên liệu đầu vào, khiến lợi nhuận của cả ngành biến động rất lớn theo HRC.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu, các công ty đầu ngành tôn mạ như Thép Nam Kinh hay Hoa Sen đều đã dần chuyển sang bán hợp đồng theo đơn hàng chốt giá trước 3 tháng.
HSG vừa bỏ túi 9 tỷ đồng khi bán sạch cổ phiếu quỹ
Hoa Sen vừa bán xong toàn bộ 327.100 cổ phiếu quỹ và dự định mua lại 22 triệu cổ phiếu quỹ trong thời gian tới.
Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố thông tin đã bán toàn bộ 327.100 cổ phiếu quỹ trong thời gian từ 25-29/3 theo hình thức khớp lệnh. Giá bán cổ phiếu trung bình là 27.489 đồng/cp, theo đó HSG thu về gần 9 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Hoa Sen cũng đã công bố kết quả kiểm phiếu về việc lấy ý kiến cổ đông phương án mua lại 22 triệu cổ phiếu làm cổ quỹ, theo đó cổ đông đã đồng ý với tỷ lệ 59,67%.
HSG đã bán hết cổ phiếu quỹ.
Lãnh đạo HSG cho biết thị trường chứng khoán đang diễn biến phực tạp trước thông tin dịch bệnh, điều này có khả năng gây ảnh hưởng giá cổ phiếu HSG, mặc dù hoạt động kinh doanh khá hiệu quả.
Để bảo vệ lợi ích cổ đông và nhà đầu tư, HĐQT quyết định mua lại 22 triệu cổ phiếu quỹ, nguồn vốn từ thặng dư vốn cổ phần hoặc các nguồn khác theo quy định.
Mới đây, Tập đoàn Hoa Sen vừa công bố ước kết quả kinh doanh hợp nhất tháng 2/2021. Theo đó, doanh thu tháng 2/2021 ước đạt 3.211 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 158 tỷ đồng.
Lũy kế 5 tháng đầu niên độ tài chính 2020 - 2021 doanh thu HSG ước đạt 15.419 tỷ đồng, thực hiện 46,7% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế HSG ước đạt 905 tỷ đồng, thực hiện 60,3% kế hoạch đề ra trong niên độ.
Niên độ tài chính 2020-2021, HSG đặt mục tiêu sản lượng 1,8 triệu tấn, tăng 11%; doanh thu 33.000 tỷ đồng, tăng 20%; và lợi nhuận sau thuế 1.500 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ.
Tập đoàn Hoa Sen sẽ bán cổ phiếu quỹ với giá tối đa 35.000 đồng Sau khi bán hết hơn 300.000 cổ phiếu quỹ, tập đoàn Hoa Sen sẽ được phép mua vào 22 triệu cổ phiếu HSG như kế hoạch mà họ đề ra. Ngày 15/3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chấp thuận cho Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) bán toàn bộ 327.100 cổ phiếu quỹ. Ban đầu, Hoa Sen muốn mua 22 triệu...