Hai nữ sinh giúp bạn kiểm tra bài cũ, nhưng ánh mắt của nam sinh mới ‘chiếm spotlight’
Tay cầm sách, miệng vẫn đọc bài, nhưng ánh mắt thì ‘Nhìn đi đâu thế bạn ơi’.
Ngày 7/9 vừa qua, một dân mạng đến từ Hà Nam (Trung Quốc) chia sẻ đoạn video ghi lại hình ảnh đáng yêu ở lớp học. Theo đó, hai nữ sinh đang giúp cậu bạn cùng lớp kiểm tra bài cũ.
Anh chàng say sưa nhẩm bài nhưng ánh mắt nhìn chằm chằm vào cô bạn đang giúp mình ôn bài khiến cộng đồng dậy sóng.
Video: Giúp bạn ôn bài và cái kết
Theo lẽ thường, khi bạn nhẩm bài, bạn sẽ nhìn bâng quơ về một hướng nào đó. Nhưng có lẽ nam sinh này đã chọn nhìn thẳng về phía bạn nữ xinh xắn đang giúp mình ôn bài kia, vừa để tập trung hơn, vừa trả bài cho bạn kiểm tra luôn cho tiện chăng.
Ánh mắt chăm chú của anh chàng khiến nữ sinh cũng bối rối, vội nhắc cô bạn bên cạnh ‘cứu nguy’.
Nam sinh đang nghiêm túc cầm sách đọc thuộc bài.
Nhưng lại nhìn chằm chằm vào nữ sinh khiến cô bạn xấu hổ quay đi.
Hình ảnh siêu dễ thương của các học sinh đã lập tức nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người tấm tắc khen các học sinh biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và khuyến khích tình bạn trong sáng hồn nhiên đúng với lứa tuổi của các em.
Một số người bình luận:
‘Nếu nam sinh không cầm sách, tôi sẽ nghĩ em ấy đang tỏ tình với bạn nữ’.
‘Phương pháp đọc thuộc bài và nhờ bạn học kiểm tra rất hiệu quả, nhưng nam sinh khiến bạn nữ đỏ tai rồi’.
‘Lứa tuổi học sinh thật dễ thương, hy vọng các em có thể giữ được tình bạn trong sáng trong môi trường học đường’.
Khi thầy cô ra tay cải tiến hình thức kiểm tra bài cũ: Học trò khóc ròng với 'vòng may mắn, quay số trả bài'
Không đành lòng trước tình trạng học trò thiếu chủ động với việc trả bài, thầy cô đã tìm cách nâng việc kiểm tra bài cũ lên một 'level' khác 'đỉnh của chóp' hơn.
Hồi còn đi học, có ai dám tự tin trả lời rằng mình 'không sợ kiểm tra bài cũ' đâu. Cái cảm giác tim đập chân run, tai căng ra, não đông cứng chờ giáo viên gọi lên bảng trả bài... đúng là trải nghiệm không mấy vui vẻ. Ấy vậy nhưng vì 'bệnh lười kinh niên' mà học trò vẫn không buồn chuẩn bị bài cũ, để rồi 'ăn no trứng ngỗng' trong đau khổ. Cứ tới mỗi đầu tiết học, khi thầy cô giở danh sách lớp, phía dưới lại diễn ra cảnh 'kẻ khóc người cười'. Ai không bị gọi tên thì thở phào nhẹ nhõm, ai chẳng may phải lên bảng thì chỉ biết cam chịu số phận.
Không đành lòng trước tình trạng này, thầy cô đã tìm cách nâng việc kiểm tra bài cũ lên một 'level' khác 'đỉnh của chóp' hơn. Hãy nhìn loạt phương pháp mang đầy tính 'hên xui' và không chút nào thiên vị này của thầy cô, bạn sẽ hiểu rằng 'quay vào ô trúng thưởng' nó dở khóc dở cười như thế nào.
Có thầy cô giáo dùng hẳn vòng quay may mắn, tạo ra khung cảnh của chương trình Chiếc nón kỳ diệu ngay trong lớp mình. Khi nhấp chuột vào vòng quay sẽ tự động quay và vị trí dừng lại trùng với tên của em nào thì em đó lên trả bài. Trái với sự kỳ diệu của chương trình, nó đem lại cảm giác hồi hộp đến đau tim cho các bạn học sinh.
Có cô giáo còn làm cho mỗi học sinh một thẻ tên rồi xóc lên, thẻ của ai rơi ra thì người đó phải lên bảng. Thậm chí, hình thức quay xổ số cũng được áp dụng vào việc trả bài. Số thứ tự của từng học sinh sẽ được in ra, dán vào một quả bóng nhỏ và đặt vào trong lồng quay. Sau khi vòng quay kết thúc, quả bóng rơi ra thuộc về ai thì người đó sẽ lên bảng.
Cách kiểm tra bài cũ theo kiểu 'hên xui' thế này sẽ góp phần hạn chế được việc học sinh học đối phó, tăng sự chủ động khi chuẩn bị bài cũ hơn, thay vì trông chờ vào các nhân tố học giỏi khác. Bởi rõ ràng, việc học đối phó sẽ tạo ra thói quen lười biếng, ảnh hưởng tới kết quả học tập cũng như định hướng lâu dài cho mỗi học trò.
Mỗi lần vòng quay chậm lại là cả hội phải 'thót tim', nín thở không biết sẽ dừng ở tên của ai. Bởi vậy, để không còn lo lắng mỗi khi thầy cô yêu cầu trả bài, chúng ta chỉ còn cách chủ động sắp xếp thời gian học tập và ôn luyện hợp lý thôi.
Ảnh: Tổng hợp
"Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò" cũng phải chào thua vòng quay trả bài Với các cô cậu học trò, thời điểm "tim đập chân run" nhất mỗi tiết học ắt hẳn là khi thầy cô chuẩn bị dò tên để gọi người lên kiểm tra bài cũ. Thế nhưng mở danh sách lớp ra, chọn một cái tên mình muốn hay dò theo thứ tự đã quá lỗi thời. Thầy cô thế hệ 4.0 sẽ có...