Hai nữ sinh cào cấu nhau trong nhà gửi xe chỉ là trêu đùa?
Lãnh đạo là Trường THPT Đinh Chương Dương (Thanh Hóa) xác nhận, hai nữ sinh trong đoạn video hỗn chiến trong nhà gửi xe được tung lên mạng là học sinh của trường.
“Hai nữ sinh trong đoạn video nữ sinh đánh nhau trong nhà gửi xe được tung lên mạng đúng là học sinh của trường” – thầy Nguyễn Văn Hãnh, phó Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Chương Dương xác nhận.
Hai nữ sinh vừa đánh nhau vừa văng ra những lời tục tĩu trong khi những học sinh khác đứng ngoài cổ vũ là học sinh Trường THPT Đinh Chương Dương (ảnh cắt từ video).
Theo đó, danh tính của hai nữ sinh này được xác định là em Lê Thị Bắc và em Nguyễn Thị Dung (B) đều học cùng lớp 11C7, Trường THPT Đinh Chương Dương ( Hậu Lộc – Thanh Hóa). Vụ xô xát trên xảy ra vào lúc tan trường thứ 5, ngày 7/3.
Thầy giáo Đỗ Bá Hiển, chủ nhiệm của lớp 11C7 cho hay: “Sự việc 2 em học sinh lao vào cào cấu nhau là có thật nhưng chỉ là đánh nhau đùa thôi. Tôi cũng nhắc nhở các em xóa cảnh quay ấy đi, nhưng không hiểu vì sao nó lại xuất hiện trên mạng”.
Khu vực 2 nữ sinh hỗn chiến bị quay video và tung lên mạng.
Video đang HOT
Được biết, người quay đoạn video tung lên mạng xã hội facebook cũng là một học sinh của lớp 11C7, tên là Bùi Văn Toàn. Theo nam sinh này thì người tung video này lên mạng là anh Nguyễn Văn Hùng ở xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, chứ không phải Toàn
“Tôi sẽ gặp trực tiếp 2 em học sinh này để xem có phải là thật hay đùa. Trước mắt tôi đã yêu cầu các em viết bảng tường trình. Còn nếu đúng là đánh nhau thật chúng tôi sẽ có hình thức xử lý nghiêm khắc”- thầy Nguyễn Văn Hãnh, phó Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Chương Dương cho biết thêm.
Thầy Nguyễn Văn Hãnh – phó Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Chương Dương.
Cô Mai Thị Thơm, Hiệu phó nhà trường thì cho rằng: “Đây chỉ là việc nhỏ nhặt, đưa lên báo chí sẽ ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường. Hơn nữa năm nay nhà trường lại có học sinh đi thi học sinh giỏi của tỉnh, làm như vậy thì hỏng hết”.
Trước đó, ngày 18/3, một đoạn video dài hơn 1 phút, được quay bằng điện thoại đăng tải trên mạng xã hội facebook và Youtube, khiến cư dân mạng hết sức bất bình.
Điều đáng nói là trong lúc 2 nữ sinh giằng xé nhau, có bạn nữ khác vào can ngăn nhưng một số nam sinh đã ngăn lại không cho can, đồng thời reo hò cổ vũ cho hai người tiếp tục đánh nhau.
Theo soha
'Thiếu gia' tìm đường du học trốn nhập ngũ
Trong khi rất nhiều du học sinh do kinh tế khó khăn phải tạm về nước, lại có một làn sóng học sinh THPT đến các công ty tư vấn du học để tìm đường xuất ngoại tự túc với lý do: Khỏi phải nhập ngũ.
Sợ con vất vả
Chị Nguyễn Hương Giang, cán bộ tư vấn một công ty tư vấn du học, tiếp hai mẹ con em N.M.T (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Chị Giang cho biết, yêu cầu của hai mẹ con khá đơn giản, tìm một trường ĐH có thể cho T. đi du học tự túc ngay sau khi tốt nghiệp THPT vào tháng 6 tới. Mẹ T. tâm sự: "T. học trung bình nên gia đình cũng không kỳ vọng việc nó thi đậu ĐH trong nước".
"Ngoài ra, năm nay quy định, trường hợp công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm, phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ " - mẹ T. lo lắng như vậy sẽ bị chậm thời gian học.
Vuốt mái tóc kiểu cách, T. ngây ngô tiếp lời: "Ông anh hàng xóm đi bộ đội về mấy năm rồi mà vẫn lông bông chưa công ăn việc làm, chưa kể anh ấy không tán được cô nào vì bây giờ bọn con gái không thích..." - chị Giang kể.
Tham khảo mãi, hai mẹ con T cũng quyết định sẽ đi du học tại một trường hạng trung của Australia với kinh phí vài chục triệu đồng/tháng.
Ảnh minh họa
Vốn không quan tâm đến việc cho con đi du học song từ khi biết thông tin đỗ ĐH trong nước vẫn có khả năng phải hoãn để thực hiện nghĩa vụ quân sự, chị N.T.H - thị trấn Ba Hàng, Phổ Yên, Thái Nguyên, vô cùng lo lắng cho cậu con trai duy nhất vốn được chiều chuộng, nâng như nâng trứng.
Khi nghe con trai kể về chuyện gia đình cậu bạn cùng lớp đang tìm nơi cho con đidu học để tránh nhập ngũ - chị H. vội vã đi tìm kiếm thông tin. Gặp chị tại công ty tư vấn du học trên đường Thụy Khuê, Hà Nội - chị H. phân trần: "Gia đình tuy không quá khá giả nhưng cháu là con một nên chúng tôi không tiếc gì cháu. Để cháu phải ngưng học bố nó xót lắm nên đành cho con đi du học , thà xa con còn hơn để cháu phải vất vả".
Cầm trên tay hồ sơ xin visa du học một trường trung học tại Anh quốc của mộtthiếu gia đất Hà thành, chị Hồ Phương Lan, cán bộ công ty tư vấn du học Thụy Anh bật mí: "Cậu quý tử này năm nay mới học lớp 10 song gia đình đã tìm đường cho đi du học bởi cậu học quá kém, thứ nữa gia đình cũng nghe phong thanh sẽ phải đi bộ đội nên cho đi sớm để yên tâm. Mỗi tháng, gia đình sẽ phải chi phí cho cậu ở ngôi trường này lên tới cả trăm triệu đồng".
Không quá vất như tưởng tượng
Đó là hai lý do chính được các bậc phụ huynh và học sinh đưa ra khi tìm cách "trốn" nghĩa vụ quân sự. Chị Tô Nguyệt Phương, trưởng Phòng kinh doanh công ty tư vấn du học A. cho biết: "Từ đầu năm tới nay, số lượng học sinh THPT tới xin tư vấn đi du học tăng đột biến. Không ít trong số học bày tỏ thẳng thắn lý do đi du học là không muốn tốn quãng thời gian ở trong quân đội, sợ phải rèn luyện vất vả...".
"Phần đông là con nhà khá giả, con một hoặc những thiếu gia vốn quen ăn chơi, lười lao động. Một phần nữa do phụ huynh có tiền của, muốn con cái tiết kiệm thời gian chuyên tâm đầu tư cho tương lai" - chị Phương cho biết.
Hầu hết những gia đình đưa con đi tìm cửa xuất ngoại du học trong thời điểm này đều cho rằng, đi du học sẽ giúp con cái họ hòa nhập với thế giới, mở mang đầu óc. Sẵn tiềm lực tài chính, quá cưng chiều con và chưa thực sự hiểu về môi trường quân đội, không cho con có cơ hội rèn luyện bản lĩnh, lý tưởng của người thanh niên là những lý do chính khiến các bậc phụ huynh không e ngại chạy sô đi tìm trường cho con ở nước ngoài.
Ông Nguyễn Văn Oai, cán bộ tỉnh đội Thái Nguyên chia sẻ: "Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự rất có ích cho các nam thanh niên . Đây là môi trường rèn luyện bản lĩnh, thể lực và cả lý tưởng. Nội dung này trong trường học, các nam học sinh chưa có cơ hội tiếp xúc".
"Việc rèn luyện không quá vất vả, kỷ luật cũng không quá gò bó như các bạn học sinh vẫn hình dung. Quân đội là môi trường mở, được giao lưu, học hỏi và rèn luyện phù hợp với thể lực và tâm lý của tuổi mới lớn, không có gì đáng sợ như các bạn hình dung" - lời ông Oai.
Theo soha
PGS Nguyễn Hải Kế - người thầy hiếm có Những ngày PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế nằm trong Bệnh viện 108, luôn luôn có các gương mặt học trò túc trực đêm, ngày đến mức bệnh viện cũng ngạc nhiên vì hiếm có trường hợp như vậy.... PGS, TSKH Nguyễn Hải Kế. Ảnh: Facebook ĐHKHXH&NV Hà Nội PGS.TS Nguyễn Hải Kế có tiền sử huyết áp cao từ nhiều năm nay và...