Hai nữ cảnh sát Chile bốc cháy khi bị ném bom xăng
Hai nữ cảnh sát của Chile đã bị trúng bom xăng khi đang dùng bình xịt hơi cay và vòi rồng để đẩy lùi những người biểu tình quá khích trên đường phố Santiago.
Ảnh Reuters.
Hai sĩ quan này là Maria Jose Hernandez, 25 tuổi, và Abigail Catalina Aburto Cardenas, 20 tuổi, đều là thành viên của lực lượng đặc nhiệm của Santiago, đang ở trong tình trạng nghiêm trọng tại bệnh viện.
Jorge Silva, một phóng viên ảnh quốc tế đang tác nghiệp lại Chile, ga tàu điện ngầm Baquedano của Santiago vẫn đóng cửa trong bối cảnh các cuộc đốt phá vẫn đang diễn ra, đồng thời, cảnh sát đang cố gắng đẩy người biểu tình khỏi một đại lộ lớn dẫn ra khu vực quảng trường.
“Tôi nhận ra một sĩ quan cảnh sát bị bốc cháy do bị ném bom xăng vào người, đồng đội của cô ấy cố gắng dập tắt ngọn lửa”, Silva cho biết.
Một số nhiếp ảnh gia khác của Reuters đã chụp được những khoảnh khắc khi sĩ quan bị ném bom xăng tháo mũ bảo hiểm, nhăn nhó vì bị bỏng trong khi các đồng đội cố gắng phun nước để dập tắt ngọn lửa đang cháy đến khuôn mặt của cô này.
Bộ trưởng Nội vụ Chile Gonzalo Blumel đã đến bệnh viện thăm những sĩ quan bị thương và tố cáo vụ tấn công là “bạo lực thuần túy … không liên quan gì đến những yêu cầu chính đáng của công dân”.
“Đây là một vụ tấn công bạo lực và hèn nhát nhằm vào hai nữ sĩ quan cảnh sát, những người đang nỗ lực bảo vệ an toàn cho những người yêu nước”, Bộ trưởng này cho biết.
Video đang HOT
Một phóng viên khác cho biết ngay sau khi bom xăng bị ném vào lực lượng chức năng, cảnh sát đã ngay lập tức phản ứng. “Ngay khi lửa bắt đầu bén, cảnh sát đã bắn đạn khí và cao su, tiếng súng nổ rất lớn”, phóng viên này cho biết.
Theo nguồn tin từ cảnh sát, các sĩ quan có mặt tại khu vực quảng trường đã thực hiện đúng theo những quy định, triển khai vòi rồng sau đó là hơi cay. Đạn cao su chỉ được sử dụng với những trường hợp nguy hiểm đe dọa đến các sĩ quan cảnh sát.
Hai sĩ quan cảnh sát trên nằm trong số 800 cảnh sát bị thương trong các cuộc biểu tình trong hai tuần qua. Cùng với đó, 1.650 người biểu tình cũng đã phải nhập viện.
Duy Tiến
Theo cand.com.vn/Reuters
Mỹ quyết chặn Trung Quốc thâu tóm hãng chế tạo động cơ máy bay Motor Sich của Ukraine
Để đề phòng Trung Quốc giành được công nghệ then chốt về động cơ máy bay, Mỹ đang tìm mọi cách nhằm ngăn chặn một nhà sản xuất động cơ máy bay của Ukraine bị Công ty hàng không Thiên Kiêu của Trung Quốc mua lại.
Công ty Thiên Kiêu của Trung Quốc đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và định mua đứt Motor Sich từ lâu nhưng chưa được.
Theo The Wall Street Journal ngày 5 tháng 11, nhà thầu an ninh tư nhân Erik Prince, cố vấn không chính thức của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đang tới Ukraine để thương thảo về việc mua lại công ty chế tạo động cơ máy bay Motor Sich.
Bài báo của The Wall Street Journal nói rằng chính phủ của Tổng thống Donald Trump đã liên lạc với Erik Prince và một người mua tiềm năng khác. Ông Prince bày tỏ sự quan tâm đến việc mua lại Motor Sich. Hồi cuối tháng 9, các quan chức của Đại sứ quán Mỹ và Lầu Năm Góc đã đến thăm nhà máy của công ty Motor Sich. Một tháng sau, từ ngày 24 đến 27 tháng 10, Erik Prince cũng đến thăm Motor Sich và "rất ấn tượng bởi trình độ công nghệ cao".
Erik Prince, người sáng lập công ty an ninh tư nhân Mỹ "Blackwater" và là cố vấn không chính thức của Tổng thống Donald Trump đang tới Ukraine để bàn việc mua Công ty Motor Sich.
Đồng thời, chính phủ Mỹ cũng đang tìm kiếm những người mua khác cho Motor Sich. Ngày 3/10/2019, các quan chức của Bộ Thương mại, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ đã gặp gỡ các nhà thầu quốc phòng. Ông Alexander Vindman, chuyên gia về Ukraine của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn Trung Quốc mua lại công ty này của Ukraine.
Cả Erik Prince lẫn phía công ty Motor Sich đều không có phản hồi về thông tin trên The Wall Street Journal; các quan chức chính phủ Ukraine cũng từ chối đưa ra bình luận với lý do an ninh quốc gia. Người đại diện của Erik Prince cho biết ông đang xem xét "đầu tư vào Ukraine" và nói các hoạt động kinh doanh của Prince "không chịu sự điều chỉnh của bất kỳ chính phủ nào".
Theo bài báo của The Wall Street Journal, Ukraine không chỉ là tiêu điểm trọng tâm của Hạ viện Mỹ trong vụ luận tội phế truất Tổng thống Donald Trump, mà còn là một trong những trọng tâm của sự cạnh tranh toàn cầu giữa Trung Quốc và Mỹ. Việc mua lại Motor Sich chính là "trọng tâm của trọng tâm".
Dây chuyền công nghệ sản xuất động cơ phản lực của Motor Sich là thứ mà cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn giành quyền sở hữu.
The Wall Street Journal viết, Trung Quốc luôn đặt sự phát triển công nghệ hàng không lên hàng đầu và muốn thành lập một nhà máy sản xuất động cơ máy bay quân sự tiên tiến nhất. Ngoài ra, nếu Trung Quốc mua được Motor Sich, Nga cũng có thể có lại được động cơ do nhà máy này sản xuất.
Được biết, công ty Trung Quốc trên thực tế đã mua lại Motor Sich và đã kiểm soát công ty ở nước ngoài, nhưng Ủy ban Chống lũng đoạn của Ukraine vẫn chưa ra quyết định chấp thuận vụ mua lại này. Đây cũng không phải là lần đầu tiên Mỹ cố gắng ngăn chặn các thương vụ mua lại công ty này của Trung Quốc. Tranh chấp giữa hai bên xung quanh vụ mua bán này đã diễn ra suốt 3 năm.
Năm 2017, Trung Quốc cũng đề xuất mua lại Motor Sich, nhưng Bộ An ninh quốc gia Ukraine đã can thiệp để ngăn cản, đồng thời niêm phong kho sản phẩm của Motor Sich.
Theo trang web Russia Today hồi tháng 8, cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã tới Ukraine sau hội nghị thượng đỉnh G7 và một trong các cuộc họp với giới chức lãnh đạo Ukraine có liên quan đến vấn đề Motor Sich. Ông John Bolton đã cố gắng thúc đẩy Ủy ban chống Lũng đoạn Ukraine phủ quyết việc mua lại Motor Sich của Trung Quốc.
Máy bay vận tải lớn nhất thế giới An-225 sử dụng động cơ do Motor Sich thiết kế.
Erik Prince là cựu thành viên của lực lượng biệt kích biển SEAL và là người sáng lập công ty an ninh tư nhân "Blackwater" khét tiếng, hiện đang giữ cương vị phó giám đốc công ty an ninh đặt tại Hồng Kông và Bắc Kinh. Kể từ khi quan hệ giữa Ukraine và Nga xấu đi vào năm 2014, ông ta đã tới Ukraine ít nhất 9 lần.
Tờ Kyiv Post của Ukraine cho biết, là một doanh nghiệp quốc phòng quan trọng của Liên Xô cũ Motor Sich chủ yếu kinh doanh các loại động cơ của máy bay quân sự, tên lửa hành trình và máy bay trực thăng. Công ty cũng thiết kế động cơ cho máy bay vận tải lớn nhất thế giới An-225.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Motor Sich đã cung cấp động cơ máy bay trực thăng dài hạn cho quân đội Nga. Tuy nhiên, sau khi xảy ra cuộc xung đột Ukraine - Nga vào năm 2014, Kiev tuyên bố việc bán vũ khí, trang thiết bị quân sự cho Nga là bất hợp pháp, gây nên thiệt hại nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty Motor Sich, lợi nhuận bị giảm từ 1,1 tỷ USD xuống còn 480 triệu USD.
Đa Chiều
Theo viettimes.vn/Guancha
Người biểu tình Hồng Kông hạ cờ Trung Quốc Người biểu tình ở Hồng Kông hôm hôm qua (3.8) đã hạ quốc kỳ Trung Quốc treo ở một cột cờ, rồi đem thả trôi xuống dòng sông tại cảng Victoria mang tính biểu tượng trong một cuộc tuần hành đòi tự do dân chủ. Bất chấp cảnh báo của cảnh sát rằng phải chấm dứt theo đúng thời hạn cho phép và...