Hai nữ Bộ trưởng của Nhật Bản từ chức
Ngày 20.10, nữ Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Kinh tế Nhật Bản Yuko Obuchi từ chức trước những cáo buộc bà sử dụng sai mục đích các quỹ chính trị. Vài giờ sau đó, nữ Bộ trưởng Tư pháp Nhật Midori Matsushima từ chức vì bị cáo buộc vi phạm luật bầu cử.
Nữ bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Kinh tế Nhật Bản Yuko Obuchi tuyên bố từ chức trong buổi họp báo ngày 20.10.
Bà Obuchi đang đối mặt với những cáo buộc cho rằng bà đã chi hàng chục triệu yen tiền quỹ chính trị cho những thứ không liên quan đến chính trị, bao gồm đồ trang điểm. Các nhà làm luật đảng đối lập còn tố bà Obuchi dùng tiền quỹ để “mua phiếu bầu”, theo AFP.
Trong cuộc họp báo ngày 12.10, bà Obuchi đã lên tiếng xin lỗi và tuyên bố từ chức. “Tôi không thể cho phép mình với tư cách là Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Kinh tế để cho các chính sách kinh tế và năng lượng bị trì hoãn chỉ vì những vấn đề của riêng tôi”, bà Obuchi nói.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết Thủ tướng Abe sẽ sớm có người thay thế vị trí của bà Obuchi.
Chỉ vài giờ sau khi bà Obuchi tuyên bố từ chức, nữ Bộ trưởng Tư pháp Nhật Matsushima cũng từ chức. Đảng Dân chủ (đảng đối) tố cáo bà Matsushima vi phạm luật bầu cử.
Video đang HOT
Bộ trưởng Tư pháp Nhật Midori Matsushima trong buổi họp báo ngày 20.10, tuyên bố từ chức.
Bà Obuchi và Matsushima là 2 trong số 5 nữ chính trị gia được ông Abe bổ nhiệm trong một cuộc cải tổ Nội các Nhật hồi đầu tháng 9.2014, theo AFP.
Theo Thanh Niên
Báo giới Pháp "sốc" vì quyết định giải tán chính phủ
Việc thủ tướng Pháp bất ngờ tuyên bố từ chức, giải tán chính phủ đã khiến báo giới nước này bị "sốc". Rất nhiều tờ báo đã chạy những hàng tít lớn, bày tỏ sự ngỡ ngàng. Trong khi đó, người dân vẫn tiếp tục chờ đợi sự ra mắt của chính phủ mới.
Thủ tướng Pháp Manuel Valls đã từ chức
" Ngoạn mục làm sao!" tờ nhật báo Le Parisien như muốn hét lên vì ngỡ ngàng với dòng tít nổi bật trên trang nhất. Đây chính là một ví dụ điển hình cho cảm giác về một cuộc khủng hoảng đang bao trùm chính phủ Pháp sau quyết định từ chức và chuẩn bị thay đổi nội các.
Nhiều tờ báo khác tại Pháp thì đăng tải hình ảnh Tổng thống Francois Hollande trông ướt lướt thướt, sau một trận mưa rào lớn trong lúc ông đang phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm giải phóng Paris.
Ngay cả các tờ báo có tư tưởng chính trị đối lập như Le Figaro và Liberation đều tìm được một tiếng nói chung cho trang nhất: Chính phủ khủng hoảng.
Le Figaro khẳng định hậu quả của cuộc khủng hoảng chính trị hiện tại là "không thể tính toán được", trong khi Liberation tuyên bố ông Hollande đang "ngày càng bị cô lập hơn".
Tờ nhật báo hàng đầu Le Monde nhận định: "Tình hình chính trị sau kỳ nghỉ cuối tuần vốn đã khó khăn cho ngài Tổng thống và thủ tướng. Nhưng rồi trong vài giờ nó đã bùng nổ".
Tờ báo này miêu tả việc thay đổi nội các, dự kiến sẽ hoàn tất trong cuối ngày 26/8 theo giờ địa phương, "sẽ là cơ hội cuối cùng cho vị Tổng thống cứu vãn nhiệm kỳ 5 năm" của mình, trong bối cảnh ông Hollande đối diện với tỷ lệ tín nhiệm thấp kỷ lục, với chỉ 17% do tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục.
Việc thủ tướng Manuel Valls tuyên bố từ chức đầy bất ngờ hôm thứ Hai, và được giao nhiệm vụ tổ chức nội các mới ngay sau đó diễn ra sau những căng thẳng đến từ phe cánh tả trong đảng Xã hội cầm quyền, liên quan tới chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng. Tất cả đã bùng phát thành khủng hoảng khi Bộ trưởng kinh tế công khai chỉ trích đường hướng kinh tế của chính phủ.
"Nghiêm trọng, tàn phá lớn và lâu dài"
Bộ trưởng kinh tế Arnaud Montebourg, người chỉ trích các chính sách của chính phủ cho rằng, chúng chỉ kéo dài thêm và làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng "nghiêm trọng, tàn phá lớn và lâu dài" tại châu Âu.
"Trong 2 năm, tôi đã chiến đấu không mệt mỏi để thuyết phục. Tôi viết thư cho các nhà lãnh đạo, đưa ra những tuyên bố công khai cũng như riêng lẻ nhằm thuyết phục Tổng thống từ chối các biện pháp quá mạnh tay áp dụng cho đất nước này, vốn có nguy cơ phá hủy và nhấn chìm nền kinh tế", ông Montebourg nói.
Thừa nhận rằng mình đã thất bại trong việc thuyết phục ông Hollande và thủ tướng, ông Montebourg khẳng định: "Tôi tin rằng mình cần phải giành lại sự tự do của mình theo đúng cái cách mà ông ta (thủ tướng Valls) chấp nhận giành nó cho tôi".
Trước đó, cả ông Hollande và thủ tướng Valls đều khẳng định, câu trả lời của họ đối với cuộc khủng hoảng kinh tế tại Pháp đó là một đạo luật có tê Đạo luật trách nhiệm. Theo đó, các doanh nghiệp được giảm khoảng 40 tỷ euro tiền thuế, để đổi lại cam kết tạo ra 500.000 việc làm mới trong vòng 3 năm.
Để bù đắp khoản hụt thu từ thuế, ông Hollande dự định cắt giảm chi tiêu công 50 tỷ euro, và kế hoạch này khiến những người theo tư tưởng cánh tả trong đảng Xã hội cầm quyền, trong đó có Bộ trưởng kinh tế Montebourg nổi giận. Bản thân thủ tướng Valles cũng trở nên thất thế trong đảng của mình.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Lấy phiếu tín nhiệm: Dự kiến chỉ còn 2 mức Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cho biết, kết quả xin ý kiến về việc sửa quy định lấy phiếu tín nhiệm, đa số đại biểu đề nghị lấy phiếu 2 lần/nhiệm kỳ và trên mỗi phiếu chỉ in 2 mức tín nhiệm.... Theo Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn...