Hai nhóm tàu sân bay Mỹ cùng trở lại Thái Bình Dương
Nhóm tàu sân bay USS Nimitz và Ronald Reagan cùng trở lại làm nhiệm vụ, tăng số hàng không mẫu hạm Mỹ trên Thái Bình Dương lên ba chiếc.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz rời quân cảng San Diego ở bang California hôm 9/6, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan và các tàu chiến hộ tống cũng rời quân cảng Yokosuka, Nhật Bản, cùng ngày. “Tàu Ronald Reagan bắt đầu nhiệm vụ khi tiếp nhận hơn 1.000 tấn vũ khí, nặng đến mức làm mớn nước của tàu chìm thêm gần 13 cm”, Hạm đội 7 hải quân Mỹ ra thông cáo cho hay.
USS Nimitz rời quân cảng San Diego hôm 9/6. Ảnh: US Navy.
Đợt triển khai diễn ra chỉ không lâu sau khi tàu sân bay USS Theodore Roosevelt hoàn tất đợt thử nghiệm và sẵn sàng ra biển, kết thúc hai tháng nằm cảng vì Covid-19. Điều này cho phép Mỹ duy trì hiện diện cùng lúc ba nhóm tác chiến tàu sân bay trên Thái Bình Dương.
Video đang HOT
“Các nhiệm vụ vẫn được tiến hành và không bị đình trệ bởi nCoV. Chúng tôi sẽ tiếp tục đề cao an ninh khu vực và bảo đảm trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao”, chuẩn đô đốc George M. Wikoff, chỉ huy nhóm tác chiến USS Ronald Reagan, nói.
Tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan từng ghi nhận một số ca nhiễm nCoV, nhưng không gặp tình trạng bùng phát Covid-19 như USS Theodore Roosevelt do vừa trải qua nhiều tháng bảo dưỡng tại cảng.
Phục hồi sau COVID-19, 2 tàu sân bay Mỹ đến Thái Bình Dương
Hôm 8/6, tàu USS Ronald Reagan và USS Nimitz bắt đầu di chuyển đến Thái Bình Dương sau thời gian cách ly, ngăn lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Hạm đội 7 của Mỹ cho biết, tàu USS Ronald Reagan hôm 8/6 rời cảng Yokosuka, Nhật Bản, để bắt đầu đợt tuần tra cùng các tàu sân bay khác của Mỹ. Trước khi thực hiện nhiệm vụ, tàu sân bay này đã hoàn thành công việc bảo dưỡng hàng năm vào tháng 4 và có các cuộc chạy thử vào tháng 5.
Trước đó, 5.000 thủy thủ trên tàu đã bị cách ly 14 ngày, thực hiện các xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Tàu sân bay USS Ronald Reaga hoạt động trở lại sau thời gian chống dịch COVID-19. (Ảnh: US Navy)
Tương tự, tàu sân bay USS Nimitz hôm 8/6 cũng rời cảng San Diego, Mỹ để thực hiện nhiệm vụ tại Tây Thái Bình Dương. 8.000 thủy thủ của tàu USS Nimitz và phi đội bay Carrier Air Wing 17 (CVW-17) đã được cách ly vào đầu tháng 4. Tàu chiến này hoạt động trở lại vào tuần trước khi thực hiện các bài tập thử nghiệm.
Hải quân Mỹ cũng đã phát triển và hoàn thiện các quy trình phòng ngừa COVID-19 sau khi bùng phát dịch bệnh trên tàu USS Theodore Roosevelt. Hơn 1.000 thủy thủ trên tàu mắc nCoV, 1 người chết. USS Theodore Roosevelt đã phải lưu lại đảo Guam trong gần hai tháng.
"Các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm COVID-19, bao gồm đeo khẩu trang, tuân thủ giãn cách xã hội, giảm thiểu các cuộc họp và gặp mặt, và làm sạch không gian nhiều lần mỗi ngày. Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus, đảm bảo an toàn sẽ được tiếp tục trong thời gian tới", thông cáo của lực lượng Hải quân Mỹ cho biết hôm 8/6.
Tàu sân bay USS Nimitz đang di chuyển đến khu vực Tây Thái Bình Dương. (Ảnh: US Navy)
Trước đó, trang web của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ hôm 5/6 đưa tin tàu sân bay USS Theodore Roosevelt rời cảng Apra trên đảo Guam để tiếp tục nhiệm vụ theo kế hoạch tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Theo đó, tàu đến vùng biển Philippines vào ngày 4/6 và sẵn sàng đảm bảo an ninh hàng hải, duy trì tự do trên biển theo luật pháp quốc tế, cũng như cùng các đồng minh, đối tác duy trì ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Tàu Triều Tiên bắt sống tàu Mỹ Trong một hải trình thường lệ, con tàu do thám Mỹ Pueblo đang tác nghiệp thì bị 3 tàu chiến CHDCND Triều Tiên áp dẫn về cảng Oansan của nước này. Vụ việc xảy ra vào ngày 23/1/1968, tại một vùng biển ở Thái Bình Dương. Ảnh: CNN Ngay khi tin dữ bay về căn cứ Yokosuka, Bộ Chỉ huy Mỹ đau đớn...