Hai nhiệm vụ của Thủ tướng Abe sau chiến thắng
Sau chiến thắng vang dội của liên minh cầm quyền tại Hạ viện, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe giành được ưu thế chính trị áp đảo để thực hiện hai nhiệm quan trọng là thúc đẩy cải cách kinh tế và tăng cường sức mạnh quân sự.
Theo Kyodo, đảng Dân chủ tự do (LDP) của Thủ tướng Abe và đảng liên minh Komeito giành được 324 ghế trong Hạ viện, thắng áp đảo trước đảng Dân chủ đối lập. Trong đó LDP có 290 ghế, Komeito có 35 ghế.
Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thắng lớn trong cuộc bầu cử Hạ viện hôm qua. Ảnh: Reuters
Với việc giành được hơn hai phần ba số ghế trong Hạ viện, liên minh cầm quyền sẽ có đủ ưu thế để thông qua các dự luật cần thiết. Thủ tướng Abe thông qua chiến thắng này đã củng cố được vị thế và uy tín cá nhân trên chính trường Nhật Bản.
“Ông Abe đã củng cố được địa vị chính trị gia quyền lực nhất trong những người cùng thế hệ. Ông đã cực kỳ thành công trong một nền chính trị luôn bị ảnh hưởng bởi xu hướng của cử tri”, bình luận viên Yuka Hayashi củaWall Street Journal cho biết.
Thúc đẩy Abenomics
Trong bối cảnh nền kinh tế Nhật Bản suy thoái hai quý liên tiếp, Thủ tướng Abe quyết định giải tán Hạ viện, tiến hành bầu cử sớm. Ông cho biết cuộc bầu cử là một lần bỏ phiếu toàn dân trước chính sách kinh tế của chính phủ.
“Người dân đã công nhận những thành tựu mà chính phủ đạt được trong hai năm qua”, Thủ tướng Abe phát biểu sau chiến thắng. “Abenomics vẫn chưa kết thúc”. Abenomics là chiến lược khôi phục nền kinh tế Nhật Bản của ông, gồm “ba mũi tên” là nới lỏng tiền tệ, kích thích tài chính và cải cách cơ cấu kinh tế.
Theo các nhà phân tích, cải cách kinh tế là phần quan trọng nhất của Abenomics, nhưng cũng là phần khó khăn nhất, ẩn chứa nhiều trở ngại nhất. Đây là được cho là nhiệm vụ hàng đầu trong nhiệm kỳ mới của Thủ tướng Abe.
“Ông Abe đã nêu ra rất nhiều những cải cách cần thiết, từ mở cửa ngành nông nghiệp đến bảo hiểm y tế, rồi Hiệp ước hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Mỹ và 10 nước khác”, Financial Times dẫn lời Giáo sư Takatoshi Ito thuộc Đại học Tokyo cho biết. “Sau bầu cử, ông ấy sẽ phải dồn vốn chính trị để thực hiện các chính sách trên”.
Video đang HOT
Áp lực từ cử tri là thách thức lớn nhất của Thủ tướng Abe. Tỷ lệ đi bỏ phiểu lần này chỉ đạt mức 52%, thấp hớn 7 điểm so với lần bầu cử hai năm về trước. Rất nhiều cử tiì cũng cho biết họ không còn sự lựa chọn nào khác mới bầu cho LDP.
“Tôi bỏ phiếu không phải vì Abenomics, mà bởi các đảng khác không đáng để tôi bầu”, New York Times dẫn lời Masashi Shibata, một cử tri Nhật Bản 38 tuổi, cho biết.
Một thách thức khác của chính phủ mới đến từ phe bảo thủ trong nội bộ đảng LDP. Theo ông Tobias Harris, chuyên gia về Nhật Bản của Công ty tư vấn tình báo Teneo, việc các nghị sĩ bảo thủ tái cử sẽ không giúp được nhiều cho Thủ tướng Abe, mà ngược lại họ còn sẽ khẳng định hơn nữa lập trường của mình.
“Ngay cả khi ông Abe có thể khắc phục thành công trở ngại trong nước, thì tương lai hiệp định này còn phụ thuộc rất lớn vào tình hình tại Washington”, chuyên gia Harris cho biết. “Tổng thống Barack Obam còn đang tranh thủ quyền đàm phán tắt từ Quốc hội”.
Tăng cường sức mạnh quân sự
Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm bên lề APEC. Ảnh: New York Times
Thắng lợi vang dội hôm qua được cho là cơ hội để Thủ tướng Abe thực hiện mục tiêu dài kỳ khác là thay đổi Hiến pháp và tăng cường phát huy lực lượng quân sự. Theo dự kiến, trong năm 2015, Quốc hội Nhật Bản sẽ triển khai thảo luận việc sửa đổi luật quốc phòng.
Tháng 7, Tokyo đã ra quyết định nới lỏng những hạn chế trong chính sách quân sự, cho phép Nhật Bản có thể tham chiến để bảo vệ đồng minh.Theo đó, Nhật Bản có thể hỗ trợ một quốc gia có quan hệ chặt chẽ trong trường hợp nước đó bị tấn công, sự tấn công đó tạo ra mối đe dọa rõ ràng tới cuộc sống, tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc của người dân Nhật Bản. Việc sử dụng quân lực được giới hạn ở mức cần thiết tối thiểu.
“Bất kể đó là trường hợp nào, tôi sẽ bảo vệ cuộc sống người dân và nền hòa bình của Nhật Bản. Với tư cách thủ tướng, tôi có trách nhiệm nặng nề này. Với quyết định trên, Nội các đã thông qua chính sách cơ bản về an ninh quốc gia”, AFP dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Abe phát biểu.
Tuy nhiên, kết quả bầu cử cũng ẩn chứa những trở ngại nhất định cho chính sách quân sự của ông Abe, đặc biệt là với kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự mới của Mỹ tại Okinawa. Bốn nghị sĩ của đảng LDP tại tỉnh này đã thất bại trước ứng viên của đảng đối lập. Trong cuộc bầu cử tỉnh trưởng Okinawa hồi tháng 11, ứng viên của LDP cũng thất bại.
Chính sách đối ngoại của ông Abe sẽ phải đối diện với những thách thức lớn vào năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế chiến thứ hai. Đây là vấn đề lịch sử nhạy cảm, gây tranh cãi trong quan hệ Nhật – Trung – Hàn.
Cuối năm 2013, Thủ tướng Nhật Bản có chuyến thăm đền Yasukuni, nơi thờ 2,5 triệu người Nhật thiệt mạng trong Thế chiến thứ hai, trong đó có hàng chục tội phạm chiến tranh. Chuyến thăm vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc và Hàn Quốc. Hai nước chỉ trích ông Abe có ý đồ che giấu tội ác của chế độ quân phiệt Nhật trong quá khứ.
Bên lề Hội nghị APEC hồi tháng 11, Thủ tướng Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức hội đàm, đánh dấu sự cải thiện trong quan hệ song phương, nhưng giới phân tích đánh giá rằng tương lai quan hệ Nhật – Trung vẫn đầy bất định do tồn tại những bất đồng sâu sắc.
“Khoảng cách giữa hai bên quá xa, khó lòng điều hòa được, nên không thể nói đến chuyện kéo gần quan hệ trong một cuộc hội đàm như trên”, ông Dương Tây Vu, cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc, bình luận.
Đức Dương
Theo VNE
Ông Abe gặp khó trước cuộc bầu cử ở Nhật Bản
"Abenomics à? Tôi muốn nó thôi đi là vừa", hãng tin Reuters dẫn lời một người dân tại Tokyo nói trước ngày bầu cử ở Nhật, khi Thủ tướng Shinzo Abe đang đứng trước thử thách lớn sắp tới.
Thủ tướng Shinzo Abe gặp nhiều áp lực - Ảnh: Reuters
Thủ tướng Shinzo Abe đã bị chỉ trích vì "tránh né đề cập đến quyết định cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội hay không", Reuters cho biết hôm 9.12.
Dự kiến vào Chủ nhật 14.12, Nhật sẽ tổ chức cuộc bỏ phiếu bầu cử sớm theo lời kêu gọi của chính ông Abe hồi tháng 11 qua.
Sự việc bắt nguồn từ chỗ nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã liên tục có biểu hiện tụt dốc gần đây, minh chứng cho nhiều nỗ lực bất thành của ông Abe kể từ lúc lên nắm quyền 2 năm qua. Báo chí gọi chính sách phát triển kinh tế của ông Shinzo Abe là "Abenomics" (kết hợp giữa tên ông và chữ "kinh tế" viết trong tiếng Anh).
"Abenomics à? Tôi muốn nó thôi đi là vừa", hãng tin Reuters dẫn lời cô Shinohara, một người dân tại khu vực Sugamo, phía Bắc Tokyo. "Tôi hy vọng trợ cấp của mình ổn, nhưng tôi vẫn phải làm việc đến lúc còn khả năng, và trong trường hợp này tôi phải tiết kiệm".
Phán ứng của cô Shinohara điển hình cho những vấn đề ông Shinzo Abe phải đối mặt. Theo đó, Reuters cho rằng những người như Shinohara với tư duy tiết kiệm hơn tiêu xài đã và đang gây trở ngại cho nỗ lực cải cách của ông Abe sau 2 thập kỷ giảm phát tại Nhật.
Kinh tế Nhật gặp khó về lực lượng lao động - Ảnh: Reuters
Trước tình hình này, Nhật Bản đã chứng kiến các đợt tăng thuế bán hàng. Tuy nhiên Reuters cho rằng chính phủ đã lường trước việc dù có tăng thuế bán hàng lên 10% (trước đó là 8%), cũng không đủ để đảm bảo chỉ tiêu ngân sách cho 7 năm tới.
Vấn đề thứ hai, cũng liên quan tới việc tăng thuế, là giải quyết mâu thuẫn giữa nợ công và chính sách hỗ trợ người già. Reuters dẫn ra thông số cho biết lúc này nợ công của Nhật trong năm nay "đã cao gấp 2 lần GDP của nước này và là gánh nặng lớn nhất của một nước phát triển".
Ông Shinzo Abe đã hoãn việc tăng thuế cũng vì lý do không muốn Nhật phình to nợ công. Đó là một cách giải quyết. Cách thứ hai, là phải cắt giảm các nguồn trợ cấp cho người già.
Hiện tại chi tiêu cho phúc lợi xã hội nói chung đang chiếm tới 1/3 ngân sách của cả nước Nhật. Đây là khó khăn lớn nhất cho nước này bởi theo Reuters, có tới dân số Nhật trên 65 tuổi, trong lúc nguồn nhân lực hỗ trợ với độ tuổi từ 18-24 đã giảm tới 1/3 trong 2 thập kỷ qua.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Người Nhật và Trung Quốc nghĩ về nhau: Xu hướng trái ngược Một cuộc thăm dò ý kiến gần đây tại Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy, có tới 93% người Nhật Bản có ấn tượng tiêu cực về Trung Quốc, mức tồi tệ nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu năm 2005. Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Tokyo. Ảnh: Jacob Ehnmark Cuộc khảo sát chung được đồng tài...