Hai nhân vật bí ẩn cùng Kim Jong-un kiểm tra đầu đạn hạt nhân
Các nhà khoa học Triều Tiên bị liệt vào danh sách đen trên toàn cầu nhưng được ca ngợi là anh hùng ở Triều Tiên, nơi họ làm việc không quản ngày đêm để đưa đất nước thành siêu cường hạt nhân.
Hai nhà khoa học hàng đầu Triều Tiên, Ri Hong Sop (trái) và Hong Sung Mu (phải) cùng nhà lãnh đạo Triều Tiên kiểm tra một đầu đạn hạt nhân mới ngay trước vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của nước này.
Triều Tiên vừa công bố những hình ảnh hiếm hoi về hai nhà khoa học bí mật hàng đầu của nước này – những người đang đảm đương nhiệm vụ chế tạo vũ khí hạt nhân cho đất nước.
Các bức ảnh được công bố chỉ vài giờ trước vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 mạnh chưa từng thấy của Triều Tiên. Trong bức ảnh, xuất hiện 2 người đàn ông lạ mặt đứng bên cạnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un, kiểm tra một đầu đạn hạt nhân mới.
Theo Express, 2 người đàn ông bí ẩn trên là Ri Hong Sop và Hong Sung Mu. Ông Ri là người đứng đầu Viện vũ khí hạt nhân của Triều Tiên còn ông Hong là Phó Giám đốc của Bộ công nghiệp quân nhu, đạn dược của Đảng Lao động cầm quyền. Theo Liên Hợp Quốc, ông Ri có vai trò “tham gia và hỗ trợ, bằng tất cả mọi biện pháp kể cả các thủ đoạn bất hợp pháp, các chương trình liên quan đến việc phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên”.
Ông Ri, 77 tuổi từng giữa chức giám đốc “Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Yongbyon và giám sát 3 cơ sở chính có chức năng sản xuất plutonium ở cấp độ vũ khí đó là: cơ sở chế tạo nhiên liệu, lò phản ứng hạt nhân và nhà máy tái chế”.
Một số chuyên gia Triều Tiên tiết lộ, ông Ri và ông Hong thuộc đội ngũ chuyên gia vũ khí hàng đầu được nhà lãnh đạo Kim Jong-un cực kỳ trọng dụng. Đội ngũ này được giao trọng trách mang tính sống còn đó là phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vươn tới Mỹ hoặc châu Âu.
Ông Kim Jong-un bàn bạc với các nhà khoa học và các quan chức quân đội trước vụ thử hạt nhân lần 6
Video đang HOT
Chuyên gia Yang Moo-jin, giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul cho biết: “Có vẻ như ông Hong đang lãnh đạo chương trình phát triển hạt nhân với tư cách là một quan chức cấp cao còn ông Ri phụ trách các cuộc thử nghiệm hạt nhân như bom Hydro (bom nhiệt hạch) ở mức hoạt động.
Hai nhà khoa học này ngày càng trở nên nổi bật vì chương trình vũ khí của Triều Tiên đã phát triển vượt bậc dưới thời ông Kim Jong-un. Tháng 1.2016, ông Hong và ông Ri là 2 người đầu tiên được nhận những tấm huy chương cá nhân được đích thân nhà lãnh đạo Kim trao tặng trong một buổi lễ kỷ niệm vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 4 của nước này.
Triều Tiên tuyên bố thử hạt nhân lần thứ 6 thành công bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế
Hai tháng sau, họ cùng với ông Kim tươi cười kiểm tra một vật thể hình cầu màu bạc, mà Triều Tiên công bố đây là một đầu đạn hạt nhân thu nhỏ có khả năng trang bị cho một ICBM. Và cuối tuần trước, ông Hong và Ri tiếp tục sánh vai cùng lãnh đạo Kim Jong-un kiểm tra đầu đạn hạt nhân mới của Triều Tiên ngay trước thềm vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của nước này.
Hôm nay, Mỹ tăng thêm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên khi cáo buộc nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang “cầu xin chiến tranh” đồng thời cảnh báo “sự kiên nhẫn của đất nước chúng ta không phải là không có giới hạn”.
Theo Danviet
TQ hưởng lợi bất ngờ từ vụ thử bom nhiệt hạch Triều Tiên?
Lập trường trái chiều của Trung Quốc về vụ thử bom nhiệt hạch Triều Tiên cho thấy Bắc Kinh không loại trừ khả năng chấp nhận Bình Nhưỡng là cường quốc hạt nhân.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) chưa từng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh minh họa.
Theo CNN, Triều Tiên thử bom nhiệt hạch đúng ngày khai mạc hội nghị thượng đỉnh BRICS được coi là thông điệp mạnh mẽ nhà lãnh đạo Kim Jong-un gửi đến ông Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, kết thúc hội nghị vào ngày 5.9, ông Tập không hề nhắc đến Triều Tiên trong bài phát biểu bế mạc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phần nào phản ánh lập trường khi lên án vụ thử bom nhiệt hạch, khẳng định quan điểm giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Nhưng trên các trang mạng xã hội và giới học giả Trung Quốc, CNN lại nhận thấy quan điểm trái ngược, đề cập đến những thách thức lâu dài hình thành nên quan hệ đồng minh Trung Quốc-Triều Tiên.
"Mỹ đang đứng trước quyết định khó khăn: Họ sẽ giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên như thế nào hay chấp nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân?", Zhang Liangui, giáo sư về Triều Tiên tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nói.
"Vụ thử bom nhiệt hạch khẳng định lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên Hợp Quốc đã không đem lại tác dụng. Họ không gây được khó dễ cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un thì không thể ngăn được Triều Tiên theo đuổi chương trình hạt nhân", ông Zhang nhận định.
Các quan chức Trung Quốc cũng nhiều lần khẳng định, lệnh trừng phạt Triều Tiên sẽ không đem lại kết quả, kêu gọi các bên cùng ngồi vào bàn đàm phán.
Trung Quốc và Nga đã kêu gọi Mỹ-Hàn ngừng tập trận quân sự, đổi lấy việc Triều Tiên ngừng thử hạt nhân. Nhưng phía Mỹ đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu này trước khi Triều Tiên lên tiếng.
"Khi một quốc gia thù địch có vũ khí hạt nhân và chĩa tên lửa nhằm vào Mỹ, chúng ta không thể lùi lại hay lơ là cảnh giác. Mỹ chắc chắn sẽ không ngừng tập trận", Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Nikki Haley nói.
Giới phân tích phương Tây tin rằng, mặc dù thất vọng với Triều Tiên, Trung Quốc vẫn sẵn sàng chấp nhận khả năng Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân vì hai lý do chính.
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chấp nhận để Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân.
Thứ nhất, Trung Quốc không muốn Triều Tiên khủng hoảng để tiếp tục duy trì sự ổn định tình hình ở biên giới.
Thứ hai, Triều Tiên là đồng minh quan trọng của Trung Quốc, đóng vai trò là cửa ngõ ngăn Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự từ Thái Bình Dương.
Ngày nay, vị thế chiến lược của Triều Tiên có phần nào suy giảm vì Mỹ không ngừng cải thiện năng lực phóng tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo từ xa.
Nhưng việc Trung Quốc chấp nhận một Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân là điều khó tránh khỏi, theo giới phân tích.
"Thay vì đối đầu với Triều Tiên, Trung Quốc nên coi nước này là một quốc gia bình thường. Đó cũng là điều mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un mong muốn", Li Fang, chuyên gia quan hệ quốc tế ở Trung Quốc nhận định.
Theo CNN, quan chức Trung Quốc không công khai chấp nhận Triều Tiên sở hữu hạt nhân, nhưng dường như không ai muốn gây sức ép lên Triều Tiên như đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
"Mỹ, với tư cách là một cường quốc thế giới, nên tự mình giải quyết vấn đề này. Ngăn Triều Tiên thử hạt nhân được hay không còn dựa vào quyết tâm và trách nhiệm của Mỹ", ông Zhang nói.
Ông Zhang nhấn mạnh: "Nhưng đừng hy vọng Trung Quốc sẽ giúp giải quyết vấn đề. Đa số người Trung Quốc thậm chí còn ủng hộ chương trình hạt nhân Triều Tiên, vì vũ khí hạt nhân Triều Tiên chế tạo chính là nhằm vào Mỹ".
Theo Danviet
Putin: Cách Mỹ dọa Triều Tiên có thể gây thảm họa toàn cầu Ông Putin nói việc hăm dọa quân sự với Triều Tiên sẽ không có kết quả tốt. Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo những lời đe dọa Triều Tiên có thể gây ra "thảm hoạ toàn cầu" Hôm nay 5.9, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố việc trừng phạt Triều Tiên cứng rắn hơn vì chương trình tên lửa hạt nhân...