Hai nhà máy chế biến macca đầu tiên sắp hoạt động
Hộ ông Đinh Kim Thu, thôn Lộc Xuân (huyện Krong Năng, Đắc Lắc) năm 2004 đã trồng 100 cây mắc ca trên diện tích gần 1ha. Đến năm 2014, thu được 1,8 tấn quả, doanh thu hơn 300 triệu đồng, trong đó, chi phí trồng, chăm sóc chỉ chiếm 10%…
Báo cáo tình hình phát triển cây mắc ca sau một năm thực hiện tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2015 và định hướng năm 2016 của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tổ chức tại Kon Tum vào ngày 05/01, một số Tỉnh Tây Nguyên đã công bố quy hoạch trồng cây mắc ca. Trong khi đó, hai nhà máy chế biến mắc ca sắp hoàn thành. Ngoài ra, sẽ xây dựng hai vườn ươm lớn tại Lâm Đồng có công suất một triệu cây giống/năm/vườn;
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Hưởng – Trưởng ban Chỉ đạo Nghiệp vụ và Truyền thông Mắc ca cho rằng, với tư cách là đơn vị chủ quản, Bộ cần đi đầu trong việc nghiên cứu giống cây trồng, tư vấn, hướng dẫn bà con nông dân và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển, hỗ trợ tín dụng và bao tiêu sản phẩm… Nhưng mắc ca thì ngược lại, các doanh nghiệp muốn đầu tư, ngân hàng muốn cho vay thì hiện còn nhiều trở ngại.
Mắc ca trồng tại Việt Nam đang cho thu nhập cao
Trong khi, thực tế đã chứng minh chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đầu tư rất nhiều tiền để trồng thí điểm hơn chục năm và đã đem lại kết quả tốt như hộ ông Đinh Kim Thu, thôn Lộc Xuân (huyện Krong Năng, Đắc Lắc) năm 2004 đã trồng gần gần 100 cây mắc ca trên diện tích gần 1ha. Đến năm 2014, thu được 1,8 tấn quả, doanh thu hơn 300 triệu đồng, trong đó, chi phí trồng, chăm sóc chỉ chiếm 10%…, ông Hưởng cho hay.
Theo ông Hưởng, hiện cà phê, cây cao su trên đất Tây Nguyên đang “kêu cứu”, cần tái cơ cấu thì bị bỏ mặc, các nông trường ôm quỹ đất không ai đầu tư được do các doanh nghiệp nông nghiệp “chết nhưng không chôn được”, gây lãng phí tài nguyên, thất thu ngân sách, nông dân đã nghèo lại càng nghèo…
Video đang HOT
Chính phủ đã có Nghị định 210/2013/NĐ-CP, đã có chỉ đạo các ngành và cơ chế hỗ trợ ngân sách cho phát triển mắc ca nhưng đã 3 năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chưa có hướng dẫn cụ thể nên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa có cơ sở để hướng dẫn cho vay phát triển mắc ca.
Qua đó, ông Hưởng đề xuất, kiến nghị để mắc ca phát triển bền vững tại Việt Nam cần thay đổi quy định về hỗ trợ trồng cây mắc ca với mức hỗ trợ nên quy định thống nhất là cứ trồng 1 ha mắc ca thì được Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng để xây dựng vườn trồng. Đây là chính sách hỗ trợ có ý nghĩa xã hội rất lớn (hỗ trợ cho người nghèo) vì phần lớn đất riêng của hộ dân trồng mắc ca dưới 50 ha.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ ban hành định hướng, còn xác định cụ thể quy hoạch từng địa phương do địa phương chịu trách nhiệm và cần đẩy nhanh xây dựng chương trình quốc gia về mắc ca.
Ngân hàng Nhà nước ban hành chủ trương ưu đãi về nguồn vốn để triển khai các sản phẩm tín dụng cho việc phát triển cây mắc ca, bao gồm các chính sách ưu đãi về lãi suất và kỳ hạn vay tái cấp vốn. Bên cạnh đó, Chính quyền các tỉnh cần đưa mắc ca vào Đề án tái cơ cấu kinh tế địa phương và xây dựng bản quy hoạch phát triển mắc ca tại địa phương trên cơ sở rà soát lại quỹ đất, đặc biệt là đất đang trồng cây cà phê già cỗi, năng suất thấp, đất trồng các cây hiệu quả thấp để chuyển đổi sang trồng mắc ca, ông Hưởng nhấn mạnh.
PV
Theo_VietNamNet
Mối nguy trên sông Chà Và
Các nhà máy chế biến hải sản xả thải trực tiếp ra sông Chà Và không chỉ gây thiêt hai đến các hộ nuôi cá lồng bè mà người dân sống gần khu vực cũng bị anh hương
Sau khi vụ việc các nhà máy chế biến hải sản xả nước thải ra sông Chà Và khiến hàng chục hộ nuôi cá lồng bè tại xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lao đao vì cá chết hàng loạt thì ngay gần khu vực cống số 6 (thuộc tổ 10, thôn Cát Hải, xã Tân Hải, huyện Tân Thành), hàng chục hộ dân cũng đang khổ sở bởi mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Nươc chuyên thanh mau tim
Chung tôi vừa bước chân đến con đường rẽ vào khu vực cống số 6, nơi gần với 14 cơ sở chế biến hải sản hoạt động, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Đi sâu vào bên trong theo con đường đê ngăn hồ chứa nước thải của 14 cơ sở chế biến hải sản, chung tôi không khỏi ngạc nhiên bởi hồ nước (khoảng hơn 10 ha) chuyển thành màu tím, càng đi sâu vào thi mùi hôi thối càng khủng khiếp.
Người dân nơi đây cho biết khi các nhà máy chế biến hải sản mới về, tình trạng trên không xảy ra nhưng càng về sau thi mức độ ô nhiễm càng thể hiện rõ khi đồ đạc làm bằng kim loại đều bị hỏng hóc và bào mòn nhanh hơn bình thường gấp nhiều lần. Gia đinh chị Phạm Duy Dung (46 tuổi; ngu tổ 10, thôn Cát Hải) cứ 2-3 năm phải thay tủ lạnh vì linh kiện bên trong bị hoen gỉ, riêng tivi thì từ năm 2010 đến nay đã thay tất cả 5 chiếc. "Không biết trong không khí có chất gì nhưng nhà ai mà lợp mái tôn thì được vài tháng la bắt đầu lấm tấm đen rồi hoen gỉ" - chi Dung noi.
Chị Phạm Duy Dung phan anh viêc nươc trong hô chuyên sang mau tim vi ô nhiêm
Không chỉ không khí có vấn đề, người dân nơi đây còn bị hành hạ bơi mùi hôi thối bốc lên từ sáng tới tối, đặc biệt vào lúc nửa đêm. Trẻ em thường xuyên măc các căn bệnh về đường hô hấp và ốm đau liên tục. Chị Lê Thị Hồng Lan (ngu tổ 9, thôn Cát Hải) cho biết con chị mới 2 tuổi nhưng thường xuyên nhập viện vì nhức đầu, khó thở hoặc bị ngứa ngáy khắp người. "Khi đang ăn cơm mà găp một cơn gió thì mọi người phải đóng cửa, thâm chi co ngươi nôn thốc nôn tháo. Bạn bè không dam tới nhà chơi, muôn chuyển đi nơi khac cung không đươc vi ban nha không ai mua" - chi Lan bưc xuc.
Cống đóng nhưng nước thai vẫn chay
Sau khi xảy ra việc 14 nhà máy chế biển hải sản xả thải trực tiếp ra sông Cha Va khiến cá nuôi lồng bè chết hàng loạt, cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu buộc các nhà máy tạm dừng hoạt động để tiến hành thanh tra, kiểm tra. Sau đó, cac nha may nay lại tiếp tục hoạt động bình thường.
Trước đây, cống số 6 bị hư hỏng nặng, hệ thống ngăn nước không còn tác dụng nên nước thải trong hồ ra vào tự do. Theo đó, khi thủy triều lên thì nước từ sông Chà Và đi qua cống đổ vào hồ chứa nước thải, khi thủy triều xuống thì nước trong hồ bị đẩy ra sông kéo theo nước xả thai của 14 cơ sở chế biến hải sản khiến tình trạng ô nhiễm nặng nề.
Khoảng gần 2 tháng nay, vị trí cống số 6 đã được sửa lại và đươc người của Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi Bà Rịa - Vũng Tàu canh giữ. Tuy nhiên, không chỉ nước thải trong hồ có màu tím mà một diện tích lớn sông Chà Và, gần với vị trí của các hộ dân sinh sống, nước cũng có màu tím và bốc mùi. Lý giải về vấn đề trên, nhân viên canh giữ cống cho biết có thể do cống số 6 và đê đã cũ nên nước thải bị rò rỉ ra sông chứ cống thì đóng cả ngày đêm.
Theo nhân viên nay, anh thường xuyên ăn ngủ tại đó để canh cống số 6, tránh trường hợp người ngoài mở cống để thoát nước thải ra sông nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của mùi hôi thối bốc lên từ hồ chứa nước thải, khoảng 2 hoặc 3 giờ sáng thì mùi thối không thể chịu được.
Thiêt hai hơn 18 ti đông
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong 3 đợt cá chết trong năm 2015, thiệt hại của người dân là 18,1 tỉ đồng. Qua 2 lần đối thoại với UBND tỉnh, 14 doanh nghiệp chế biến hải sản vẫn chưa thống nhất việc bồi thường cho người nuôi cá và xin UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian để bàn bạc và được chấp thuận. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên phải trả lời cho UBND tỉnh trước ngày 10-12, nếu quá thời hạn trên thi cơ quan chưc năng sẽ hướng dẫn người dân khơi kiện ra tòa.
Bài va ảnh: Ngọc Giang
Theo_Người lao động
Công trình thủy điện ở Tây Nguyên không tính hết tác động môi trường Cùng với việc thiếu tính toán khi xây dựng các nhà máy thủy điện, nạn phá rừng tàn khốc ở Tây Nguyên cũng khiến nguồn nước suy giảm trầm trọng. Việc đầu tư xây dựng các công trình thủy điện ở Tây Nguyên không tính hết tác động môi trường. Các công trình thủy lợi không phù hợp với tiềm năng, thế mạnh...