Hai nhà khoa học người Việt lọt top được trích dẫn hàng đầu thế giới
Năm 2019 toàn thế giới có 6.216 nhà khoa học trích dẫn cao từ các lĩnh vực khác nhau thuộc 60 quốc gia. Mỹ vẫn là nước có nhiều khoa học xuất chúng nhất, với 2.737 nhà khoa học trích dẫn cao.
Đó là thông tin vừa được TS. Lê Văn Út, trưởng nhóm nghiên cứu trắc lượng thông tin, trường ĐH Tôn Đức Thắng chia sẻ.
TS. Lê Văn Út cung cấp ngày 19/11/2019, Nhóm Web of Science (WoS) thuộc Clarivate (Mỹ) đã công bố danh sách các nhà khoa học có trích dẫn cao trên toàn thế giới (Highly Cited Researchers – HCR). Những nhà khoa học có trích dẫn cao phải là những người công bố những bài báo thuộc tốp 1% trong chuyên ngành thông qua chỉ số trích dẫn khoa học theo WoS. Chỉ số này thể hiện sự ảnh hưởng của các kết quả nghiên cứu trong giới chuyên gia thuộc chuyên ngành.
Với 2.737/ 6.216 nhà khoa học trích dẫn cao từ các lĩnh vực khác nhau, nước Mỹ chiếm 44% toàn cầu; Trung Quốc vươn lên đứng thứ 2 với 636 người, tăng 154 người so với năm 2018; Vương Quốc Anh, Hà Lan, Đức thì giảm so với năm 2018.
Như vậy, danh sách của WoS cho thấy 6 cường quốc có nhiều nhà khoa học trích dẫn cao thuộc các nước có nền kinh tế mạnh nhất trong năm 2019 gồm Mỹ, Trung Quốc, Đức, Vương Quốc Anh, Pháp và Canada (theo thứ tự giảm dần). Như vậy, có thể nói nghiên cứu khoa học đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đó chính là kinh tế tri thức mà giá trị thương mại rất cao.
TS. Út cũng cho biết, Việt Nam là một nước khá đông dân, với dân số hiện tại 97.787.005 người vào ngày 19/11/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, nhưng không có nhà khoa học nào với cơ quan chính là Việt Nam được vào danh sách các nhà khoa học trích dẫn cao của thế giới.
Một lần nữa những đóng góp của GS. Nguyễn Xuân Hùng lại được thế giới ghi nhận
Tuy nhiên, nếu tính cơ quan phụ (secondary) trong danh sách cơ quan của tác giả, Việt Nam vinh dự có được hai nhà khoa học được liệt kê vào danh sách HCR; cụ thể, GS. Bùi Tiến Diệu, cơ quan chính là ĐH Đông Na, Na Uy, cơ quan phụ là trường ĐH Tôn Đức Thắng; GS. Nguyễn Xuân Hùng, cơ quan chính là ĐH Y khoa Trung Cộng, Đài Loan, cơ quan phụ là trường ĐH Công nghệ TPHCM.
Video đang HOT
Còn nếu tính là người gốc Việt, thì ngoài 2 giáo sư trên, Việt Nam còn 5 nhà khoa học nữa lọt top này của WoS là: giáo sư Võ Văn Ánh (ĐH Công nghệ Swinburne, Úc) – toán ứng dụng, Trần Phan Lam Sơn (Trung tâm Khoa học các nguồn lực bền vững, Viện RIKEN, Nhật Bản) – công nghệ sinh học, Nguyễn Sơn Bình (ĐH Northwestern, Mỹ) – hóa học, Nguyễn Thục Quyên (ĐH California ở Santa Barbara, Mỹ) – hóa học, Ngô Hữu Hào (Trung tâm công nghệ nước và nước thải, ĐH Công nghệ Sydney, Úc) – kỹ thuật môi trường, Có một điều đặc biệt, GS. Bùi Tiến Diệu hiện là trưởng một nhóm nghiên cứu hàng đầu của Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Còn GS. Nguyễn Xuân Hùng, hồi tháng 9 vừa qua, ông cũng được tạp chí Tạp chí “PLOS Biology” (Mỹ), một tạp chí ISI với chỉ số ảnh hưởng (IF) là 9.163 xếp là 1 trong số 100.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, trường ĐH nơi ông được vinh danh không phải ở Việt Nam mà là một trường ĐH của Hàn Quốc.
Như vậy, trong số bảy nhà khoa học trên, tân giáo sư Nguyễn Xuân Hùng (chuyên ngành cơ học tính toán) là nhà khoa học duy nhất sống và làm việc tại Việt Nam. Đây cũng là năm thứ 6 liên tiếp, anh có mặt trong danh sách các nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất thế giới.
Có một điều đặc biệt, GS. Bùi Tiến Diệu hiện là trưởng một nhóm nghiên cứu hàng đầu của Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Còn GS. Nguyễn Xuân Hùng, hồi tháng 9 vừa qua, ông cũng được tạp chí Tạp chí “PLOS Biology” (Mỹ), một tạp chí ISI với chỉ số ảnh hưởng (IF) là 9.163 xếp là 1 trong số 100.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, trường ĐH nơi ông được vinh danh không phải ở Việt Nam mà là một trường ĐH của Hàn Quốc.
Đứng từ góc độ các trường ĐH, TS. Út cho biết ĐH Harvard của Mỹ dẫn đầu thế giới với tổng 203 nhà khoa học HCR, và cũng không ngạc nhiên khi đại học lừng danh này được Hệ thống xếp hạng đại học uy tín nhất của thế giới xếp số 1 toàn cầu. Tốp 10 đại học có nhiều nhà khoa học HCR toàn cầu chỉ có duy nhất 1 đại diện của Anh Quốc là ĐH Cambrigde, còn lại đều là các trường top đầu của Mỹ.
Trong đó, có 3 đại học có cùng số nhà khoa học HCR là Đại học Duke, MIT, Đại học California San Diego. Điều này cho thấy Mỹ vẫn áp đảo cả thế giới về số lượng và đẳng cấp các đại học hàng đầu.
Đối với các viện nghiên cứu hay viện hàn lâm, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc dẫn đầu thế giới với 101 nhà khoa học thuộc HCR.
Viện hàn lâm khoa học Nga thì khiêm tốn chỉ có 1 nhà khoa học HCR cơ quan chính và 2 người thuộc cơ quan phụ. Trong khi đó, các Viện hàn lâm khoa học & công nghệ và Viện hàn lâm khoa học xã hội của Việt Nam thì không có một HCR nào.
Điều thú vị là trong số 6.216 nhà khoa học HCR trong năm nay thì có đến 23 người từng được giải Nobel. Đặc biệt, có 3 người được giải Nobel trong năm 2019 là Gregg L. Semenza thuộc Đại học Johns Hopkins (Y học, Mỹ), John B. Goodenough thuộc Đại học Texas Austin (Hóa học, Mỹ) và Esther Duflo thuộc MIT (Kinh tế, Mỹ).
Cũng theo TS. Lê Văn Út, so với tốp 100.000 nhà khoa học trích dẫn cao theo PLOS Biology (dựa trên Scopus) thì HCR là một danh dự lớn hơn nhiều cho các nhà khoa học, bởi lẽ WoS chỉ thống kê 16.830 tạp chí tốt nhất thế giới nhưng Scopus thống kê tới 24.701 tạp chí và quan trọng là hầu hết các tạp chí ISI đều thuộc Scopus.
HCR chỉ tuyển chọn ra 6.216 nhà khoa học mạnh nhất, trong khi đó PLOS Biology chọn tới 100.000 người.
Việc cho HCR là theo từng chuyên ngành hoặc liên ngành, chứ không cào bằng tất cả các ngàng một cách không khoa học như PLOS Biology.
Các nhà khoa học HCR là những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trong chuyên ngành và có thể xem họ là những chuyên gia hàng đầu thế giới trong chuyên ngành. Một đất nước, một cơ sở nghiên cứu và đào tạo có được nhiều nhà khoa học HCR thì chứng tỏ họ có sự vượt trội về đẳng cấp khoa học và nền kinh tế tri thức của họ phải mạnh hơn những nước khác.
Theo Tiền phong
Nữ Giáo sư có nhiều đóng góp vào công cuộc đổi mới nền giáo dục
GS.TS.Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo- trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội được biết đến là một trong những nhà khoa học, nhà lãnh đạo, quản lý có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Những cống hiến của nữ GS được nhiều thế hệ giáo viên, sinh viên ghi nhận, đánh giá cao. Năm 2019, nữ GS vinh dự được nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam- đây là niềm tự hào của GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc nói riêng và của tập thể thầy và trò trường ĐH Giáo dục nói chung.
GS.TS.Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Mỹ Lộc được biết đến là người triển khai lần đầu ở Việt Nam mô hình đào tạo giáo viên phổ thông theo mô hình nối tiếp - đan xen 3 1 trong ĐH đa ngành, đa lĩnh vực như ĐHQG Hà Nội. Mô hình đã được GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc đề xuất năm 2000 và được thể nghiệm trong giai đoạn 2000 - 2005 tại khoa Sư phạm, nay là trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội. Cho đến nay, mô hình đã được ngành GD&ĐT thừa nhận như một mô hình đào tạo giáo viên THPT chính thức trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam và phát triển thành mô hình a b.
GS.TS.Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Mỹ Lộc (thứ 4 từ trái qua) bên các đồng nghiệp. Ảnh: D.Y
Trải qua chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay mô hình đào tạo nhà giáo Mỹ Lộc đã có những đóng góp không nhỏ vào công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà. Các thế hệ sinh viên sư phạm trưởng thành tại trường ĐH Giáo dục đã có nhiều thành tích trong công tác giảng dạy và giáo dục, được xã hội công nhận và tôn vinh. Ưu điểm của mô hình đào tạo giáo viên này là giải quyết được vấn đề thừa, thiếu giáo viên và đào tạo được các nhà giáo có tư duy của nhà khoa học, kiến thức vững vàng, đồng thời có hiểu biết vững chắc của ngành khoa học giáo dục.
Với tư cách là người đứng đầu một cơ sở đào tạo các chuyên gia giáo dục, GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo rất cấp thiết, lần đầu tiên có ở Việt Nam như: Đưa chuyên ngành Quản lý và lãnh đạo giáo dục trở thành một chuyên ngành khoa học có vị trí trong hệ thống các chuyên ngành khoa học giáo dục ở Việt Nam; Xây dựng dự án "Chương trình thạc sĩ quản lý giáo dục theo chuẩn quốc tế" cùng sự phối hợp của Tổ chức Hỗ trợ phát triển giáo dục ĐH của Hà Lan (NUFFIC) được nhà nước Việt Nam chấp nhận. Dự án đã được NUFFIC đánh giá nghiệm thu tốt và đã được đưa vào đào tạo tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục tham gia dự án: Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Học viện Quản lý giáo dục, trường ĐH Sư phạm Huế, trường ĐH Sư phạm Đà nẵng, ĐH Sư phạm Quy Nhơn...
Chuyên ngành đào tạo thạc sĩ "Tâm lí học và Thực hành hướng nghiệp"- đào tạo các chuyên gia về giáo dục hướng nghiệp (hợp tác với Viện Nghiên cứu Lao động và Hướng nghiệp (CNAM), Cộng hoà Pháp) đã triển khai đào tạo tại trường ĐH Giáo dục 2 khóa.
Ngoài ra, vị nữ GS còn đưa chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên ở Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác với ĐH Vanderbitl, Hoa Kỳ; đến nay đã đào tạo được 6 khóa thạc sĩ về giáo dục sức khỏe tâm thần. Hiện bà đang là chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước: "Xây dựng bộ chỉ số phát triển sinh lý, tâm lý của trẻ mầm non và học sinh tiểu học phục vụ đổi mới giáo dục và đào tạo Việt Nam" và là thành viên chính tham gia đề tài cấp Nhà nước về "Cơ sở khoa học cho việc đề xuất hệ thống giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 44-NQ/CP của Chính phủ.
Không chỉ dành thời gian vào công tác chuyên môn, giảng dạy và nghiên cứu, GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc còn tích cực tham gia vào các hoạt động vì sự tiến bộ của chị em phụ nữ. Bà là thành viên Ủy ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành GD&ĐT. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ quốc gia, ngành giáo dục và ngành văn hóa, GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã tập trung chăm lo tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng cho nữ cán bộ, giáo viên ngành giáo dục và ngành văn hóa; đồng thời đào tạo lại đội ngũ kế cận lực lượng cán bộ quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục của Trung ương và các địa phương trong toàn quốc; quan tâm đến quyền lợi của đội ngũ nữ trí thức, tham gia tích cực vào các hoạt động của Hội nữ trí thức Hà Nội, là Ủy viên Ban chấp hành Hội.
Nam Du
Theo PLXH
Ông Phùng Xuân Nhạ: Thứ trưởng Lê Hải An là người 'trí tuệ, tâm huyết, giản dị' Trong sổ tang Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ viết: "Đồng chí Lê Hải An là nhà giáo, nhà khoa học, nhà lãnh đạo, nhà quản lý giáo dục trí tuệ, tâm huyết, giản dị". Ông Phùng Xuân Nhạ ghi sổ tang Thứ trưởng Lê Hải An - Ảnh Quý Hiên Trưa nay 21.10, tại nhà tang...