Hai người tử vong vì bệnh dại
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành và địa phương vào cuộc rốt ráo để phòng chống bệnh dại sau khi có 2 người tử vong.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 3 ổ dịch bệnh dại tại 2 huyện Thạch Thành và Như Xuân làm 2 người tử vong. Theo đó bệnh nhân H.T.L. (SN 1960, trú tại xã Xuân Bình, huyện Như Xuân) và bệnh nhân B.T.T (SN 1980, trú tại xã Điền Lư, huyện Bá Thước. Hiện huyện Thạch Thành và Như Xuân tiêm phòng dại đạt 100%, trên toàn tỉnh đạt trên 80%. Huyện Thạch Thành đã công bố hết dịch.
Tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại.
Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Giám đốc các sở NN&PTNT, Y tế, TT&TT, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan, tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dại theo quy định của Luật Thú y, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền đến cộng đồng dân cư về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại và các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả. Vận động người nuôi chó có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó, không để chó chạy rông, khi đưa chó ra ngoài cần thực hiện nghiêm việc đeo rọ mõm và có người dắt, chấp hành tiêm vaccine phòng bệnh dại…
Video đang HOT
Khẩn trương tổ chức thực hiện và hoàn thành kế hoạch tiêm phòng vaccine dại đợt 2 năm 2023, tiêm phòng bổ sung cho đàn chó mèo, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng, đảm bảo yêu cầu công tác phòng chống dịch; đặc biệt là các huyện có tỷ lệ tiêm phòng vaccine dại đạt tỷ lệ thấp như: Mường Lát, Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân…
Chỉ đạo hệ thống y tế chuẩn bị vaccine, huyết thanh kháng dại để phục vụ tiêm phòng, điều trị dự phòng đảm bảo nhu cầu của người dân. Phải đảm bảo việc tiếp cận vaccine phòng bệnh dại cho người, phổ biến địa chỉ các điểm tiêm phòng bệnh dại và truyền thông hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời…
Theo thông tin từ Hệ thống Quản lý thông tin Dịch bệnh động vật Việt Nam – Cục Thú y, tình hình bệnh dại động vật trên cả nước đang diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng tăng. Từ đầu năm 2023 đến nay đã xảy ra 213 ổ dịch bệnh dại tại 31 tỉnh, thành phố, làm 72 người tử vong.
TP Hồ Chí Minh: Người đàn ông bị nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người' sau khi bị mèo cắn
Cứ nghĩ mèo đã tiêm vaccine phòng dại nên khi bị mèo cắn vào ngón tay trỏ, anh N.X.H. (44 tuổi, ngụ Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) đã không rửa tay, sát khuẩn vết thương ngay.
Những ngày sau, anh H. liên tục sốt cao, mê sảng, khó thở, đau nhức khắp người và được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ phát hiện máu anh H. bị nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người".
Ngày 15/11, bác sĩ chuyên khoa 1 Trịnh Hoàng Nguyên, khoa Hồi sức tích cực và Chống độc Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, bệnh nhân N.X.H. nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau nhức cơ và các khớp tay chân, đau lưng, có vết thương sưng mưng mủ ở ngón trỏ tay trái, khó thở...
Bệnh nhân nằm điều trị tại khoa Hồi sức tích cực và Chống độc 5 ngày. Ảnh: BV
Theo lời kể của bệnh nhân, trước nhập viện 7 ngày, anh bị mèo cắn vào ngón trỏ tay trái. Nghĩ mèo đã tiêm vaccine phòng bệnh dại nên anh không rửa tay, sát khuẩn vết thương ngay. Chưa tới 2 tiếng, ngón tay của anh sưng đỏ, có mủ, đau nhức, thi thoảng cơ ngón tay giật liên hồi. Chờ đến sáng, anh đi tiêm vaccine phòng bệnh dại và uốn ván, mua thuốc kháng sinh uống. Tình trạng sưng có giảm nhưng ngón tay vẫn đau nhức. Ba ngày sau, anh N.X.H. bắt đầu sốt nhẹ, tới đêm thì sốt cao hơn kèm đau nhức toàn thân. Anh uống thuốc hạ sốt và ngủ chập chờn, cứ 15 phút lại tỉnh và sau đó được gia đình đưa đến bệnh viện.
Theo bác sĩ Nguyên, vì mèo cắn anh H. đã được tiêm vaccine phòng dại và bản thân anh cũng đã tiêm phòng dại, uốn ván nên bác sĩ nghĩ nhiều đến khả năng người bệnh bị nhiễm trùng huyết do vi khuẩn hoặc virus tấn công, chưa loại trừ nhiễm Bartonella - là vi khuẩn gram âm thường xuất hiện ở người bị mèo cào hoặc cắn.
Theo đó, để tránh tình trạng nhiễm trùng diễn tiến xấu, ngay lập tức bệnh nhân được điều trị bằng truyền kháng sinh, truyền dịch, thở oxy; đồng thời, bệnh nhân được cấy máu, xét nghiệm chức năng gan thận, đông máu.
Vết thương do mèo cắn ở ngón tay trỏ của anh N.X.H. Ảnh: BV
Kết quả cấy máu phát hiện anh N.X.H nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" Burkholderia Pseudomallei, gây ra bệnh Whimore khiến nhiễm trùng nặng, chức năng gan và thận giảm, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu. Bênh cạnh đó, nhờ xét nghiệm nên bác sĩ phát hiện anh N.X.H bị tiểu đường type 2.
Bác sĩ Trịnh Hoàng Nguyên cho biết, anh N.X.H có đường huyết cao không được kiểm soát khiến tình trạng nhiễm trùng diễn tiến nặng nhanh chóng. Nếu điều trị chậm hơn một ngày, anh N.X.H có nguy cơ rơi vào hôn mê, sốc nhiễm trùng suy đa tạng, hoại tử ruột, thậm chí tử vong.
Dù được điều trị tích cực sớm bằng kháng sinh, điều chỉnh đường huyết, dịch truyền ngay trong ngày đầu nhập viện nhưng do vi khuẩn Burkholderia tồn tại trong máu lâu, đã tấn công cơ thể từ trước, làm anh H. bị biến chứng tổn thương đa cơ quan, rối loạn đông máu...
Vào ngày thứ 2 sau nhập viện, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, khoa Nội tổng hợp hội chẩn thống nhất cần thay huyết tương cấp cứu. Chỉ sau thay huyết tương 1 lần (phương pháp ly tâm công nghệ Mỹ) tình trạng bệnh nhân đã ổn định hơn, các chỉ số xét nghiệm viêm hay chức năng cơ quan dần hồi phục.
Sau 5 ngày điều trị tại khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, anh N.X.H thoát khỏi nguy cơ sốc nhiễm trùng, suy đa tạng do "vi khuẩn ăn thịt người"; đồng thời chức năng gan, thận, khả năng đông máu... đều phục hồi tốt nên được xuất viện.
Theo bác sĩ Trịnh Hoàng Nguyên, có thể bệnh nhân N.X.H bị nhiễm bệnh vì môi trường xung quanh chứa nguồn bệnh chứ không phải từ mèo. Mèo chỉ là vật trung gian cắn tạo vết thương cho vi khuẩn xâm nhập, bởi anh N.X.H đã không sát trùng ngay sau khi mèo cắn mà tiếp tục bưng bê đồ đạc, tiếp xúc với môi trường đất, nước xung quanh.
Bác sĩ Nguyên cho biết, bất kỳ ai cũng có thể nhiễm bệnh Whitmore thông qua hít hoặc uống nước bị ô nhiễm, bụi bẩn, đặc biệt thông qua các vết trầy xước trên da. Hiếm khi người bệnh bị mắc Whitmore do lây truyền từ người khác. Bên cạnh con người, nhiều loài động vật dễ bị nhiễm bệnh Whitmore như: cừu, dê, heo, ngựa, mèo, chó, gia súc... Theo đó, người dân khi bị mèo, chó... cắn, cần rửa vết thương ngay, thay băng mỗi ngày, băng bảo vệ vết thương khi làm việc.
Để phòng bệnh Whitmore, bác sĩ Nguyên hướng dẫn: Người có vết thương ngoài da, người mắc bệnh tiểu đường, suy thận mạn, suy gan, suy giảm miễn dịch... nên tránh tiếp xúc trực tiếp với đất và vũng nước đọng. Nông dân nên mang ủng khi đi xuống ruộng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng qua chân. Nhân viên y tế nên sử dụng mặt nạ, găng tay, áo choàng khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm Whitmore.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa Whitmore vào danh sách bệnh nguy hiểm hàng đầu gây nhiễm trùng nặng, hoại tử nhiều cơ quan, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh truyền nhiễm mới nổi đe dọa sức khỏe cộng đồng Bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi, bệnh do vi khuẩn kháng thuốc đang đe dọa sức khỏe cộng đồng. Đó là khuyến cáo quan trọng từ Hội nghị khoa học nghiên cứu và ứng dụng trong y học, diễn ra tại Hà Nội mới đây. Hơn 60% bệnh truyền nhiễm mới có nguồn lây từ động vật GS Nguyễn Văn Kính,...