Hai người Trung Quốc âm mưu lập đặc khu kiểu Hồng Kông ở nam Thái Bình Dương
Cặp đôi Trung Quốc bị bắt và truy tố ở Mỹ liên quan âm mưu thành lập khu bán tự trị tại Quần đảo Marshall.
Thủ đô Majuro của Quần đảo Marshall. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một cặp đôi người Trung Quốc mới đây đã bị bắt giữ và truy tố về hành vi được Bộ Tư pháp Mỹ mô tả là “âm mưu nhiều năm” nhằm tìm cách thành lập một “quốc gia thu nhỏ” bán tự trị tại Quần đảo Marshall, nơi từng là lãnh thổ Mỹ.
Theo tờ South China Morning Post dẫn thông cáo của Bộ Tư pháp Mỹ, 2 đối tượng Cary Yan (50 tuổi) và Gina Zhou (34 tuổi) bị cáo buộc rửa tiền và vi phạm Đạo luật Chống tham nhũng ở nước ngoài.
Theo cáo trạng, cặp đôi trên đã mạo danh cán bộ liên quan một tổ chức phi chính phủ tại thành phố New York và tìm cách hối lộ các quan chức Quần đảo Marshall. Tổ chức này còn có tư cách tham vấn đặc biệt với Vụ Kinh tế – Xã hội của Liên Hiệp Quốc từ năm 2016-2018.
Quần đảo Marshall có thời là lãnh thổ của Mỹ trước khi giành độc lập vào năm 1986 và nổi tiếng với đảo san hô vòng Bikini, nơi Mỹ thử vũ khí hạt nhân sau Thế chiến 2.
Video đang HOT
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington vẫn duy trì “toàn bộ thẩm quyền và trách nhiệm” về phòng vệ đối với Quần đảo Marshall.
Theo cáo trạng, họ đã tham gia các cuộc họp ở New York nhằm thành lập một vùng bán tự trị, tương tự Hồng Kông, tại một khu vực gọi là đảo san hô vòng Rongelap.
Yan và Zhou cùng tổ chức trên dự định đưa các nhà đầu tư đến triển khai các dự án kinh tế và xã hội. Theo các công tố viên, cặp đôi này đã đưa ra ý tưởng về “Khu Kinh tế đặc biệt Rongelap”, trong khi đề nghị hối lộ để tác động đến các nhà lập pháp Quần đảo Marshall.
Quần đảo Marshall là một trong 14 nước có mối quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc thay vì Bắc Kinh.
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Yan và Zhou bị bắt ở Thái Lan vào tháng 11.2020 và sau đó bị dẫn độ đến Mỹ. Dự kiến họ sẽ ra tòa vào ngày 13.9.
Trợ lý giám đốc FBI Michael J. Driscoll cho biết Yan và Zhou đã “tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp vì lợi ích cá nhân, khiến người dân Quần đảo Marshall gặp bất lợi”.
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, nếu bị kết tội, mỗi đối tượng đối diện án tù tối đa lên đến 20 năm cho mỗi tội danh rửa tiền, và lên đến 5 năm cho tội danh vi phạm Đạo luật Chống tham nhũng ở nước ngoài.
Trung Quốc: Nhiều TP tuyên bố trạng thái 'tiền chiến tranh' giám sát dịch
Trung Quốc tiếp tục siết chủ trương zero Covid, phong tỏa 3 TP, nhiều TP khác tuyên bố trạng thái tiền chiến tranh giám sát dịch.
Khi đại dịch mới bùng phát năm ngoái, Trung Quốc - đất nước đông dân nhất thế giới đã nhanh chóng khống chế được số ca nhiễm nhờ vào cách tiếp cận "zero Covid" với chủ trương hành động mạnh tay như đóng cửa biên giới, phong tỏa, kéo dài thời gian cách ly...
Tuy nhiên thời gian này Trung Quốc đang bùng dịch lại với ít nhất 11 tỉnh có ổ dịch. Đợt bùng dịch hiện tại bắt đầu từ ngày 17-10. Tính tới ngày 28-10 đã có 3 TP ở Trung Quốc bị phong tỏa.
Người dân xếp hàng chờ được xét nghiệm COVID-19, tại một bệnh viện ở Bắc Kinh, ngày 29-10.
Địa phương mới nhất bị phong tỏa là TP Cáp Nhĩ Tân (tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc) - giáp Nga, bị phong tỏa ngày 28-10 sau khi phát hiện 1 ca nhiễm. Nhà chức trách Hắc Long Giang đã cho xét nghiệm 1,6 triệu dân và truy nguồn tiếp xúc của người bị nhiễm, đồng thời yêu cầu người dân ở nhà, không được rời TP trừ trường hợp khẩn cấp.
Theo hãng tin Reuters ngày 28-10, một số TP ở tỉnh Hắc Long Giang đã tuyên bố trạng thái "tiền chiến tranh" trong cảnh giác và giám sát dịch.
Dù chưa phát hiện ca nhiễm trong đợt dịch này nhưng TP Giai Mộc Tư (tỉnh Hắc Long Giang) nằm sát biên giới với Nga đã thông báo sẽ áp dụng trạng thái cảnh giác này trong một tuần, cho tới ngày 3-11. Giai Mộc Tư yêu cầu các địa điểm du lịch không đón khách bên ngoài TP, giảm tụ tập, hạn chế viếng thăm các viện dưỡng lão.
Kê Tây và Mẫu Đơn Giang - 2 TP khác ở tỉnh Hắc Long Giang - cũng tuyên bố áp dụng trạng thái "tiền chiến tranh" trong cảnh giác và giám sát dịch, dù chưa ghi nhận ca nhiễm cộng đồng nào trong tuần qua.
TP Lan Châu (tỉnh Cam Túc) đã bị phong tỏa từ ngày 26-10, khi mới phát hiện 1 ca nhiễm. Huyện Ngạch Tễ Nạp Kỳ (khu Nội Mông) cũng bị phong tỏa trong tuần này, khi mới phát hiện 7 ca nhiễm.
Hiện khoảng sáu triệu người đang chịu cảnh phong tỏa ở khắp nước Trung Quốc, đông nhất ở TP Lan Châu (tỉnh Cam Túc, 4 triệu) và huyện Ngạch Tễ Nạp Kỳ (khu Nội Mông, 35.000 người), Cáp Nhĩ Tân (tỉnh Hắc Long Giang, 1,3 triệu dân).
Nhiều TP khác cũng phong tỏa cục bộ, ảnh hưởng đến hàng chục người, trong đó có Bắc Kinh với hàng ngàn người. Tại Bắc Kinh ngày 29-10, hai sân bay chính hủy hàng trăm chuyến bay - một nửa số chuyến bay trong ngày.
Ngày 29-10 Trung Quốc ghi nhận 48 ca nhiễm nội địa. Tổng ca nhiễm Trung Quốc ghi nhận từ lúc đợt dịch hiện tại bùng phát (17-10) đến ngày 29-10 là khoảng 320. Điều này cho thấy hiện số ca nhiễm ở Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều nước khác.
Tính tới ngày 23-10 đã có 76% dân số 1,41 tỉ người của Trung Quốc được tiêm 2 mũi vaccine.
Theo nhà kinh tế cấp cao Julian Evans-Pritchard tại công ty tư vấn kinh tế độc lập Capital Economics (Anh), tỉ lệ tiêm chủng cao của Trung Quốc về nguyên tắc cho phép nước này chuyển cách tiếp cận sang sống chung với COVID-19 như với một bệnh đặc hữu. Tuy nhiên theo ông, Trung Quốc nên thận trọng và chờ ít nhất đến sau Thế vận hội mùa đông vào tháng 2 năm sau.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 246,4 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 29/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 246.477.169 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.999.803 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 223.308.115 người. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc,...