Hai người mất mạng khi gã trai mang dao đến gặp bạn gái cũ
Án mạng xảy ra, hai nạn nhân vĩnh viễn ra đi, bị cáo cũng đối diện với mức án cao nhất. Nỗi đau của những người mẹ bắt đầu từ đó…
Một phút nóng giận, trả giá cả cuộc đời
Sáng một ngày đầu tháng Năm, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm một vụ trọng án, hung thủ là một thanh niên còn rất trẻ tên Vũ Đức Tài (SN 1997, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM). Suốt phiên tòa, Tài tỏ ra thành khẩn, ăn năn để mong pháp luật giảm án, nhưng vì hành vi phạm tội của Tài quá nguy hiểm, nên Tài đã phải nhận bản án cao nhất. Bản án ấy nhận được sự đồng thuận của những người dự khán.
Cáo trạng thể hiện, Tài từng yêu một cô gái nhưng đã chia tay. Sau đó, Tài yêu người mới. Một lần người yêu mới của Tài đi uống nước thì gặp bạn gái cũ của Tài. Vì sợ bạn gái cũ của Tài đánh nên bạn gái mới gọi Tài đến đón rồi kể cho Tài nghe chuyện bị khiêu khích. Tức giận, Tài mang dao đến gặp bạn gái cũ để nói chuyện. Khi Tài đang nói chuyện và có ý gây gổ với bạn gái cũ thì một người bạn can ngăn. Tài không nói không rằng lao vào ẩu đả và đâm chết người này. Một người khác vào can ngăn cũng bị Tài đâm chết.
Vì hành vi đâm chết hai người, Tài bị bắt và bị truy tố ở khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình. Tài khai rằng, mình không cố ý giết người, chỉ vì một phút mất kiểm soát, lại tức giận người khác xía vào chuyện của mình nên mới gây án. “Không có ý định giết người sao mang theo dao?”, chủ tọa hỏi. Tài trả lời: “Để tự vệ”. Tuy nhiên, lời khai của Tài không nhận được sự đồng tình của HĐXX bởi Tài đã có dự tính trước. Các nạn nhân cũng không hề đánh Tài mà chỉ kêu Tài ngồi xuống để nói chuyện rõ ràng. Chỉ vì vậy mà Tài đã ra tay đâm chết hai người nên không có gì có thể biện minh cho tội lỗi đó được.
Nghe con khai về hành vi phạm tội, mẹ ruột của Tài đã khóc. Bà tâm sự rằng bà khóc vì cậu con trai bà khổ công nuôi lớn đã phạm tội tày đình và có thể sẽ phải chết để đền tội. Bà còn khóc vì những nạn nhân vô tội đã chết vì hành vi côn đồ của con bà. Bà là một người mẹ, bà đau nỗi đau con vướng vòng lao lý và đau cho nỗi đau của hai bà mẹ khác, họ là mẹ của hai nạn nhân trong vụ án này. Mặc cảm vì tội lỗi con trai mình gây ra, bà ngồi thu mình vào một góc bàn tại phiên tòa. Vị chủ tọa hỏi bà có đồng ý bồi thường các khoản tiền mà bị hại yêu cầu hay không? Bà khóc và trả lời rằng: “Tội lỗi con trai tôi gây ra là quá lớn, có lẽ không có gì có thể chuộc lại được lỗi lầm cho nó. Tôi đã không làm tròn trách nhiệm của một người mẹ là giáo dục con thành người tốt nên lỗi thuộc về tôi. Tôi sẵn sàng làm mọi việc, đền bù mọi tổn thất mà bị hại phải chịu để chuộc lại lỗi lầm do con tôi gây ra”.
Với tội ác của mình, Tài bị tuyên mức án cao nhất.
Tình người chốn pháp đình
Một bà mẹ khác cũng tới dự tòa, bà tên Hồ Thị Kim Thoa, là mẹ của Minh – một trong hai nạn nhân của Tài. Ngồi ngay hàng ghế đầu tiên dành cho người bị hại, đã có lúc bà khóc khi nỗi đau mất con được khơi lại trong phiên tòa. Bà cũng tỏ ra phẫn nộ khi nghe Tài khai về hành vi tội ác. Bà nói bà đã từng rất căm ghét Tài, muốn Tài phải bị tuyên mức án cao nhất để trả giá. Thế nhưng, ngay tại phiên tòa này, bà đã gạt qua nỗi đau và lòng thù hận để xin tòa cho Tài một con đường sống.
Bà Thoa trình bày tại tòa rằng: “Tôi đã mất đi một người con trai, là một người mẹ, tôi không muốn một người mẹ nào phải chịu nỗi đau mất con như tôi nữa. Con tôi mất đi, là người mẹ, ai chẳng đau xót. Tôi mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho Tài, để Tài có cơ hội được trở về với xã hội”. Nghe người đại diện bị hại xin giảm án cho con mình, mẹ Tài lại khóc, bà chắp tay cảm ơn người thân của bị hại và hy vọng con bà sẽ được giảm án. Thế nhưng, vì tội lỗi của Tài là quá lớn, nên Tài đã không còn đường để quay về, làm lại cuộc đời nữa.
Sau giờ nghị án, HĐXX nhận định, hành vi của bị cáo là vô cùng nguy hiểm cho xã hội, một lúc giết 2 người, trong đó một người chưa đủ tuổi vị thành niên. Bị cáo Tài đã giết cùng lúc nhiều người, động cơ đê hèn… nên cần thiết phải cách ly bị cáo hoàn toàn khỏi đời sống xã hội mới tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo. Từ đó, HĐXX quyết định tuyên phạt Tài mức án cao nhất là Tử hình. Nghe tòa tuyên án, mẹ của Tài như ngã quỵ, hy vọng con bà được giảm án không thành nên bà tuyệt vọng. Người nhà bị hại và bị cáo cùng nhau rời tòa, không ai nói với nhau lời nào. Mỗi người một hoàn cảnh, một nỗi niềm riêng, nhưng họ đều có chung một nỗi đau mất người thân.
Video đang HOT
Hành vi phạm tội Khoảng 20h30 ngày 14/5/2015, Ngọc Trân (bạn gái Tài) cùng nhóm bạn uống nước tại quán cà phê trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.21, Q. Bình Thạnh thì gặp nhóm của Anh Thư (bạn gái cũ của Tài). Trong lúc uống nước, thấy nhóm bạn của Thư hay nhìn mình khiêu khích, sợ bị đánh, Trân gọi điện thoại cho Tài đến đón nhưng Tài không đến được. Trân nhờ một người bạn trong nhóm chở về nhà Tài. Nghe người yêu kể lại chuyện xảy ra trong quán nước, Tài liền điện thoại cho Thư bảo Thư ở quán đợi Tài đến nói chuyện. Cùng lúc này, anh Phạm Thế Minh chở Nguyễn Bình An (người quen của Quế – bạn Thư) chạy xe ngang qua quán. Người bạn này rủ Minh và An vào uống nước. Khi đến quán nước, Trân ngồi trên xe, còn Tài vào gặp Thư hỏi đã làm gì Trân thì Thư không trả lời. Thấy vậy, An bảo Tài ngồi xuống nói chuyện nhưng bị Tài đạp vào người té ngã khỏi ghế. An đứng dậy đánh lại Tài thì bị Tài dùng dao xếp đâm 4 nhát vào người. Thấy An bị đâm, anh Minh chạy đến can ngăn cũng bị Tài đâm gục tại chỗ. Cả hai nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng đều tử vong.
CÔNG THƯ
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tình tiết bất ngờ tại phiên tòa xử chủ nhà nghỉ ở Phú Thọ
Không chỉ thừa nhận hành vi phạm tội một cách chóng vánh, chủ nhà nghỉ ở Phú Thọ còn "tố" luật sư từng bào chữa cho mình.
Bị cáo vanh vách nhận tội
Phiên tòa sáng 12/5, xét xử bị cáo Nguyễn Đức Lâm (trú tại khu 15, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) tội Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, diễn ra từ rất sớm. Khác với phiên xử trước đó, hôm nay, lực lượng an ninh đứng chật kín phiên tòa.
Khoảng 7h15' nếu không có sự lộn xộn dưới phòng xử án, bà chủ tọa Bùi Thị Thu Thủy - thẩm phán của TAND thị xã Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) đã hoàn tất việc kiểm tra căn cước bị cáo và những người liên quan.
Nguyễn Đức Lâm tại phiên tòa sáng 12/5
So với phiên tòa trước, hai người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và cũng là nhân chứng của vụ án Tạ Quang Khánh và Ma Thị Vân đã có mặt.
Phiên tòa này, bị cáo Nguyễn Đức Lâm cũng từ chối sự tham gia của luật sư bào chữa cho mình.
Một người được triệu tập tới phiên tòa trước đó là ông Nguyễn Văn Lại - tổ trưởng, người tham gia ký biên bản thu thập vật chứng có đơn xin vắng mặt và gửi đến tòa bản tường trình về sự việc.
Khác phiên tòa diễn ra ngày 22/1/2016, khi bị cáo phản cung, thì tại phiên tòa này, sau khi VKS vừa công bố xong bản cáo trạng, ngay từ câu thẩm vấn đầu tiên, Lâm đã nhận tội.
Thừa nhận diễn biến vụ việc như cáo trạng truy tố, Lâm khẳng định, ngày 26/8/2015, Lâm đã cho Đỗ Xuân Hòa, Tạ Quang Khánh và Ma Thị Vân thuê phòng nghỉ 301 của nhà nghỉ Thiên Phú để hút ma túy.
Theo lời khai của Lâm tại tòa, sau khi Khánh đưa 200.000 đồng bảo tiền thuê phòng thì đối tượng này còn đưa cho Lâm 500.000 đồng và nhờ canh công an để "chơi đồ".
Trả lời HĐXX về sự vắng mặt tại các phiên tòa trước đó dù được triệu tập, Tạ Quang Khánh đưa ra lý do: Vợ đang mang bầu. Còn Ma Thị Vân thì lý giải: Do bị đau bụng nên vào viện.
Cầm tiền và nhận lời, Lâm xuống nhà và đã "ngó nghiêng" canh chừng công an. Sau đó bị cáo lên phòng bật điều hòa nằm. Và khoảng 1 giờ cùng ngày thì công an đến kiểm tra và phát hiện sự việc.
Tại tòa, lời khai của Nguyễn Đức Lâm trùng khớp với lời khai của Tạ Quang Khánh và Ma Thị Vân.
Về vấn đề thu thập chứng cứ của vụ án, trả lời HĐXX bị cáo Lâm cho rằng, sau khi bị bắt quả tang, công an thu thập chứng cứ, bị cáo cùng một số người liên quan đã thực hiện ký vào biên bản thu thập vật chứng ngay tại phòng 301 của nhà nghỉ.
Vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Lại, trong bản tường trình gửi tòa sáng 12/5, cũng thừa nhận ký tại phòng 301. Tuy nhiên, do ký vẫn chưa ghi đầy đủ họ tên nên ngày hôm sau ông này được mời lên trụ sở UBND xã để ghi đầy đủ tên họ của mình.
Trước đó tại phiên tòa trước, ông Lại cho hay, sau khi thu vật chứng, cơ quan công an bỏ vào túi ni lông rồi đưa về thị xã. Ngày 27/8/2015 (tức là một ngày sau khi sự việc kiểm tra nhà nghỉ Thiên Phú xảy ra), ông đến trụ sở UBND xã, lúc này một đồng chí công an trong đoàn kiểm tra nhà nghỉ đã đề nghị ông Lại ký vào thùng các-tông đã được niêm phong và được xem là vật chứng của vụ án.
Thân chủ "tố" ngược luật sư
Trước đó, tại phiên tòa xét xử ngày 22/1/2016, Nguyễn Đức Lâm khai hoàn toàn không biết việc 3 đối tượng thuê phòng để sử dụng ma túy. Bị cáo cho rằng, việc đưa 500.000 đồng là các đối tượng đưa với mục đích thừa thiếu tính sau.
Theo bị cáo, việc thu thập vật chứng, bị cáo không được ký tại phòng 301 mà được ký tại trụ sở công an thị xã.
Cũng tại phiên tòa ngày 22/1/2016, Lâm còn cho rằng mình bị ép cung, dùng nhục hình nên phải khai nhận tội. Lâm khai rất chi tiết việc mình bị đánh đập, bức cung.
Tuy nhiên, tại phiên tòa hôm nay, Lâm đổi giọng: "Bị cáo không bị ép cung, dùng nhục hình. Công an và VKS rất khách quan".
Trước việc Nguyễn Đức Lâm tố cáo luật sư Nguyễn Ngọc Tấn - người từng bào chữa cho mình tại phiên tòa ngày 22/1/2016, phóng viên liên hệ với luật sư để có câu trả lời về việc bị thân chủ tố cáo tại tòa. Ông Nguyễn Ngọc Tấn cho biết: "Là luật sư hoạt động theo quy định của pháp luật, hoạt động theo nguyên tắc và đạo đức hành nghề của luật sư, chúng tôi bảo vệ sự thật và chỉ sự thật. Chúng tôi đề nghị thân chủ phải tôn trọng sự thật khách quan và khai đúng sự thật khách quan bởi sự thật khách quan mới bảo vệ được chính họ". Trả lời thẩm vấn bà chủ tọa việc tại sao phiên tòa ngày 22/1/2016, Lâm phản cung, bị cáo đổ vấy cho luật sư Nguyễn Ngọc Tấn - Đoàn Luật sư Hà Nội: "Bị cáo không hiểu hết pháp luật. Lần đầu tiên bị cáo gặp luật sư và luật sư bảo bị cáo sau này tòa xử thì kêu oan và nói với bị cáo là bị công an đánh....".
Theo cáo buộc của VKS, hành vi của bị cáo là nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền độc quyền quản lý chất ma túy của nhà nước. Bản thân bị cáo nhận thức được tác hại của ma túy nhưng vẫn cố tình thực hiện tội phạm.
Xét tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của bị cáo, VKS đề nghị hình phạt nghiêm khắc đối với Nguyễn Đức Lâm. Theo đó, VKS đề nghị tuyên phạt 7 năm đến 7 năm 6 tháng tù giam.
Không đối đáp lại quan điểm của VKS, Nguyễn Đức Lâm khóc tức tưởi: "Hành vi của bị cáo là sai với pháp luật, bị cáo mong quý tòa xem xét cho bị cáo án thấp nhất".
Phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Đức Lâm kết thúc chóng vánh chỉ sau gần 1 giờ đồng hồ. Sau nghị án, HĐXX tuyên phạt Lâm 7 năm tù giam, phạt bổ sung 50 triệu đồng./.
Sự đổi màu của vật chứng là do cảm quan
Về nguyên nhân sự thay đổi màu sắc của vật chứng từ "nâu trắng" sang màu "trắng" tại tòa, ông Chu Ngọc - đại diện cơ quan thực hành quyền công tố của VKS Nhân dân Thị xã Phú Thọ cho rằng: Có sự khác nhau giữa màu sắc biên bản niêm phong và biên bản mở niêm phong vật chứng là do sự ghi nhận và cảm nhận màu sắc chất lỏng mẫu vật đánh giá chủ quan của người thực hiện trong điều kiện địa điểm, thời gian, ánh sáng khác nhau dẫn đến việc sử dụng từ miêu tả khác nhau.
Trong trường hợp đối tượng sử dụng ma túy đá thường còn thừa một lượng khói nhất định, cộng với ánh sáng trong phòng, cộng với cảm quan của người thực hiện và sau một thời gian, khói trong ống thủy tinh bị khếch tán dẫn đến màu sắc của vật chứng có thể là khác nhau.
Theo Việt Đức/VOV.VN
vov.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Ẩu đả trong dãy trọ, một thanh niên bị đâm chết Vụ án mạng do ẩu đả trong dãy trọ khiến một người bị đâm chết xảy ra vào khuya 10/5 tại môt khu nhà trọ nằm trên địa bàn TX. Thuận An, Bình Dương. Vụ án mạng do ẩu đả trong dãy trọ khiến một người bị đâm chết xảy ra vào khuya 10/5 tại môt khu nhà trọ nằm trên địa bàn...