Hai người đàn ông bí ẩn trong vụ án Phan Văn Vĩnh
Phan Sào Nam khai đã chuyển cho hai người đàn ông bí ẩn này cất giữ vàng, đô la Mỹ, trị giá 530 tỷ đồng.
Theo cáo buộc, do có mối quan hệ trước đây cùng công tác ở công ty VTC công nghệ và nội dung số, cuối năm 2014, Hoàng Thành Trung (SN 1978, ở Hoàng Mai, Hà Nội) tìm gặp Phan Sào Nam bàn về việc có phần mềm và đội ngũ kỹ thuật giỏi, có thể triển khai phát triển, kinh doanh hệ thống phần mềm đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet, nhưng cần đối tác phát hành.
Sau cuộc gặp với Trung, đầu năm 2015, Phan Sào Nam gặp Nguyễn Văn Dương (nguyên Chủ tịch HĐTV công ty CNC) đề nghị hợp tác phát hành phần mềm đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet bằng hình thức game bài và đưa cho Dương bản tóm tắt về dự án game để Dương nghiên cứu trước khi quyết định.
Các bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ Phan Văn Vĩnh
Khi Dương đồng ý hợp tác, hai bên bắt tay vào triển khai dự án game. Lúc này, Hoàng Thành Trung trực tiếp tuyển dụng và tiếp nhận 80 người vào làm việc tại văn phòng Hà Nội, để tham gia phục vụ và vận hành game.
Sau khi game bài Rikvip đi vào vận hành, Trung trực tiếp thực hiện đối soát, sau này trực tiếp ký đối soát.
Để tăng cường phát triển game bài Rikvip, tăng doanh thu tổ chức đánh bạc trực tuyến, Trung trực tiếp xây dựng 2 “đại lý tổng” với tài khoản là “Skyline” và “Worlbank69″, cùng 25 “đại lý cấp 1″.
Qua đó, Trung đã giúp phát triển mạng lưới 5.877 “đại lý cấp 2″ tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc để tuyên truyền, quảng bá, lôi kéo đối tượng tham gia đánh bạc; tạo điều kiện cho các đối tượng đánh bạc giao dịch mua, bán Rik liên tục 24/24 giờ, với số lượng không giới hạn.
Để theo dõi, phân chia doanh thu tổ chức đánh bạc trực tuyến, Phan Sào Nam trực tiếp tổng hợp số liệu tổng doanh thu game Tip.Club từ trang web do Trung cung cấp, kết nối đến cơ sở dữ liệu cổng game bài Tip.Club.
Video đang HOT
Hành vi trên của Trung bị VKSND tỉnh Phú Thọ cho là đã đủ yếu tố cấu thành tội “Tổ chức đánh bạc”, quy định tại điểm b khoản 2 điều 249 – bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Do Hoàng Thành Trung đã bỏ trốn ra nước ngoài, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định truy nã toàn quốc, đề nghị Ban thư ký Interpol ban hành lệnh truy nã quốc tế, nhưng chưa bắt được nên ra quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can, khi nào bắt được sẽ phục hồi điều tra, xử lý sau.
Một nhân vật khác phải nhắc đến là Lê Văn Kiên (nguyên kế toán trưởng công ty VTC online). Kiên là người thực hiện chỉ đạo của Phan Sào Nam trực tiếp đối soát doanh thu với Đoàn Thị Thu Hà (nguyên kế toán CNC) và tiếp nhận tiền thu được từ hành vi tổ chức đánh bạc từ CNC chuyển đến.
Kiên trực tiếp chuyển tiền cho hệ thống đại lý để trả cho đối tượng đánh bạc thắng cược.
Nam khai đã chuyển cho Kiên và Trung cất giữ vàng, đô la Mỹ, trị giá 530 tỷ đồng.
Hành vi của Kiên đủ yếu tố cấu thành tội “Tổ chức đánh bạc”. Sau khi cơ quan điều tra phát hiện, Kiên đã bỏ trốn ra nước ngoài.
Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định truy nã toàn quốc, đề nghị Ban thư ký Interpol ban hành lệnh truy nã quốc tế, ra quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can, khi nào bắt được sẽ phục hồi điều tra, xử lý sau.
T.Nhung – K.Trung
Theo Vietnamnet
VKS công bố cáo trạng truy tố ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa
Ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hoá bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Chiều 12/11, phiên tòa xét xử ông Phan Văn Vĩnh và 91 bị cáo trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ tiếp tục làm việc.
Đại diện VKSND tỉnh Phú Thọ công bố bản cáo trạng dài 235 trang truy tố các bị cáo trong vụ án.
Đại diện Viện Kiểm sát công bố cáo trạng
Theo đó, 2 ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hoá bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo Điểm a khoản 2, Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Khung hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam bị truy tố về hai tội: tổ chức đánh bạc và rửa tiền, theo Điểm b khoản 2, Điều 249 và Điểm a khoản 3, Điều 251 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009).
Bị cáo Lê Văn Huy (quê ở Quảng Trị, lao động tự do) bị truy tố về hai tội: sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và đánh bạc. Các bị cáo còn lại bị truy tố về các tội: tổ chức đánh bạc, đánh bạc và mua bán trái phép hoá đơn.
Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Phú Thọ xác định, năm 2011, ông Phan Văn Vĩnh chỉ đạo ông Nguyễn Thanh Hoá và một số cán bộ cấp dưới lập đề án xây dựng Công ty CNC thuộc C50. Sau đó ông Vĩnh giới thiệu Nguyễn Văn Dương gặp ông Hoá.
Đầu năm 2015, Dương hợp tác với Phan Sào Nam để phát hành game đánh bạc Rikvip.
Năm 2016, ông Vĩnh chỉ đạo cấp dưới báo cáo Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông để hợp pháp hoá hai cổng game. C50 đã soạn thảo công văn để ông Vĩnh ký báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an về hai cổng game không phép liên quan đến Công ty CNC. Sau khi xem bản thảo công văn, ông Vĩnh chỉ đạo chỉnh sửa để cấp phó ký, trong đó khẳng định, hai game bài Rikvip và 23zdo đã được cơ quan chức năng cấp phép.
Tháng 8/2016, ông Hoá đề xuất Tổng cục Cảnh sát về việc điều tra các cá nhân, tổ chức vận hành game bài đánh bạc trá hình. Tuy nhiên Tổng cục Cảnh sát và C50 không xây dựng kế hoạch, không báo cáo lãnh đạo Bộ Công an, không điều tra xác minh về Rikvip.
Các bị cáo tại phiên tòa sáng 12/11
Khi lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu báo cáo hành vi đánh bạc của hai game bài Rikvip và 23zdo, ông Hoá chỉ đạo cấp dưới báo cáo không trung thực để che giấu hành vi phạm tội của Công ty CNC. Hành vi của ông Vĩnh và ông Hoá được cơ quan tố tụng xác định, đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng Công an.
Sau 28 tháng vận hành chương trình phần mềm và giải phải công nghệ có tích hợp game bài, bị can Nguyễn Văn Dương và bị can Phan Sào Nam cùng đồng phạm đã liên kết với nhiều công ty cung cấp dịch vụ, xây dựng một hệ thống gồm 25 đại lý cấp 1; 5,877 đại lý cấp 2 để cung cấp dịch vụ chuyển đổi điểm ảo trong game ra tiền thật và ngược lại.
Hệ thống này đã lôi kéo gần 43 triệu tài khoản tham gia đánh bạc trực tuyến, thu lời bất chính hơn 9.853 tỷ đồng. Số tiền này, Nguyễn Văn Dương hưởng lợi bất chính 1.655 tỷ đồng. Phan Sào Nam hưởng lợi bất chính 1.475 tỷ đồng, nhóm Hoàng Thành Trung, Phan Anh Tuấn và Lê Văn Kiên đang trốn truy nã hưởng lợi 1.500 tỷ đồng.
3 nhà mạng gồm Viettel, Vinaphone và MobiFone hưởng hơn 1.200 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm điều hành đường dây đánh bạc còn dành hơn 2.600 tỷ đồng được dành trả thưởng cho các con bạc.
Sau khi bị bắt, Nguyễn Văn Dương khai đã đưa cho ông Phan Văn Vĩnh 27 tỷ đồng, gần 2 triệu USD cùng nhiều đồ vật giá trị. Trùm cờ bạc cũng khai đưa cho ông Nguyễn Thanh Hóa 22 tỷ đồng. Tuy nhiên, 2 cựu cán bộ cao cấp của ngành công an đã phủ nhận.
Do chưa có căn cứ chứng minh ông Vĩnh và ông Hóa hưởng lợi cá nhân nên hành vi nhận hối lộ sẽ được cơ quan chức năng làm rõ trong giai đoạn 2 của vụ án./.
Theo Phú Hiền/VOV.VN
Vụ ông Phan Văn Vĩnh: Nguyễn Thanh Hóa đổ lỗi cho người khác Là bị can trong đường dây đánh bạc liên quan đến ông Phan Văn Vĩnh, quá trình điều tra, ông Nguyễn Thanh Hóa đổ lỗi cho người khác. Ngày 12/11 tới, TAND tỉnh Phú Thọ sẽ đưa vụ đánh bạc ngàn tỷra xét xử sơ thẩm. Theo cáo buộc của VKSND tỉnh Phú Thọ, mang nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa tội phạm...