Hai người đàn ông Ấn Độ nghiện nọc độc hổ mang chúa
Các bác sĩ Ấn Độ hết sức đau đầu với trường hợp hai người đàn ông nghiện nọc rắn hổ mang, thậm chí để hổ mang chúa cắn vào lưỡi để “ thỏa mãn”.
Các chuyên gia chưa hiểu vì sao hai người đàn ông Ấn Độ lại sống sót sau khi bị rắn hổ mang cắn.
Theo Telegraph, hai người đàn ông đến từ Rajasthan đã nhiều lần để hổ mang chúa cắn vào lưỡi để giải tỏa cơn nghiện, thay vì nghiện rượu hay chất kích thích.
Các chuyên gia tại Viện nghiên cứu Y khoa ở Ấn Độ hiện đang đánh giá xem liệu hai người đàn ông này có phải đã miễn nhiễm với nọc rắn hổ mang hay không.
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y Khoa Tâm lý Ấn Độ. Cụ thể, hai người đàn ông đã nhiều lần trả tiền cho người nuôi rắn, để hổ mang chúa cắn vào lưỡi họ. Mỗi lần như vậy, hai người đàn ông “bị tê liệt, co giật và mờ mắt trong một giờ đồng hồ”, chuyên gia Sandeep Grover nói.
“Sau khi tỉnh dậy, họ nói mình trải qua cảm giác kích thích, mãnh liệt gấp nhiều lần so với uống rượu hay dùng ma túy”.
“Chúng tôi hiện đang tìm hiểu vấn đề, bởi việc lạm dụng nọc rắn hổ mang không được nhắc đến nhiều trong các tài liệu y khoa”.
Video đang HOT
Hai người đàn ông giấu tên trên ở độ tuổi ngoài 30. Hiện chưa rõ bằng cách nào mà họ có khả năng kháng cự lại nọc rắn. Bởi nọc độc rắn hổ mang có thể giết chết một con bò trưởng thành chỉ sau 30 phút.
Theo chuyên gia Grover, chỉ có 4 trường hợp sử dụng nọc rắn với mục đích thỏa mãn được ghi nhận trong quá khứ ở Ấn Độ. Hầu hết đến từ các gia đình giàu có.
“Hiện chưa rõ bằng cách nào mà một người có thể tạo ra kháng thể chống lại nọc rắn và thậm chí bị nghiện loại chất độc thần kinh chết người này”, chuyên gia Ấn Độ Savita Malhotra nói.
Theo Dân Việt
Câu chuyện kinh dị của loài chuột "khỏa thân" sẽ giúp bạn hiểu động vật có thể làm mọi thứ để sinh tồn
Loài chuột kỳ lạ này có một cách nuôi con khá... rùng rợn, và tất cả đều có lý do.
Chuột dũi trụi lông (naked mole rat) là một loài vật kỳ lạ. Chúng kỳ lạ ngay từ hình thể - "khỏa thân" 100%. Rồi đến những khả năng vô cùng ấn tượng như không cảm thấy đau, không cần oxy vẫn sống được ít nhất 20 phút, và đặc biệt là gần như miễn nhiễm hoàn toàn với ung thư.
Đời sống xã hội của loài chuột này cũng khác với chuột thường, mà giống với mối và kiến nhiều hơn. Tức là, chúng sống theo các vùng thuộc địa, với 1 con chuột "chúa" và các chuột "thợ" vây quanh.
Chuột dũi trụi lông sống phân cấp xã hội rất rõ ràng
Trên thực tế thì đây là một cấu trúc xã hội không bình thường đối với các loài động vật có vú. Một nhóm chuyên gia người Nhật Bản vì thế đã quyết định tìm hiểu xem lý do và cơ chế đằng sau hệ thống xã hội ấy là gì.
Có điều, những gì họ tìm ra thực sự cũng kinh dị hơn tưởng tượng. Và sự kinh dị ấy đến từ cách chuột chúa đẻ con. Mỗi lần sinh nở, chuột chúa lại... nhét phân của chính mình vào mồm lũ con.
Thử nghĩ xem có kinh dị không, khi thứ đầu tiên bạn được ăn khi ra đời lại là cục phân của mẹ? Vậy mà lũ chuột quái đản này lại làm như vậy. Tất nhiên là có lý do cho chuyện đó.
Thứ đầu tiên chúng ăn khi ra đời chính là... cục phân của mẹ
Theo các chuyên gia, những cục phân ấy có chứa rất nhiều hormone của chuột chúa. Khi cho chuột con ăn, nó giống như một hiệu lệnh phát ra cho chuột thợ để chúng chăm sóc bọn trẻ, dù đó không phải là con của mình.
Để có được kết quả này, các chuyên gia đã phải theo dõi lũ chuột trong một thời gian dài. Họ nhận ra rằng lũ chuột cấp dưới có các hành vi chăm sóc chuột con sau khi sinh nhiều hơn cả lúc chăm chuột chúa đang mang thai. Điều này khiến họ nghi ngờ rằng estradiol - hormone quan trọng của chuột chúa - đã được chuyển sang con, dù không chứng thực được.
Sau đó, họ theo dõi 2 nhóm chuột khác nhau. Trong vòng 9 ngày, một nhóm được ăn phân của chuột chúa mới sinh nở, nhóm còn lại ăn của chuột chưa sinh sản. Kết quả, nhóm đầu tiên có sự gia tăng về estradiol. Đồng thời, lũ chuột thợ cũng có phản ứng nhanh hơn với tiếng kêu của chuột sơ sinh ở nhóm đầu tiên.
"Chúng tôi đặt giả thuyết rằng lượng estradiol trong cá thể non tăng lên thông qua việc... ăn phân. Điều đó giúp chuột thợ phản ứng nhanh hơn khi chuột non kêu lên." - trích trong nghiên cứu.
Trên thực tế, việc nuôi con bằng phân cũng không quá hiếm trong thế giới động vật, nổi bật nhất là ở chó, voi và tinh tinh. Các con non sẽ ăn phân của mẹ nhằm bổ sung một số vi khuẩn đường ruột cần thiết cho sinh tồn.
Nhưng nhìn chung, loài chuột dũi trụi lông (Heterocephalus glaber) vẫn rất đặc biệt. Ở thời điểm hiện tại, đây là một trong 2 loài thú có phân cấp xã hội rõ ràng nhất, sống theo thuộc địa giống như loài kiến.
Không rõ vì sao chúng sống được như vậy, nhưng các giả thuyết chỉ ra rằng có thể nguyên nhân đến từ những biến đổi quá kinh khủng từ môi trường ở thời điểm chúng sinh ra.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PNAS.
Theo helino
Bi kịch của những con nghiện cá độ bóng đá ở Hong Kong Khi World Cup 2018 đang gây sốt trên toàn cầu thì cũng là lúc những người Hong Kong lo lắng vì tình trạng cá độ bóng đá tăng lên. Wah bắt đầu cá độ từ năm 16 tuổi chỉ vì sự tò mò. Ảnh: SCMP. Từ cá cược vui đến nợ "ngập đầu" Wah, 29 tuổi bắt đầu tham gia cá độ bóng...