Hai nghi can sát hại dã man người phụ nữ giáp Tết Nguyên đán sa lưới
Sáng 4-9, Phòng cảnh sát hình sự (CSHS), Công an TP Hồ Chí Minh di lý hai đối tượng Nguyễn Bá Lĩnh (25 tuổi) và Mai Ngọc Tâm (17 tuổi), cùng quê quán Bạc Liêu) từ Bạc Liêu về TP Hồ Chí Minh để phục vụ công tác điều tra về hành vi “giết người” và “cướp tài sản” xảy ra tại quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh.
Chiều ngày 30-1-2018, ông Đấu, chồng bà Nguyễn Thị Hằng (46 tuổi, quê Bạc Liêu) đi làm về thì phát hiện vợ bị sát hại dã man trong nhà trọ nằm trên đường Phan Đình Thông, phường An Lạc, Bình Tân. Từ các dữ liệu thu thập được, Cơ quan điều tra nhanh chóng xác định 2 nghi can liên quan đến vụ án này là Nguyễn Bá Lĩnh và một đối tượng tên Tâm nhưng chưa rõ lai lịch.
Lĩnh cư ngụ tại ấp Cá Rô, xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) nhưng từ sau khi vụ án xảy ra y không có mặt tại địa phương. Cách đây ít ngày, một nguồn tin cho biết Lĩnh trở lại Bạc Liêu nên đêm 1-9-2018, các trinh sát, điều tra viên Đội trọng án, Phòng CSHS Công an TP Hồ Chí Minh lập tức lên đường.
Với sự hỗ trợ của Phòng CSHS, Công an Bạc Liêu, khoảng 15h ngày 2-9, lực lượng phối hợp đã bắt giữ Nguyễn Bá Lĩnh trong một căn nhà giữa cánh đồng hoang thuộc xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu. Từ lời khai của Lĩnh, cơ quan Công an bắt giữ tiếp Mai Ngọc Tâm khi y đang làm việc tại một vựa tôm gần nhà cũng thuộc xã Vĩnh Trạch.
Tại Cơ quan điều tra, 2 đối tượng khai: Đầu năm 2017, Lĩnh và Tâm cùng làm công trong một cơ sở thu mua tôm sú ở Bạc Liêu nên quen biết nhau. Đến gần cuối năm cả hai nghỉ việc và rủ lên Sài Gòn tìm việc làm mới và thuê phòng trọ ở gần cầu Mỹ Thuận thuộc phường An Lạc, quận Bình Tân.
Từ trái sang: Lĩnh và Tâm tại Cơ quan điều tra sáng 4-9.
Do Lĩnh quen biết với ông Đấu, bà Hằng từ trước nên nhờ hai người này tìm việc làm. Ông Đấu giới thiệu cho Lĩnh, Tâm làm phụ hồ ở gần phòng trọ. Tuy nhiên, do Lĩnh nghiện ma túy, làm cực không nổi nên chẳng bao lâu sau cả hai nghỉ làm.
Để có tiền tiêu xài Lĩnh hỏi mượn tiền bà Hằng nhưng được vài lần thì bà Hằng không cho mượn nữa.
Tối 29-1-2018, do quá cần tiền mua ma túy nên Lĩnh rủ Tâm giết bà Hằng để cướp tài sản vì bà Hằng đeo nhiều vòng vàng trên người. Lúc đầu cả hai định dùng thuốc ngủ để giết bà Hằng nhưng sợ không thành công nên chuyển sang hướng dùng cây dũ ba khúc gây án. Bởi nhiều lần sang nhà bà Hằng chơi Lĩnh thấy có cây dũ của con trai bà Hằng thường hay để trên nệm.
Video đang HOT
Sáng 30-1-2018, Lĩnh và Tâm đi xe gắn máy sang nhà bà Hằng. Lúc này ông Đấu và người con trai đã đi làm, ở nhà chỉ còn mình bà Hằng đang ngồi làm củ kiệu để chuẩn bị ăn Tết. Theo phân công từ trước, Lĩnh ngồi phía trước cửa mở điện thoại di động loa ngoài nghe nhạc để xung quanh không nghe tiếng động trong phòng khi Tâm gây án.
Trong lúc bà Hằng lui cui làm thì Tâm dùng cây dũ đánh bà Tâm tử vong. Bọn cướp tháo 3 nhẫn vàng và 1 dây chuyền của nạn nhân cùng một máy tính Ipad rồi tẩu thoát khỏi hiện trường. Sau đó, chúng mang bán hai chiếc nhẫn để làm lộ phí đi xe máy về Bạc Liêu rồi bán luôn phần tài sản còn lại (tổng cộng gần 9 triệu đồng), chia nhau xài.
Sống lang thang ở TP Bạc Liêu đến qua Tết thì Lĩnh lên lại Sài Gòn, còn Tâm làm công cho một cơ sở thu mua tôm gần nhà.
Lĩnh làm công nhân cho một công ty ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh được hơn tháng thì nghỉ. Y về tỉnh Kiên Giang đi ghe cào đến đầu tháng 9 quay lại Bạc Liêu thì bị bắt giữ như đã đề cập.
Mã Hải
Theo PLO
Sập bẫy đường dây rửa tiền chuyển khoản hàng tỷ đồng
Giả danh cán bộ Công an gọi điện thoại thông báo tài khoản ngân hàng liên quan đến đường dây rửa tiền quốc tế và yêu cầu người dân phải chuyển tiền vào một tài khoản để cơ quan chức năng xác minh, nếu chống lệnh sẽ bị bắt giam - đó là thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo thực hiện khiến nhiều người sập bẫy chuyển số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Từ đầu năm 2017 đến nay, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an TP Hà Nội đã tiếp nhận 30 vụ việc với tổng số tiền bị lừa đảo lên đến 30 tỷ đồng. Vụ việc có số tiền mà nạn nhân chuyển đi nhiều nhất là 4 tỷ đồng.
"Bốc hơi" 200 triệu đồng trong nháy mắt
Ngày 31-7, bà Trần Minh T., trú tại Hà Nội nhận được một cuộc điện thoại của một người tự xưng là nhân viên bưu điện thông báo bà có một bưu phẩm gửi đến và đọc luôn bưu phẩm của ngân hàng thông báo bà T. đang nợ số tiền 38 triệu đồng. Bà T. hết sức bất ngờ vì mình không hề nợ số tiền nào thì được người này lý giải là có thể bà đã bị tội phạm đánh cắp thông tin cá nhân và sẽ nối máy để bà T. báo với Công an thông qua số máy 1068.
Sau đó, một người đàn ông tự xưng là Thiếu úy Nguyễn Văn Thiện tiếp dân thông báo tài khoản của bà T. đã liên quan đến một đường dây rửa tiền quốc tế và tài khoản này đã rút của ngân hàng số tiền 20 tỷ đồng. Sau đó họ chuyển máy cho bà T. gặp ông Tiến, đội trưởng CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh. Ông Tiến cho biết, bà T. đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát.
Người dân cần báo cho cơ quan Công an khi nhận được điện thoại thông báo "dính" vào đường dây rửa tiền quốc tế.
Khi bà T. đang bối rối chưa biết chuyện gì xảy ra thì họ lại tiếp tục chuyển máy cho ông Sơn tự nhận là người của Bộ Công an được cử vào để phá vụ án này. Ông Sơn cho biết đang cầm lệnh bắt bà T. và chồng bà cùng 17 đơn tố cáo liên quan đến vụ rửa tiền.
Bà T. rất lo lắng, sợ sệt và nói với ông Sơn là bà không hề có số tiền 20 tỷ đồng trong tài khoản thì người đàn ông này yêu cầu bà T. phải chứng minh. Ông ta biết bà T. có gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng.
Để chứng minh, bà T. phải chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm đến ngân hàng SCB số 37 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và mở internetbanking để cơ quan thanh tra của Bộ Công an thẩm định trong vòng 24h và sẽ trả lại tiền nếu số tiền này không liên quan đến vụ án.
Người đàn ông này còn đe dọa thêm, nếu bà T. không chuyển tiền nhanh sẽ lập tức bắt vợ chồng bà T., các trinh sát đang theo dõi và bao vây chồng bà T.. Đồng thời tuyệt đối không được tiết lộ với người thứ 3 nếu không sẽ bị bắt giam về tội che giấu tội phạm và phải đi tù 20 năm.
Quá lo sợ, bà T. đã ra ngân hàng chuyển 1,4 tỷ đồng vào tài khoản. Sau đó, bà T. lại tiếp tục bị yêu cầu đăng ký gửi tin nhắn giao dịch vào số điện thoại 01283946904 và nói rằng đây là mã số bí mật của Bộ Công an để bảo mật tài khoản của bà T.. Nếu bà T. không làm theo yêu cầu thì sẽ bị bắt ngay.
Không dừng ở đó, đối tượng này còn nói rằng, tội phạm đang theo dõi con bà T. ở trường, nếu không làm theo thì không thể đảm bảo sự an toàn cho con bà. Sau đó, người đàn ông này đã tiếp tục yêu cầu bà T. cung cấp Username của tài khoản. Ngay sau đó, tài khoản của bà T. báo đã bị chuyển 200 triệu đồng đến tài khoản có tên Hoàng Thị Bích.
Như chợt bừng tỉnh, bà T. vội vàng đến ngân hàng để phong tỏa tài khoản. Sau khi bà T. phong tỏa tài khoản thì liên tiếp nhận được các cuộc điện thoại uy hiếp bà vì đã chống lệnh và sẽ bị bắt. Biết mình đã bị lừa đảo và mất số tiền 200 triệu đồng, bà T. đã làm đơn gửi Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an TP Hà Nội.
Đối tượng cầm đầu ở nước ngoài
Vụ việc trên đây chỉ là một trong 30 vụ việc mà Đội Phòng Chống tội phạm sử dụng mạng máy tính, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an TP Hà Nội tiếp nhận từ đầu năm 2017.
Theo Trung tá Lê Ngọc Trí, Đội trưởng Đội Phòng chống tội phạm sử dụng mạng máy tính thì thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo sử dụng để lừa người dân chuyển tiền qua tài khoản khá giống nhau. Chúng sẽ gọi điện thoại tới máy bàn của người dân, tự xưng là nhân viên bưu điện thông báo có bưu phẩm với nội dung người dân đang nợ ngân hàng 1 khoản tiền nếu không thanh toán thì đối tượng sẽ nói rằng có ai đã đánh cắp thông tin cá nhân để mở và tiêu số tiền đó nên sẽ giúp nối máy với Công an TP Hồ Chí Minh để điều tra giúp.
Tiếp đó, đối tượng khác xưng là cán bộ cơ quan TP Hồ Chí Minh thông báo người dân là nghi phạm trong một vụ án rửa tiền bất hợp pháp với số tiền nhiều tỷ đồng. Sau đó, đối tượng chuyển máy cho người xưng là cấp trên đồng thời khuyên người dân đề nghị cấp trên mở 1 cuộc giám định. Theo yêu cầu của đối tượng, người dân đến ngân hàng, mở 1 tài khoản mới đứng tên của chính người dân, nhưng phải sử dụng số điện thoại của "hội đồng thanh tra" cung cấp để làm số điện thoại đăng ký dịch vụ internetbanking và chuyển toàn bộ tiền vào tài khoản trên.
Sau đó người dân mới biết mình bị lừa và trình báo cơ quan Công an. Trung tá Lê Ngọc Trí cho biết, qua các vụ việc trình báo đến cơ quan Công an thì nạn nhân mà các đối tượng lừa đảo hướng tới chủ yếu cán bộ hưu trí, giáo viên... những người luôn chấp hành pháp luật tốt nên khi nghe điện thoại thường nhanh chóng thực hiện yêu cầu của những người tự xưng là Công an.
Thậm chí, có vụ việc các đối tượng còn làm giả lệnh bắt giam, gửi cho nạn nhân xem thông qua điện thoại. Đội đã từng tiếp nhận vụ việc trong đó nạn nhân là một cán bộ hưu trí tại Hà Nội đã chuyển số tiền lên đến 4 tỷ đồng cho 3 tài khoản với thủ đoạn như trên. Sau khi tỉnh táo trở lại, ông đã đến cơ quan Công an trình báo.
Một trong những khó khăn trong quá trình đấu tranh làm rõ các vụ việc này chính là việc các đối tượng chủ mưu, cầm đầu thường ở nước ngoài, liên lạc qua internet vào Việt Nam mà các nhà cung cấp internet lại không thể phát hiện được IP. Công tác phối hợp với Công an một số nước không có kết quả do đó không xác định được đối tượng hoặc không bắt được kẻ chủ mưu, cầm đầu.
Đặc biệt, quá trình xác minh cũng cho thấy các chủ tài khoản ngân hàng mà nạn nhân chuyển tiền vào không phải là của các đối tượng lừa đảo mà là của người dân thậm chí là sinh viên ở các vùng quê nghèo, biên giới thiếu hiểu biết. Khi bị gọi lên làm việc với cơ quan Công an, họ cho biết họ lập các tài khoản này và bán lại với giá khoảng 2 triệu đồng cho người mua.
Trên thực tế, người bán và người mua tài khoản không biết nhau thường là do một người khác làm trung gian dẫn dắt. Qua một số vụ việc cũng xác minh được đối tượng rút tiền tại các nước như Malaysia, Campuchia... chứ không phải ở Việt Nam.
Để tránh rơi vào bẫy lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản, Trung tá Lê Ngọc Trí khuyến cáo người dân cần hết sức cảnh giác, không thay đổi thông tin tài khoản, không chuyển tiền. Khi phát hiện những cuộc gọi bất thường hay tội phạm cần báo ngay cho cơ quan Công an và cán bộ ngân hàng nơi gần nhất. Phòng cũng đã có công văn gửi đến Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần phối hợp trong việc khi thấy người dân đến ngân hàng chuyển số tiền lớn vào tài khoản thì sẽ thông báo cho người dân có sập bẫy thủ đoạn lừa đảo hay không.
Theo Mai Hương
Công an nhân dân
Cơ sở thu mua tôm bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu Tiến hành kiểm tra cơ sở thu mua tôm ở Bạc Liêu, lực lượng Công an bắt quả tang chủ cơ sở đang tổ chức cho công nhân bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu. Chiều 12-8, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường (PC49), Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, vừa bắt quả tang một cơ sở thu...