Hai ngày phát hiện 32 vụ kinh doanh thực phẩm bẩn
Trạm thú y H.Bình Chánh (TP.HCM) cho biết trong hai ngày 22 và 23.11, đoàn kiểm tra liên ngành thú y của huyện đã kiểm tra tại các xã Vĩnh Lộc A, B, Lê Minh Xuân, Tân Kiên, Phong Phú, Bình Hưng (H.Bình Chánh), phát hiện, xử lý 32 vụ kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm trôi nổi.
Tang vật vi phạm gồm 363 con gia cầm, 100 kg thịt gia cầm, khoảng 1.155 trứng gia cầm. Trong đó, buộc chủ hàng kiểm dịch lại lô hàng khoảng 630 trứng gia cầm để xử lý. Tang vật còn lại không rõ nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch bị tiêu hủy theo quy định (ảnh).
Theo TNO
Heo bệnh vẫn đổ về TP.HCM
Chỉ trong vòng 5 ngày giữa tháng 10, Đoàn liên ngành thú y H.Bình Chánh (TP.HCM) liên tiếp phát hiện 2 vụ tập kết heo bệnh để giết mổ. Đáng lo ngại là đến nay vẫn chưa thể tìm ra nguồn gốc số hàng này để ngăn chặn việc đưa heo bệnh, thịt bẩn về TP.HCM.
Cả hai trường hợp nêu trên đều do ông Trần Văn Thuấn tổ chức giết mổ lậu tại địa chỉ E10/4H7 tổ 10, ấp 5 xã Vĩnh Lộc A (H.Bình Chánh) với tang vật 13 con heo, trong đó 4 con đã giết mổ, 9 con heo sống đều mắc bệnh lở mồm long móng. Trạm thú y H.Bình Chánh tiêu hủy 4 con heo đã giết mổ, tạm giữ 9 con heo sống để theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, ngay sau đó những con heo này đồng loạt phát bệnh ra ngoài với biểu hiện rất nặng...
Trước đó, Đoàn liên ngành thú y Bình Chánh cũng phát hiện ông Nguyễn Minh Quân (địa chỉ vi phạm B8/8E, ấp 2, xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh) tổ chức giết mổ lậu, tại hiện trường có 4 con heo, trong đó 1 con đã giết mổ, 3 con còn sống đều nhiễm bệnh heo tai xanh.
Lô heo mắc bệnh lở mồm long móng vừa bị phát hiện tại lò giết mổ lậu trên địa bàn TP.HCM đưa đi xử lý, tiêu hủy - Ảnh: Hoàng Việt
Heo bệnh từ đâu ra ?
Điều đáng lo ngại là các chủ hàng bất hợp tác trong việc xử lý, khắc phục hậu quả, cố tình che giấu thông tin, nguồn gốc lô hàng nên không thể khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm, kiểm soát được. Như trường hợp ông Thuấn, khi bị đoàn liên ngành ập vào bắt quả tang, ông và người nhà manh động chống đối, dùng gậy gộc, tuýp sắt đe dọa, đòi giết cán bộ kiểm tra, đến mức cán bộ cảnh sát kinh tế trong đoàn phải nổ súng trấn áp... Đến nay, dù lô heo bệnh đã bị tiêu hủy nhưng vẫn chưa biết lô hàng xuất phát từ địa phương nào để ngăn chặn. Nguy cơ heo bệnh từ vùng dịch âm thầm đưa về TP, nhất là thông qua vận chuyển, giết mổ lậu là rất lớn, nhất là khi dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn đang diễn biến phức tạp.
Theo Cục Thú y, tính đến ngày 20.10, trên cả nước còn 5 địa phương đang có dịch cúm gia cầm, bệnh heo tai xanh. Trong đó, 2 tỉnh có dịch cúm gia cầm là Quảng Ngãi, Hòa Bình, 3 tỉnh có dịch heo tai xanh là Đắk Lắk, Quảng Nam và Phú Yên. Ngoài ra, tỉnh Khánh Hòa cũng vừa công bố dịch heo tai xanh với 443 con heo nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy. Điều khó hiểu là trong khi lực lượng thú y TP.HCM phát hiện ít nhất 2 vụ tập kết, giết mổ heo mắc bệnh lở mồm long móng trên địa bàn nhưng theo thông tin công bố của Cục Thú y thì "hiện nay, cả nước không còn tỉnh nào có dịch lở mồm long móng". Vậy số heo mắc bệnh lở mồm long móng bị phát hiện tại TP.HCM từ đâu ra?
Theo TNO
Thịt bẩn ùa vào thành phố Liên tiếp các vụ phát hiện những lô thịt bẩn vận chuyển vào Hà Nội và TP.HCM khiến người dân canh cánh nỗi lo nhiễm bệnh ngay trên bàn ăn nhà mình. Heo tai xanh đưa về giết mổ lậu trên địa bàn H.Bình Chánh bị tổ kiểm tra phát hiện - Ảnh: Do Trạm thú y H.Bình Chánh cung cấp Dịch tới,...