Hai năm triển khai Nghị định 46, xử phạt hơn 4.600 tỷ đồng
Sau 2 năm thực hiện Nghị định 46/2016 theo hướng tăng nặng mức phạt, lực lượng công an đã xử hơn 7 triệu trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 4.600 tỷ đồng và tước gần 600.000 giấy phép lái xe.
Nghị định 46/2016 dù đang phát huy được hiệu quả nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần điều chỉnh – Ảnh minh hoạ.
Số liệu sơ kết 2 năm triển khai Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam cho hay, sau 2 năm thực hiện Nghị định 46/2016 theo hướng tăng nặng mức phạt, lực lượng công an đã xử lý vi phạm trong lĩnh vực đường bộ hơn 7 triệu trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 4.600 tỷ đồng và tước gần 600.000 giấy phép lái xe.
Bên cạnh đó, lực lượng Thanh tra Giao thông cũng phát hiện trên 240.000 vụ vi phạm, xử phạt với số tiền hơn 500 tỷ đồng. Lĩnh vực đường sắt xử phạt hơn gần 3.000 trường hợp, phạt tiền hơn 1,6 tỷ đồng.
Đề cập tới những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng thời gian gần đây gây ra hậu quả nặng nề cả về người và tài sản, tại các tuyến đường trên cả nước, đại diện Tổng Cục đường bộ cho rằng chế tài xử lý các trường hợp xử dụng rượu bia, ma túy khi điều khiển phương tiện chưa đủ sức răn đe.
Video đang HOT
Hiện, chưa có cơ sở dữ liệu về xử phạt vi phạm hành chính, chưa có cơ chế chia sẻ và cung cấp thông tin các đối tượng vi phạm, nên rất khó xác định trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm để xử phạt tăng nặng.
Tổng Cục Đường bộ kiến nghị cần sửa đổi Nghị định 46 theo hướng tăng mức phạt tối đa với người điều khiển phương tiện đường bộ, lên mức 80 triệu đồng hoặc nặng hơn thì xem xét tước giấy phép lái xe vĩnh viễn với những vi phạm có mức độ, tính chất đặc biệt nguy hiểm.
Hoàng Nam
Theo Baothoidai
Lắp camera để xử lý tài xế tắt 'hộp đen'
Bộ GTVT kiến nghị cần nguồn kinh phí hằng năm khoảng 15-19 tỉ đồng để duy trì hoạt động này.
Bộ GTVT vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo thực trạng và giải pháp khắc phục thiết bị giám sát hành trình (GSHT, còn gọi là hộp đen) ô tô.
Theo đó, Bộ GTVT cho biết hiện nay hệ thống xử lý dữ liệu GSHT ô tô được giao cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, khai thác. Hệ thống xử lý dữ liệu GSHT có 19 máy chủ đặt tại Công ty Cổ phần Hanel, đáp ứng tiếp nhận và xử lý dữ liệu trên 1 triệu phương tiện.
Do khó khăn về mặt tài chính nên vào tháng 9-2018, khi số lượng phương tiện tăng đột biến làm cho hệ thống bị gặp sự cố kỹ thuật và quá tải. Từ tháng 10-2018 đến nay Tổng cục Đường bộ tiếp tục phối hợp với Công ty Hanel bổ sung máy chủ. Tuy nhiên, việc đầu tư bổ sung hệ thống máy chủ cũng chỉ để đảm bảo duy trì và tiếp nhận đầy đủ dữ liệu truyền về, chưa đảm bảo có đủ tài nguyên để chạy các tính năng khác phục vụ yêu cầu quản lý.
Đến nay, tổng cục đang chỉ cung cấp 130 tài khoản cho các sở GTVT và thanh tra giao thông 63 tỉnh, TP; cung cấp 541 tài khoản cho 541 bến xe khách trên toàn quốc và 10 tài khoản cho các phòng, vụ chức năng để thực hiện việc kiểm tra, giám sát.
Về chức năng cảnh báo cho tài xế, khi tài xế chạy quá tốc độ thiết bị sẽ phát tiếng cảnh báo bằng còi, hoặc khi tài xế liên tục quá bốn giờ thiết bị sẽ phát tiếng cảnh báo. Tại nhiều đơn vị kinh doanh vận tải có bố trí bộ phận theo dõi thường xuyên các phương tiện thuộc đơn vị mình trên phần mềm giám sát trực tuyến để đưa ra cảnh báo kịp thời đối với các trường hợp tài xế chạy quá tốc độ, chạy sai hành trình...
Hiện Bộ GTVT đã chấp thuận chủ trương thực hiện dự án ứng dụng công nghệ GSHT để nâng cao chất lượng quản lý và bảo trì trong lĩnh vực đường bộ và giao Tổng cục Đường bộ hoàn thành việc lập dự án trong quý II-2019. "Sau khi hạ tầng công nghệ thông tin đủ năng lực và cho phép thực hiện, tổng cục sẽ cung cấp tài khoản cho toàn bộ các đơn vị kinh doanh vận tải để thuận lợi trong việc theo dõi, quản lý, chấn chỉnh tài xế vi phạm thuộc đơn vị mình quản lý. Bên cạnh đó, cần bố trí nguồn kinh phí hằng năm cho Bộ GTVT để đảm bảo duy trì hoạt động ổn định của hệ thống (dự kiến khoảng 15-19 tỉ đồng/năm)..." - Bộ GTVT kiến nghị.
Để xử lý triệt để tình trạng tài xế ngắt thiết bị, trong thời gian tới Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ nghiên cứu thí điểm lắp đặt camera giám sát tại các điểm nóng về an toàn giao thông trên hệ thống quốc lộ và đô thị để đối soát dữ liệu với hệ thống GSHT ô tô. Từ đó phát hiện ngay phương tiện nào đang hoạt động kinh doanh nhưng không có dữ liệu GSHT ô tô để có biện pháp xử lý kịp thời.
Xử lý nhiều phương tiện qua "hộp đen"
Bộ GTVT cũng cho biết thông qua thiết bị GSHT, năm 2018, các sở GTVT đã xử lý vi phạm đối với 9.189 phương tiện, thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải chín đơn vị, chấn chỉnh và nhắc nhở 30.167 phương tiện vi phạm.
VIẾT LONG
Theo PL
Chồng đau đớn chứng kiến vợ chết thảm dưới bánh xe bồn Đôi vợ chồng đang đi chạy xe máy trên đường thì bị xe bồn tông trúng khiến người vợ tử vong tại chỗ. Khoảng 13h hôm nay, ông Nguyễn Thanh Hùng (ngụ Sóc Trăng) chạy xe máy biển số: 83E1 00.191 chở vợ là Trần Ngọc Quận (52 tuổi) lưu thông trên đường Quang Trung, hướng từ siêu thị Big C vào TP...