Hai năm tha hương kinh hoàng của người Mông lưu lạc tại Trung Quốc
Ròng rã 2 năm trời lưu lạc trên đất Trung Quốc, Lý Mí Na (SN 1984, quê Khâu Vai, Mèo Vạc, Hà Giang) chỉ ăn hoa quả rừng và nhặt nhạnh những thức ăn rơi vãi trên đường để duy trì sự sống và chống chọi giá lạnh.
Đã hai mùa thu ngô anh Lý Mí Na chưa về nhà. Ngày anh cùng mọi người vượt biên sang Trung Quốc làm thuê, chị Vừ Thị Sinh (vợ anh) phải một mình nuôi 5 người con, gánh vác toàn bộ việc gia đình. Tuy nhiên, anh mới đi chưa được một tháng thì đứa con gái út 6 tháng tuổi đã qua đời sau một trận ốm nặng. Không khí trong gia đình càng trở nên ảm đạm gấp bội khi chị Sinh biết chồng mình đã bỏ trốn khỏi nơi làm, không rõ sống chết ra sao.
Một buổi sáng cuối tháng 7, chị Sinh vừa tranh thủ ăn vội bát mèn mén, chuẩn bị mang gùi lên nương bẻ ngô thì bỗng nghe tiếng gọi cửa của một người đàn ông. Từ khi chồng “biến mất” nơi xứ người, ngôi nhà đơn sơ nơi sườn đồi cheo leo của Sinh gần như chẳng bao giờ có khách.
Lý Mí Na đã trở về quê hương sau hơn hai năm lưu lạc trên đất Trung Quốc
Đó là người cán bộ xã tới báo tin Lý Mí Na chồng chị đã về đến Bắc Giang. Nghe tin, Sinh vỡ òa sung sướng. Nhưng rồi lấy tiền đâu để đi đón chồng về? Đắn đo mãi, cuối cùng Sinh cắn răng bán đi con bò để làm lộ phí, nhờ người xuống Bắc Giang đón chồng trở về.
Gia đình chị Sinh được đoàn tụ sau thời gian dài chia cách
Chúng tôi đi cùng người thân Lý Mí Na đến đón anh trở về. Lý Mí Na mừng rỡ kể về hành trình lưu lạc “thập tử nhất sinh” của mình: “Từ ngày bị bọn cai Trung Quốc đánh đập tàn nhẫn, 6 người chúng tôi quyết định bỏ trốn khỏi nơi làm việc. Hơn một tháng sau, mọi người đã tách thành hai tốp vừa tìm đường về nhà vừa xin ăn, nhặt nhạnh những gì có thể ăn được trên đường. Tôi cùng Vừ Già Pó và Vàng Mí Mua đi về một hướng, Pó đi trước dẫn đầu. Đi được một đoạn, tôi và Mua bị hai công an Trung Quốc chặn lại kiểm tra”.
Sợ quá, cả hai quay đầu chạy thục mạng về phía sau rồi chui vào một bụi rậm ẩn nấp. Lúc sau quay lại đuổi theo Pó thì đã mất liên lạc với Pó từ đó. Hai phận thân cô thế cô bơ vơ nơi đất khách, nhưng cả hai cương quyết không bỏ cuộc, kiên trì tìm đường hồi hương.
Video đang HOT
Cùng đi đón Na trở về còn có hai người cũng từng tham gia chuyến đi “lịch sử”
Cuộc sống “tha phương cầu thực” của Na và Mua kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Sau một ngày đi bộ mệt mỏi, tối hôm đó, cả hai quyết định dừng tại một thị trấn để nghỉ. Chỗ ngủ là những mái hiên của các tòa nhà cao tầng, bên cạnh nơi Na và Mua nằm cũng có một vài người vô gia cư đang ngủ.
Đêm đến, bụng Na sôi sùng sục, đói quá nên anh trằn trọc cả đêm không ngủ được. Vừa rạng sáng, Na vùng dậy đi ra ngoài tìm cái ăn. Khi anh quay về thì mọi ngả đường đều đông đúc người qua lại, Na quay lại chỗ cũ thì không còn thấy Vàng Mí Mua đâu nữa. Cả hai lạc nhau từ đó tới giờ. Tung tích của Vàng Mí Mua đến giờ vẫn chưa có.
Một mình Lý Mí Na lại tiếp tục hành trình. Vẫn chưa thôi ám ảnh về những lần bị đánh đập khổ sai, hơn nữa lại sợ bị cảnh sát bắt giữ nên thanh niên người Mông này đã tìm cách xuyên núi, băng rừng mà đi.
“Trong suốt hai năm sau đó, chưa đêm nào tôi có được một giấc ngủ trọn vẹn vì chỉ ngủ ngoài đường và dưới mái hiên nhà. Quần áo đều “sắm sửa” từ những bãi rác hoặc đồ cũ người ta vứt lại bên đường. Vừa đi vừa nhặt, tôi gom lại để dùng và thay dần khi rách”, Na kể.
Tại vườn thú Hà Nội, Vừ Già Pó mừng rỡ nói con vật này anh đã gặp khi lưu lạc đến Pakistan
Lý Mí Na kể, suốt hai năm trời, đồ ăn của anh chỉ là các loại quả có sẵn trên cây hoặc những thứ rơi vãi trên đường. Mới đầu cũng sợ độc không dám ăn, nhưng đến khi đói quá thì vớ được cái gì ăn cái đó.
Một lần, chàng thanh niên người Mông đi ngang qua khu rừng thì gặp vài chiếc máy xúc đang làm việc trên công trường. Thấy dáng dấp một người gầy còm, ăn mặc rách rưới đang mải ngắm những “cục sắt di động”, một người đàn ông lái máy xúc to cao, râu ria xồm xoàm bước tới và đưa cho Na một hộp gì đó. Anh run run nhận lấy, mở ra mới biết đó là một hộp cơm. Đưa một ánh nhìn đầy sự biết ơn, Na ăn cơm một cách ngon lành. Theo Na, đó là lần duy nhất trong hành trình hơn 2 năm lưu lạc trên đất Trung Quốc mà Na nhận được sự giúp đỡ từ người khác, đó cũng là bữa cơm ngon nhất mà anh được ăn trong thời gian này.
Ăn xong, Na rút tờ tiền Việt Nam mệnh giá 100 nghìn còn sót lại trong người và ra ám hiệu hỏi đường. Người công nhân này nói rằng đến đó còn xa lắm rồi chỉ hướng cho anh đi. Hai người chưa bao giờ hiểu thứ ngôn ngữ lạ lùng của nhau đã chia tay bằng những cái gật đầu, những cử chỉ thân mật. Na lại nặng nề bước đi cho đến khi ánh nắng chiều dần tắt.
Hai anh em ruột trongchuyến hành trình sang Trung Quốc làm thuê
Rồi mùa đông khắc nghiệt nhất ở phương Bắc Trung Quốc đã tới, Lý Mí Na tưởng chừng mình như không thể sống sót qua cái rét thấu xương đó. Có lẽ do chưa quen với khí hậu đặc biệt này nên chỉ sau vài ngày lạnh giá, Na lăn ra ốm 6 ngày liền. Người nóng ran, sốt cao nhưng xung quanh anh toàn là rừng. Không thể đi lại được, Lý Mí Na đành chấp nhận nằm lại bên một bìa rừng, vừa đói vừa khát.
“Lúc đó, tôi cảm thấy mình có thể chết bất cứ lúc nào. Chỉ khi nào mở mắt ra mới biết mình còn sống. Khi đó tôi trân trọng những ngày tháng sống bên gia đình, vợ con biết bao. Chỉ vì miếng cơm manh áo mới gây ra cảnh chia lìa, khổ cực như vậy.
Qua đến ngày thứ 6 nằm li bì không ăn uống, hình ảnh vợ con lại hiện về trong giấc ngủ. Bỗng tôi bất chợt bừng tỉnh, nghĩ đến vợ con, tôi như có động lực đứng dậy và tiếp tục hành trình “bất tận” của mình. Từ lần ốm “thập tử nhất sinh” đó, tôi không bao giờ ốm nữa”, Na kể.
Rồi mùa rét thứ hai trôi qua, Lý Mí Na vẫn bơ vơ trên xứ lạ, chưa tìm được đường về nhà. “Tôi gom và luôn mang theo những chiếc áo nhặt được bên đường để phòng khi gió rét còn có cái mặc. Chưa bao giờ tôi cảm nhận một tiết trời khắc nghiệt như vậy. Ban ngày trời nắng, đêm thì lại rất lạnh. Nằm ngủ ven đường mà chỉ đắp “chăn” bằng những mảng cỏ gianh khô héo. Rạng sáng hôm sau, khi cảm thấy đầu ngón tay nhức buốt, người lạnh tê tái, giật mình tỉnh dậy thì thấy “tấm chăn” trở nên nặng trịch khi được phủ một lớp tuyết dày”.
Có lẽ hành trình của Na sẽ mãi kinh hoàng và “bất tận” như thế, cho đến khi cách đây 3 tháng, Na gặp hai bố con người Trung Quốc tốt bụng. Họ đã giữ anh lại, thuê anh phụ giúp công việc. Hành trình của Na bắt đầu thay đổi từ đó…
(Còn nữa)
Quốc Cường – Xuân Thái
Theo Dantri
Úc ra giá hơn 9.000 USD để người xin tị nạn về nước
Úc sẵn sàng trả cho người xin tị nạn đang cư ngụ tại các trại tị nạn của nước này ở ven Thái Bình Dương một khoản tiền lên đến 10.000 AUD, tức khoảng 9.390 USD, nếu họ tình nguyện trở về quê nhà.
Lực lượng tuần duyên Úc đang áp giải người xin tị nạn lên đảo Giáng Sinh hồi năm 2013 - Ảnh: Reuters
Những người đến từ Li Băng hiện ở các trại tị nạn tại đảo Manus (Papua Tân Guinea) và đảo quốc Nauru thuộc nam Thái Bình Dương được hứa hẹn số tiền cao nhất, 10.000 AUD/người, tờ Sydney Morning Herald (Úc) đưa tin ngày 21.6.
Trong khi đó, người xin tị nạn Iran và Sudan sẽ được trả 7.000 AUD nếu họ đồng ý hồi hương.
Tương tự, công dân Afghanistan xin tị nạn ở Úc sẽ được trả 4.000 AUD, còn những người đến từ Pakistan, Nepal và Myanmar được nhận 3.300 AUD.
Bộ trưởng Nhập cư Úc Scott Morrison cho biết "các gói tiền hồi hương" là bình thường, nhưng không tiết lộ mức chi trả cao nhất trước giờ là bao nhiêu.
"Các gói tiền dành cho những ai tình nguyện hồi hương là chính sách bình thường trong hơn một thập niên qua", ông Morisson phát biểu.
"Các gói tiền có nhiều giá trị khác nhau và chúng không chỉ mang nghĩa tài chính, mà còn bao gồm cả việc đào tạo, hỗ trợ và những việc khác để giúp người xin tị nạn ổn định khi trở về quê nhà", bộ trưởng Úc cho hay.
Được biết, Úc đã siết chặt chính sách về người xin tị nạn trong những năm gần đây, theo tờ South China Morning Post(Trung Quốc).
Những người xin tị nạn đi bằng tàu thuyền không hợp pháp đến Úc bị từ chối cấp quyền công dân tại đây thậm chí trong trường hợp họ được xem là người tị nạn.
Họ sẽ bị chuyển đến các trại tị nạn ở Manus, Nauru và có thể sẽ được nhập cư tại đây nếu đơn xin tị nạn của họ họp lệ.
Kể từ sau khi chính sách trả tiền hồi hương được công bố, ngày càng nhiều người xin tị nạn quyết định tình nguyện quay về quê nhà và số người dự định vượt biên đến Úc bằng tàu thuyền cũng giảm mạnh.
Tuy nhiên, các tổ chức hoạt động vì người tị nạn cho biết, người xin tị nạn hồi hương vẫn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị ngược đãi khi trở về nhà.
Theo TNO
[Chế biến] - Cá trắm nấu bia Canh cá trắm có nhiều dưỡng chất với mùi thơm nhẹ của bia. Thử vào bếp và chế biến nhé ! Nguyên liệu: - Cá trắm - Gừng - Tỏi - Hành - Tương đậu nành - Dầu đỏ - Hồi hương - Hạt tiêu - Lá thơm - Đường trắng - Bia - Xì dầu Cách làm: 1. Làm sạch cá trắm,...