Hai nam sinh sử dụng điện thoại gọi facetime để nhắc bài khiến CĐM gật gù công nhận: ‘Nhắc bài thời buổi công nghệ đã lên tầm cao mới’
Với thời buổi công nghệ, việc nhắc bài đã lên một tầm cao mới. Cụ thể, thay vì rón rén nhắc bài cho nhau, các bạn học trò gọi facetime để nhắc bài trực tiếp qua điện thoại .
Đối với nhiều cô cậu học trò, kiểm tra bài cũ là “tiết mục” đáng sợ nhất mỗi khi đến lớp. Thế nhưng, phía dưới bục giảng đã có “đồng bọn” khiến các học sinh phần nào yên tâm, chỉ cần giáo viên sơ sở, “đồng bọn” sẵn sàng nhắc bài để bạn vượt qua “cửa ải” của giáo viên.
Nếu may mắn gặp giáo viên dễ tính thì họa may được châm chước cho việc bạn bè nhắc bài, còn nếu gặp phải giáo viên khó tính thì xác định điểm kém hoặc bị nhắc nhở 1 trận tơi bời.
Với thời buổi công nghệ, việc nhắc bài đã lên một tầm cao mới. Cụ thể, thay vì rón rén nhắc bài cho nhau, các bạn học trò gọi facetime để nhắc bài trực tiếp qua điện thoại .
Việc nhắc bài qua facetime điện thoại thực sự khiến nhiều người gật gù công nhận: Nhắc bài lên tầm cao mới! Ảnh: Công Trí/Trường Người Ta
Có thể thấy, 2 nam sinh gọi facetime cho nhau ngay trong giờ kiểm tra 15 phút đầu giờ. Để tránh bị giáo viên phát hiện, 2 nam sinh này dùng vở để che chắn.
Video đang HOT
Ngay sau khi hình ảnh này xuất hiện ngay lập tức thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Rất nhiều người tỏ ra thích thú trước sự sáng tạo của các bạn học trò. Rất nhiều bình luận hài hước xoay quanh hình ảnh này được đưa ra bàn luận. Bên cạnh đó, nhiều người cũng thắc mắc không biết 2 cậu bạn này có bị cô giáo “bắt quả tang” và đưa ra hình phạt như thế nào?
Thành viên Dung Nguyễn bình luận: “Như thế này mà cũng nghĩ ra, đúng là chịu thua lũ học trò”.
“Hai chàng trai nhìn nhau âu yếm thế nhỉ, có nhớ việc chính là nhắc bài không đấy?”, Tuấn Vỹ viết.
“Không biết có bị cô giáo phát hiện không? Nếu mà bị phát hiện, cả 2 đều bị điểm 0 nhé’, Linh Linh bình luận.
Theo saostar
Con gái khóc ròng vì bị cô giáo mắng chỉ làm được 4 điểm văn, ông bố hỏi một câu khiến cô giáo "cứng họng" không nói thành lời
Thay vì mắng con trai khi bị điểm kém, ông bố đã hỏi ngược lại giáo viên một câu khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Ứng xử của cha mẹ khi con bị điểm kém rất quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của trẻ. Nó sẽ giúp trẻ hiểu rõ bản thân mình và tự tin hơn trong cuộc sống, học tập, nhưng cũng có thể khiến trẻ bi quan, thiếu tự tin về bản thân mình. Khi con bị điểm xấu, nếu các bậc phụ huynh chưa biết làm gì để cho con có thêm động lực, hãy đọc câu chuyện bên dưới đây.
Kì thi học kỳ I của cô bé Chen Fu vừa kết thúc. Vốn mạnh về những môn tự nhiên, em dễ dàng đạt được những điểm giỏi môn Toán, Lý, Hóa. Thế nhưng điểm yếu của cô bé là các môn Xã hội, điểm Sử và Địa không hẳn là thấp nhưng môn Văn chỉ được 4 điểm. Vốn là học sinh thuộc lớp chọn, vì một điểm số của Chen Fu vô tình kéo thành tích lớp đi xuống, cô giáo tức giận và mắng cô bé, vặn hỏi em vì sao lại điểm kém?
Vì một điểm số của Chen Fu vô tình kéo thành tích lớp đi xuống, cô giáo tức giận và mắng cô bé, vặn hỏi em vì sao lại điểm kém?
Ngày họp phụ huynh, cô giáo nhận xét Chen Fu lười biếng, ý thức kém và không tự giác học hành. Chưa vội nghe lời của cô giáo, ông bố vội vàng gọi điện hỏi con gái sự tình ra sao, gọi con lên lớp để nói chuyện "ba mặt một lời". Ông bố hỏi con: " Bạn ngồi cạnh con mấy điểm, lớp con có nhiều bạn điểm giỏi không, có bạn nào điểm kém không? Con làm bài sai chỗ nào?". Chen Fu đáp: " Còn làm lạc đề chứ không phải là lười biếng và ý thức kém như cô giáo nói".
Nghe xong câu chuyện ông bố nín lặng một hồi lâu, quay sang cô giáo hỏi: " Bình thường trên lớp con gái là một học sinh như thế nào?". Chăm ngoan, nghe lời, hay phát biểu là những gì cô giáo nói về Chen Fu. "V ậy cô giáo có từng bị điểm kém hay chưa?" - "Tất nhiên là từng bị rồi chứ" - "Vậy tại sao cô lại mắng con tôi?". Lúc này cô giáo không nói gì, chỉ biết lặng im cúi đầu.
Lúc này, ông bố quay sang nói với đứa con: " Con gái à, bài thi cũng chỉ là bài thi, điểm số không quan trọng, quan trọng là con đúc rút được điều gì sau những vấp ngã sai lầm. Cuộc sống ngoài kia có hàng trăm tỉ bài thi khác, nếu chỉ vì một điểm số kém mà con đã nản chí thì làm sao con đủ sức để đương đầu với hàng trăm khó khăn khác ngoài kia được.
Bố của con cũng từng bị điểm kém, cô giáo của con cũng từng bị điểm kém, chẳng có gì phải đáng xấu hổ cả. Hãy hứa với bố rằng bài kiểm tra sau hãy làm cẩn thận hơn, đọc đề kỹ hơn để không phải mắc sai lầm.
Câu chuyện hôm nay con cần nhớ hai điều: Một là làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn trọng, hai là thất bại nào cũng có giá của nó, quan trọng là phải biết đứng lên".
Ngay sau khi câu chuyện được chia sẻ rộng rãi, nhiều người đã bày tỏ sự nể phục trước cách xử lý tình huống của ông bố.
" Thực sự nếu mình là ông bố thì mình không chắc là có thể giữ được bình tĩnh hay không nữa. Bình thường con cái báo bị điểm kém là nổi giận lên rồi chứ huống hồ là khuyên dạy con", tài khoản Q.T bình luận.
" Ông bố tâm lý quá, ai rồi cũng mắc phải sai lầm con cái phải gặp những khó khăn thì mới có thể trưởng thành lên được", bạn Y.N cho hay.
Bố mẹ là những người vĩ đại nhất trên đời, nhất là khi bạn gặp khó khăn, bạn lại thấm thía hơn điều đó. Điều bố mẹ cần ở bạn không phải thật giàu, thật thông minh, phải trở thành ông nọ bà kia. Những điều bố mẹ cần ở bạn chỉ là những mong mỏi đơn giản thôi. Là những người con, hãy cố gắng là chính mình, luôn cố gắng trong mọi công việc, chỉ vậy thôi!
Theo Helino
Kiểm tra bài cũ đã lên một tầm cao mới: Gọi bằng cách xóc thẻ tên, người nào đen đủi thì bị gọi suốt cả năm! Thời học sinh, có lẽ chuyện phải kiểm tra bài cũ của thầy cô là chuyện khủng khiếp nhất và cũng là chuyện khiến cho chúng ta thấy nhớ nhất. Trả bài cũ, kiểm tra miệng trên lớp thực sự là một cơn ác mộng đối với cuộc đời mỗi học sinh. Chắc chắn chúng ta không bao giờ quên nổi cảm giác...